Đánh giá kết quả thựchiện xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Kon Tum (2001-

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh kon tum lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 1991 2005 (Trang 81 - 93)

(2001- 2005)

Giai đoạn 2001-2005, công tác xoá đói, giảm nghèo của tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể, từ công tác chỉ đạo đến nội dung hoạt động và tổ chức thực hiện. Từ các hoạt động ban đầu của phong trào xoá đói, giảm nghèo, như điều tra, khảo sát lập danh sách hộ đói nghèo, thực hiện công tác trợ giúp, hỗ trợ… ở

một số địa phương quá khó khăn, đến giai đoạn này đã hình thành hệ thống quản lý, điều hành chương trình từ tỉnh đến huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói, giảm nghèo tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Thông qua hệ thống này, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể xã hội, của các đơn vị thực hiện kết nghĩa theo Nghị quyết 01- NQ/TU của Tỉnh uỷ Kon Tum (khoá XI) về tiếp tục xây dựng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế mới khó khăn và các ngành có liên quan, chương trình xoá đói, giảm nghèo ở tỉnh Kon Tum đã được triển khai đồng bộ và rộng khắp, tạo sự chuyển biến lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây là một chủ trương đúng đắn và được triển khai mạnh mẽ, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân, đặc biệt là những người nghèo.

Chủ trương xoá đói, giảm nghèo của tỉnh xác định rõ mục tiêu là nhằm xoá hết hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo, thực hiện định canh định cư vững chắc, từ đó góp phần đẩy nhanh việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Trong công tác xoá đói, giảm nghèo, ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới khó khăn, vùng căn cứ cách mạng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện những chủ trương và giải pháp trên về xóa đói, giảm nghèo, những năm 2001-2005 tỉnh Kon Tum đã tập trung triển khai nhiều chương trình, dự án có tác động tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện cơ bản đời sống nhân dân, đã giải quyết xong nạn đói, từng bước giảm đáng kể hộ nghèo.

Trước hết là việc huy động vốn, trong giai đoạn 2001-2005 tỉnh đã huy động và thực hiện 257.640 triệu đồng cho các dự án, chính sách lồng ghép thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo.

Để hỗ trợ người nghèo có điều kiện phát triển, mở rộng sản xuất, tỉnh đã tập trung giải quyết vốn tín dụng ưu đãi phục vụ cho hộ nghèo. Từ năm 2001 đến 2005, tổng nguồn vốn đã huy động là 170 tỷ đồng, giải quyết cho hơn 33.000 lượt hộ nghèo vay, với mức 3-5 triệu đồng/hộ. Cùng với việc huy động nguồn vốn cho hộ nghèo, tỉnh đã có chủ trương thực hiện cấp bù lãi xuất cho hộ nghèo.

Hàng năm, tỉnh đã xuất ngân sách hơn 930 triệu đồng để cấp bù lãi xuất cho hộ nghèo vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu vốn để phát triển sản xuất (98,6% cho sản xuất nông nghiệp), vươn lên tự thoát nghèo bền vững.

Bên cạnh nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo, nguồn vốn giải quyết việc làm cũng góp phần đáng kể vào mục tiêu giảm nghèo. Trong 5 năm 2001-2005 tỉnh Kon Tum đã thẩm định cho vay 1.214 dự án của 7.216 hộ, với tổng số tiền 35.425,8 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 10.298 lao động trên địa bàn tỉnh. Mức vay bình quân đối với mỗi hộ và lao động được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước.

Cùng với việc tạo nguồn vốn để hộ nghèo phát triển, mở rộng sản xuất, tỉnh cũng hết sức quan tâm các chương trình hỗ trợ khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo có cơ hội vươn lên.

Để giúp người nghèo có kinh nghiệm trong sản xuất, các ngành chức năng của tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho người nghèo trên địa bàn tỉnh. Hàng năm có 1.800 lượt người được tập huấn, trong đó 83% là đồng bào dân tộc thiểu số, với nội dung chủ yếu là kỹ thuật , quy trình thâm canh trồng trọt, chăn nuôi với những loại giống, cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng địa phương. Đồng thời, qua việc thực hiện các mô hình trình diễn, hộ nông dân nghèo dễ tiếp thu và thấy được hiệu quả mang lại để thực hiện. Nhiều mô hình trình diễn đạt hiệu quả cao đã tác động tích cực đến hộ nghèo trong chuyển đổi nhận thức, chuyển đổi phương thức canh tác mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thu nhập ổn định góp phần thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo.

Song song với tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn, trong

giai đoạn 2001-2005, tỉnh còn hỗ trợ gần 10 tỷ để mua giống mới cung cấp cho

nông dân nghèo, gồm lúa thuần, lúa lai, ngô lai, mía giống mới, sắn cao sản... Nhờ vậy, tỉnh đã từng bước mở rộng diện tích gieo trồng giống mới và nâng cao sản lượng trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần

tích cực vào chương trình xóa đói, giảm nghèo. Tỉnh cũng đã triển khai dự án bò lai cho các hộ nghèo.

