Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh kon tum lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 1991 2005 (Trang 93 - 100)

Từ năm 1991 đến năm 2005, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã đạt được những thành tựu rất đáng kể:

Một là, công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh triển khai một cách đồng bộ và đạt được kết quả tương đối cao, góp phần ổn định cuộc sống của

người nghèo trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu của công tác xóa đói giảm nghèo là giảm tỷ lệ hộ đói nghèo, giúp người dân ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm 1991-2005, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các cơ quan, ban ngành đoàn thể và đông đảo nhân dân đã tham gia ngày càng sâu rộng, tích cực vào thực hiện các chủ trương, chính sách, dự án để phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo. Nhờ vậy, tỉnh Kon Tum đã thực hiện có hiệu quả cuộc vận động, chương trình mục tiêu quốc gia và chiến lược xóa đói giảm nghèo qua các giai đoạn 1991-1995, 1996-2000, 1998-2000 và 2001-2005.

Khi mới thành lập lại tỉnh, tỷ lệ hộ đói nghèo cao (75,3%). Đến năm 1995, tỷ lệ đó là 53% và năm 2000 tỷ lệ hộ đói, nghèo giảm xuống còn 17,88%. Sau gần một thập kỷ tích cực chống đói nghèo, đến năm 2000, tỉnh Kon Tum đã căn bản giải quyết xong nạn đói kinh niên. Số hộ và tỷ lệ đói, nghèo trên địa bàn tỉnh giảm nhanh qua từng năm. Riêng giai đoạn 1996-2000 có 16.862 hộ thoát khỏi đói, nghèo, bình quân giảm được 4.215 hộ đói, nghèo/năm. Trong giai đoạn 2001-2005, tỉnh Kon Tum giảm được 14.223 hộ đói, nghèo, trung bình giảm được gần 3.000 hộ đói, nghèo/năm.Đến năm 2005 tỉnh đã giải quyết xong nạn đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh xuống còn 8,98% (theo tiêu chí cũ). Với kết quả này tỉnh đã đạt và vượt các chỉ tiêu mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ X, XI và XII đã đề ra. Nhờ sự tích cực chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự nỗ lực

phấn đấu của cả hệ thống chính trị và của đông đảo các tầng lớp nhân dân, tỉnh Kon Tum đã về đích trước một năm và vượt chỉ tiêu của Chính phủ đề ra cho các tỉnh Tây Nguyên là đến 2005 giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống dưới 13%.

Thành tựu này có tác động tích cực và to lớn đến đời sống nhân dân, góp phần ổn định và cải thiện cuộc sống của nhân dân nói chung, của người nghèo nói riêng. Thu nhập bình quân đầu người/năm của nhân dân tỉnh Kon Tum tăng liên tục qua các năm: năm 1992 mới là 88,6 USD đã tăng lên 138,3 USD năm 1995, 182 USD năm 2000 và 289 USD năm 2005 [9, tr.6]. Nhờ vậy, cuộc sống của người nghèo được đảm bảo các nhu cầu thiết yếu, giúp nhiều hộ từng bước vươn lên khá giả, giàu có và có điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.

Hai là, nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân về công tác xóa đói, giảm nghèo ngày càng được nâng cao. Niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố, tăng cường.

Quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo từ khi tái lập tỉnh đến năm2005 đã làm cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng về mọi mặt của vấn đề xóa đói, giảm nghèo. Từ thành quả thiết thực của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội gắn với xóa đói giảm nghèo ngày càng thể hiện rõ nét, đồng bào các dân tộc trong tỉnh ngày càng càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đang phấn đấu xây dựng.

Đối với người dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, họ chỉ thấy được giá trị thực sự của chủ trương, chính sách khi mà nó mang lại lợi ích thiết thực cho họ. Trong những năm qua, cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và Chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo được triển khai ngày càng sâu rộng, thiết thực và bền vững đã làm thay đổi sâu sắc trên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum. Những kết quả đạt được của công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân về ý nghĩa của bản thân công tác và góp phần to lớn nâng cao niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ ta.

Ba là, các chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo đã góp phần quan trọng làm cho cách thức sản xuất của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số dần dần thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Qua thực tiễn 15 năm phát triển kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo, đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum, nhất là nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số đã dần thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất từ sản xuất tự nhiên, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Với việc hoàn thành định canh, định cư và cuộc vận động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, kết hợp thâm canh và sản xuất hàng hóa, nhận thức và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số có chuyển biến đáng kể. Đồng thời, tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy được hạn chế . Đây cũng là thành tựu đáng ghi nhận của công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum thời gian 15 năm qua.