Các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã tập trung thực hiện chương trình dạy cho nhân dân. Trong giai đoạn 2001-2005, đã tổ chức dạy nghề cho 16.068 lượt người (trong đó dạy nghề dài hạn cho 384 lao động, dạy nghề ngắn hạn cho 4.324 lao động, dạy nghề cho lao động nông thôn 11.360 lượt).

Từ các chương trình trên đã tạo cho các hộ nghèo được trang bị những kiến thức bổ ích, thiết thực, giúp họ biết lựa chọn những cây, con giống thích hợp đưa vào sản xuất, biết cách chăm sóc đúng kỹ thuật để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Nhiều hộ trước đây nghèo đói do thiếu kinh nghiệm, kiến thức làm ăn nay đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá giả nhờ biết áp dụng phương thức canh tác mới, tiến bộ.

Về giải quyết đất sản xuất, đất ở, ổn định đời sống dân di cư và kinh tế mới, thực hiện chương trình 132, 134 của Chính phủ, tỉnh đã giải quyết 5.831,9 ha cho 13.094 hộ thiếu đất sản xuất và 136,05 ha đất ở cho 3.402 hộ.

Bên cạnh việc giao đất sản xuất và đất ở, việc hỗ trợ nhà ở cho người nghèo cũng được tỉnh hết sức quan tâm. Ngoài 9.008 căn nhà được triển khai theo chương trình 154, 134 của Chính phủ (chương trình 154: 2.391 căn, chương trình 134: 6.617 căn), tỉnh còn huy động 6.600 triệu hỗ trợ xây dựng 600 "nhà tình thương", "nhà đại đoàn kết" và hỗ trợ 1.500 hộ sửa chữa nhà ở, ổn định cuộc sống. Trong 5 năm 2001-2005, chương trình ổn định dân di cư tự do và đón dân kinh tế mới đã sắp xếp, ổn định cho 5.186 hộ, 28.148 khẩu, với tổng vốn 40.500 triệu đồng đầu tư vào các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, lưới điện, nước sinh hoạt, khai hoang đồng ruộng.

Từ việc giao đất ở, đất sản xuất và hỗ trợ nhà ở, ổn định đời sống dân di cư và kinh tế mới đã tạo điều kiện cơ bản cho các hộ nghèo dần ổn định cuộc sống, "an cư lạc nghiệp".

Góp phần thiết thực vào chương trình xóa đói, giảm nghèo còn có sự tác động tích cực của công tác dân số, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Với việc triển khai mạnh mẽ, rộng khắp chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Cùng với chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo được tỉnh rất quan tâm. Từ kết quả đạt được của chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo đã góp phần tích cực hạn chế tình trạng nghèo đói do đông con, đẻ nhiều, do ốm đau, bệnh tật, tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo cải thiện sức khỏe, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Sự chuyển biến rõ rệt trong việc triển khai các chương trình lồng ghép của công tác xóa đói, giảm nghèo đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển sản xuất, cải thiện đời sống sinh hoạt, giao lưu văn hóa và lưu thông hàng hóa của nhân dân phải kể đến chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Chỉ tính từ 1999-2004, toàn tỉnh được đầu tư 1.018 công trình với tổng vốn 145.878 triệu đồng (gồm đường giao thông, thủy lợi, trường học, điện, nước sinh hoạt...), đã tạo diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn miền núi.

Công tác xóa đói, giảm nghèo ở Kon Tum trong giai đoạn 2001-2005 được Đảng bộ tỉnh tiếp tục chỉ đạo đồng bộ và quyết liệt hơn và đã đạt được những thành tựu đáng kể:

Một là, trong 5 năm 2001-2005, công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã được triển khai một cách tích cực, đã cơ bản hoàn thành công tác định canh định cư, việc giải quyết đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm thích đáng, nên đã góp phần xóa hết hộ đói, giảm hàng chục ngàn hộ nghèo và giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh.

Kết quả giảm số hộ nghèo được thể hiện ở bảng 3 (Phụ lục). Trong 5 năm 2001-2005, tỉnh Kon Tum giảm được 14.223 hộ nghèo, bình quân mỗi năm giảm

được gần 3.000 hộ nghèo. Đến cuối năm 2005, tỉnh đã giảm được 2/3 số hộ

nghèo so với đầu năm 2001. Năm 2003, tỉnh giảm được nhiều nhất số hộ nghèo

(3.707 hộ). Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 31,85% năm 2001 xuống còn

8,98% vào tháng 12 năm 2005. Bình quân mỗi năm, tỉnh Kon Tum giảm được 4,57% tỷ lệ hộ nghèo. Như vậy, kết quả đều đạt và vượt chỉ tiêu mà Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XII đã đề ra (đến cuối năm 2005 xóa hết hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20%, bình quân mỗi năm giảm 3,5% số hộ đói, nghèo). Đồng

thời, tỉnh Kon Tum cũng đã hoàn thành sớm hơn 1 năm và vượt chỉ tiêu của Chính phủ giao cho các tỉnh Tây Nguyên (giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 13% vào năm 2005). Đó là thành tích rất đáng tự hào.

Kết quả giảm nghèo thể hiện qua bảng 4 (Phụ lục). Trong giai đoạn 2001-

2005, số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục và mạnh mẽ, gần như theo

một đường xiên. Tốc độ giảm nghèo mạnh nhất là từ 12-2001 đến 12-2003 và từ 12-2003 đến 12-2005. Trong những năm này, tốc độ giảm nghèo diễn ra theo một đường xiên. Có được thành quả này là do Đảng bộ tỉnh Kon tum đã chỉ đạo quyết liệt, sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp ở địa phương và sự phát huy tác dụng của các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Tốc độ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum (2001-2005) 0 5000 10000 15000 20000 25000 03-01 12-01 12-02 12-03 12-04 12-05 Số h n g h èo (h ) 0 5 10 15 20 25 30 35 T lệ h n g h èo (% ) Số hộ nghèo (hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Hai là, các cấp, các ngành, các địa phương, đội ngũ cán bộ, Đảng viên và nhân dân ngày càng nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xóa đói, giảm nghèo là vấn đề kinh tế- xã hội bức xúc, cần tập trung giải quyết. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với công tác xóa đói, giảm nghèo và làm cho chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ngày càng ăn sâu, bám rễ trong cuộc sống. Chủ trương xóa đói, giảm nghèo đã khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, nhân ái, tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta. Xóa đói, giảm nghèo đã trở thành phong trào mang tính xã hội rộng rãi, huy động được sự tham gia ngày càng có hiệu quả của các cấp,

các ngành, các tầng lớp nhân dân, toàn xã hội và làm cho công tác xóa đói, giảm nghèo có bước phát triển mới.

Ba là, kết quả của công tác xóa đói, giảm nghèo đã góp phần đáng kể tạo

nên một diện mạo mới trên nhiều lĩnh vựcđời sống của nhân dân tỉnh Kon Tum:

- Về kinh tế, xóa đói giảm nghèo đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005 đạt 11%/ năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người/ năm tăng gấp 2 lần, từ 182 USD năm 2000 lên 289 USD năm 2005.

Hiệu quả kinh tế rõ rệt nhất từ chương trình xóa đói, giảm nghèo mang lại là đã giúp cho hàng chục ngàn lao động ở Kon Tum có việc làm, tạo ra thu nhập cho bản thân, gia đình, tạo ra ngày càng nhiều của cải cho xã hội, góp phần tích cực vào thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm 2001-2005. Thông qua chương trình xóa đói, giảm nghèo đã góp phần nâng cao kiến thức cho người lao động, giúp họ chủ động hơn trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện môi trường và thị trường. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có bước chuyển đổi đúng hướng, từng bước đi vào sản xuất hàng hóa theo hướng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, giá trị và hiệu quả trên một đơn vị canh tác. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã phát triển kinh tế trang trại, có thu nhập 30-40 triệu đồng/năm.

- Về chính trị, xóa đói giảm nghèo góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.

Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước là chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân. Chủ trương và chương trình xóa đói, giảm nghèo là biểu hiện sinh động nhất thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đời sống nhân dân, thể hiện bản chất và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hiệu quả của chương trình xóa đói, giảm nghèo đã không ngừng góp phần tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đồng bào ngày càng nhận thức rõ chỉ có Đảng cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa mới thật sự quan tâm, chăm lo cho đời sống của người lao động và

nhân dân nói chung. Chính từ việc củng cố được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ mà sự đoàn kết, gắn bó giữa Đảng với dân, dân với Đảng ngày càng chặt chẽ, là cơ sở tăng cường sự ổn định chính trị, thúc đẩy phong trào quần chúng phát triển, đập tan mọi âm mưu của các thế lực thù địch.

Để cụ thể chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, bức xúc, phải tập trung giải quyết của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị, năm 1994 Đảng bộ tỉnh khóa X ra Chỉ thị số 10-CT/TU về xây dựng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế mới khó khăn. Tỉnh ủy đã phân công 45 sở, ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể trong tỉnh nhận kết nghĩa xây dựng 45 xã đặc biệt khó khăn ở 6 huyện. Sau khi chia tách thành lập một số huyện, xã mới và một số xã có diễn biến phức tạp về an ninh chính trị, Tỉnh ủy khóa XI đã ra Nghị quyết 01-NQ/TU về tiếp tục xây dựng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế mới khó khăn. Tính đến nay đã có 67 xã được 67 cơ quan, đơn vị của tỉnh nhận kết nghĩa, xây dựng xã. Cùng

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh kon tum lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 1991 2005 (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)