Từ bao đời, phương thức canh tác phổ biến của cư dân bản địa tỉnh Kon Tum là phát - đốt - chọc - tỉa. Mỗi mảnh đất chỉ canh tác vài năm rồi lại bỏ hoang. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc sống du canh, du cư và tình trạng đói nghèo, lạc hậu, đặc biệt là nạn đói kinh niên luôn đeo đẳng đời sống của đồng bào.

Trước đây, nương rẫy, ruộng vườn, được canh tác bằng công cụ thô sơ. Nhưng nhờ sự tuyên truyền phổ biến của các cán bộ các ngành các cấp, nhất là cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, thú y, bảo vệ thực vật và cán bộ chuyên trách xóa đói giảm nghèo, cũng như qua nhiều kênh thông tin, đồng bào dân tộc thiểu số đã dần dần nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất, áp dụng những công cụ, giống cây, con và kỹ thuật canh tác tiến bộ. Qua nhiều phong trào, như giãn dân tách hộ lập vườn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, giao đất giao rừng,... đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số không những chỉ làm ra sản phẩm để tiêu dùng mà còn đi vào sản xuất hàng hóa. Đồng bào dần dần từ bỏ cuộc sống du canh, du cư , chặt phá rừng làm nương rẫy, tiến hành định canh định cư, nhận khoán trồng, bảo vệ rừng nhằm phát huy lợi thế về đất và rừng của một tỉnh miền núi.

Bốn là, môi trường kinh tế - xã hội dần được cải thiện.

Công tác xóa đói giảm nghèo không những có tác dụng phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta, qua đó củng cố tình làng nghĩa xóm và tinh thần đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ mà còn góp

phần đảm bảo môi trường sống, lành mạnh hơn, tích cực hơn và góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay Kon Tum là tỉnh có mật độ rừng che phủ cao nhất trong cả nước (năm 2000 là 63,7%, năm 2005 là 65%). Có được điều đó một phần rất lớn nhờ vào thực hiện chủ trương giao đất, khoán rừng cho nông dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Gắn với chương trình định canh định, chủ trương giao đất, giao rừng có tác dụng không những để đồng bào tiến hành khai thác đất đai, trồng và bảo vệ rừng, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo mà còn để thực hiện rừng có chủ, nhằm bảo vệ “lá phổi của hành tinh”. Hơn nữa, khi kinh tế và đời sống được đảm bảo thì văn hoá - tinh thần, trật tự an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được giữ gìn, củng cố và phát huy.

Trước đây, một bộ phận không nhỏ đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số hễ đói nghèo, ốm đau bệnh tật,... là cho rằng đó là số phận của mình là “thiên định” mình phải gánh chịu. Hiện nay, tình hình đã thay đổi rất nhiều. Ốm đau thì đồng bào đã biết tìm đến các cơ sở y tế, đói nghèo thì tìm cách vươn lên. Sự chuyển biến tích cực ấy do tác động không nhỏ của công tác xóa đói giảm nghèo. Nó giúp cho đồng bào từ bỏ dần những thiên kiến mê tín dị đoan và nhận thức được đói nghèo không phải do "trời định", mà do các nguyên nhân kinh tế, xã hội. Từ đó, đồng bào nâng cao ý thức và niềm tin vươn lên chiến thắng đói nghèo.

Đây là một thành tựu rất đáng kể, bởi thay đổi nhận thức con người là cả một quá trình lâu dài, nhất là đối với những nhận thức đã ăn sâu, bám chặt trong tiềm thức một bộ phận đáng kể của đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum.

Việc thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum từ năm 1991 đến năm 2005 thu được nhiều thành tựu là do:

Thứ nhất, có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh và các cấp ủy Đảng; sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời, sâu sát của các cấp chính quyền và có sự tham mưu đắc lực, sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể quần chúng, các Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ tỉnh đến cơ sở và sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Mười lăm năm qua, Đảng bộ tỉnh Kon Tum đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Trung ương phù hợp với thực tiễn địa phương, đề ra chủ trương đúng đắn, sáng tạo để lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Từ đó,

Đảng bộ đã tích cực lãnh đạo đạo chính quyền, các ban ngành, đoàn thể thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy, ngày 12/5/1994 Uỷ ban Nhân dân Tỉnh ra Quyết định số 32/QĐ-UB về việc thành lập Ban chỉ đạo XĐGN của tỉnh. Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XI năm 1995 đã xác định chương trình xóa đói giảm nghèo đến năm 2000. Tại kỳ họp thứ hai, Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa VII (1995) ra Nghị quyết về việc thành lập quỹ xóa đói giảm nghèo, quyết định mỗi năm trích từ 2-3% ngân sách địa phương để xây dựng quỹ. Tháng 8/1996 Uỷ ban Nhân dân tỉnh ra Chỉ thị số 28/CT-UB về việc tổng điều tra hộ nghèo để xây dựng kế hoạch, dự án xóa đói giảm nghèo. Tiếp đó chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1996-2000 được phê duyệt, chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 và chiến lược xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2010 được ban hành.

Nhận thức rõ tình hình đặc thù của địa phương, Tỉnh ủy Kon Tum đã ra Chỉ thị số 10-CT/TU (1994) và Nghị quyết 01-NQ/TU (1996). Chỉ thị số 10 và Nghị quyết 01đi vào cuộc sống đã ngày càng phát huy tác dụng, giúp các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng kinh tế mới xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành chế độ chính sách để tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh (năm 1999) và quyết định trích ngân sách của tỉnh bù lãi suất 0,3%/năm để giảm lãi suất cho hộ nghèo ở khu vực II và khu vực III vay vốn ưu đãi (năm 2001). Đó là những chủ trương, chính sách đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình địa phương của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Kon Tum trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo. Cùng với các chủ trương chính sách đó, công tác định canh định cư, giao đất giao rừng, giãn dân tách hộ lập vườn, cho hộ nghèo vay vốn, khuyến nông khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng được tỉnh chú trọng và triển khai có kết quả.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sau hơn 15 năm tái thành lập, Kon Tum đã có chuyển biến rõ nét: kinh tế liên tục phát triển với tốc độ khá cao (tăng trưởng GDP giai đoạn 1992-1995, 1996-2000 và 2001-2005 là 9,15%/năm;

9,85%/năm và 11%/năm [9, tr.6]), công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, an ninh chính trị ổn định, hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở được củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, từng bước hoàn chỉnh, đã tạo ra những tiền đề quan trọng để Kon Tum ổn định, phát triển và có thể vươn lên sớm thoát nghèo.

Từ thực tế và những thành quả đã đạt được có thể khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sâu sát của Đảng bộ tỉnh và các cấp ủy Đảng ở huyện, thị và cơ sở là nguyên nhân quan trọng nhất quyết định sự thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Kon Tum. Bên cạnh đó, sự thành công của công tác xóa đói giảm nghèo còn do có sự tham mưu đắc lực và sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả của các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị và các Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ tỉnh đến xã. Các cơ quan, đoàn thể đã xây dựng chương trình, kế hoạch công tác một cách cụ thể, xác định rõ mục tiêu, giải pháp để tổ chức thực hiện, đã huy động được nguồn lực, phát huy được sức mạnh tổng hợp về vật chất, tinh thần và cuốn hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đồng tình hưởng ứng.

Thứ hai, công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã nâng cao nhận thức của nhân dân, trước hết là các hộ đói, nghèo.

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhân thức cho nhân dân về xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là cho các hộ đói nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số được Đảng bộ chú trọng chỉ đạo và các ngành chức năng tiến hành một cách thường xuyên, thông qua nhiều hình thức phù hợp.

Điều đáng nói là công tác giáo dục, tuyên truyền đã làm cho một bộ phận đáng kể những hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện đói nghèo bước đầu thay đổi nhận thức. Từ tâm lý thụ động, an phận và tập quán sản xuất tự cung tự cấp, đồng bào đã tích cực vươn lên và chuyển sang sản xuất hàng hóa. Ở nhiều hộ đã xuất hiện những mô hình làm ăn có hiệu quả, xóa được đói giảm được nghèo, vươn lên làm ăn khấm khá và trở thành những tấm gương sáng cho các hộ khác noi theo. Nếu trước đây kinh tế của đồng bào chủ yếu là thuần nông và độc canh

Công tác tuyên truyền, giáo dục đã giúp cho đông đảo các tầng lớp nhân dân, trước hết là các hộ thuộc diện đói nghèo, trong đó có một bộ phận đáng kể là đồng bào dân tộc thiểu số ý thức được nguyên nhân thật sự của đói nghèo và ý thức được rằng muốn thoát khỏi tình trạng tủi nhục đó thì bản thân và gia đình họ phải cố gắng vươn lên. Công tác giáo, dục tuyên truyền, đặc biệt là nêu gương các hộ gia đình điển hình tiên tiến phát triển kinh tế, vươn lên thoát đói, nghèo và trở thành hộ khá giả cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng, sự hỗ trợ và tạo điều

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh kon tum lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 1991 2005 (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)