Chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh kon tum lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 1991 2005 (Trang 33)

sản Việt Nam (1991-2000)

Đói nghèo là vấn đề kinh tế - xã hội, vì đói nghèo về kinh tế là một trong những biểu hiện sự lạc hậu và trình độ phát triển thấp kém của xã hội. Do đó, nhìn nhận và giải quyết vấn đề đói nghèo không thể chỉ đơn thuần dưới góc độ kinh tế mà phải toàn diện và căn bản hơn trên quan điểm xã hội.

Từ trước đến nay, loài người luôn không ngừng tìm mọi cách để nâng cao trình độ sản xuất, trình độ khoa học - kỹ thuật, chống đỡ với thiên tai, địch họa và các rủi ro, bất hạnh để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mỗi phát minh khoa học, mỗi bước tiến của trình độ phát triển sản xuất vật chất cũng như phát triển và tiến bộ xã hội đều góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, ở các thời đại khác nhau, phụ thuộc vào thế giới quan, nhân sinh quan của con người, giai cấp và chế độ xã hội, có nhiều cách lý giải khác nhau về quan niệm, nguyên nhân và cách giải quyết hiện tượng đói nghèo. Đứng vững trên trên lập trường giai cấp và dân tộc, cách tiếp cận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chúng ta cần phải xem xét vấn đề đói nghèo trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam.

Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế triết học” (1844), “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” (1845), bộ “Tư bản”..., Mác và Ph. Ăngghen đã mô tả thực chất đói nghèo của những người vô sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa phải bán sức lao động cho chủ tư bản để kiếm sống và bị tư bản bóc lột rất tinh vi và dã man. Hậu quả của chế độ đó là sự phân cực xã hội: sự nghèo đói, bần cùng ở đa số những người lao động mà nguyên nhân là do sự tích luỹ, sự giàu có và bóc lột đến tột độ ở thiểu số giai cấp hữu sản, dẫn đến đối kháng giai cấp không thể điều

hòa, ngày càng gay gắt giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, nguồn gốc sâu xa của tình trạng đói nghèo trên đây là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, ở chế độ áp bức, bóc lột và tình trạng nô dịch con người. Do vậy, muốn giải phóng giai cấp vô sản và quần chúng lao động khỏi cảnh đói nghèo, lầm than thì phải xóa bỏ chế độ người bóc lột người mà nguồn gốc sâu xa của nó là chế độ tư hữu, làm cho họ trở thành người lao động tự do và làm chủ, tiến tới một xã hội công bằng, văn minh, có sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.

Kế tục những kiến giải sâu sắc của C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin đã phân tích những mâu thuẫn kinh tế - xã hội gay gắt của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Đây là thời kỳ tích tụ trầm trọng hơn sự đói nghèo cùng cực của giai cấp vô sản và những người lao động ở khắp các châu lục trên thế giới. Với bản “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”, Lênin đã kêu gọi giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức vùng lên dưới sự lãnh đạo của Đảng tiền phong của giai cấp công nhân bẻ gãy ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc bằng cách mạng vô sản. Sau cách mạng tháng Mười (1917), trong bước chuyển từ “Chính sách cộng sản thời chiến” sang “Chính sách kinh tế mới” (NEP, 1922), Lênin đã sớm chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa, dùng lợi ích vật chất như là một động lực kích thích tính tích cực của người lao động, nhằm giải phóng sức sản xuất và phát triển kinh tế. Lênin cho rằng đó cũng là một trong những biện pháp để xóa bỏ căn bản tình trạng đói nghèo trong công cuộc xây dựng xã hội mới.

Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu cơ bản, lớn lao và thiêng liêng của con đường cách mạng ấy là đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc và mang lại hạnh phúc, ấm no cho toàn thể nhân dân. Trong nhiều bài viết,

khi đặt vấn đề chủ nghĩa xã hội là gì? Người tự trả lời: "Chủ nghĩa xã hội là tất

cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng" [62, tr. 591]. "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh" [61, tr.226]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội trước hết là nhằm làm

cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Như vậy, chủ nghĩa xã hội là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn lạc hậu. Suốt cuộc đời mình, Người đã hy sinh tất cả hạnh phúc riêng tư để phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng ấy. Người nói: “Cả cuộc đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân” [59, tr.240] và “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [59, tr.161]. Nguyện ước lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là khát vọng ngàn đời của nhân dân lao động và là mục tiêu của cách mạng Việt Nam.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn động viên nhân dân phấn đấu xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Người chủ trương huy động sức mạnh của toàn dân tộc để đấu tranh giành độc lập tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của toàn thể nhân dân. Khi mọi người dân không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo đều được bình đẳng, đều được hưởng no ấm, hạnh phúc và tự do thì sẽ gắn bó, tin tưởng và đoàn kết lại dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo sức mạnh vô địch để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Với quan niệm mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, ngay từ khi vừa giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú trọng đến đời sống của nhân dân. Người viết: "Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi" [60, tr.572]. Trước muôn vàn khó khăn của chính quyền cách mạng còn non trẻ, Người coi đói cũng là giặc, một thứ "giặc nội xâm", nguy hiểm không kém gì so với giặc ngoại xâm. Người chủ trương phát động ngay một cuộc thi đua ái quốc, kêu gọi toàn dân ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhường cơm sẻ áo cho nhau, quyên góp gạo để cứu đói. Đầu năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa mới bắt đầu,

Người đã chủ trương phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Như vậy là ngay từ rất sớm, Người đã có tư tưởng sâu sắc về xóa đói, giảm nghèo, từng bước phấn đấu cho đất nước phú cường, nhà nhà phồn thịnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra đường lối nhiệm vụ chung của cách mạng bao gồm cả phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá - tinh thần, để giúp nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, ai ai cũng có việc làm và cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tất nhiên, đó là một cuộc đấu tranh rất lâu dài, khó khăn gian khổ, bởi vì xuất phát điểm của ta thấp, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chúng ta nhỏ yếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi kinh tế là cơ sở để phục vụ cho phát triển con người. Người căn dặn phải xây dựng kinh tế trước, vì muốn nâng cao đời sống nhân dân, muốn cho phát triển con người cần phải có điều kiện, tiền đề vật chất. Người kêu gọi: muốn có chủ nghĩa xã hội thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất... Tất cả chúng ta bất kỳ cấp nào ngành nào, đều phải góp sức làm cho sản xuất phát triển. Điều mới mẻ trong tư tưởng của Người về xóa đói, giảm nghèo là đi kèm với tăng gia sản xuất phải thực hành tiết kiệm. Có vậy mới đảm bảo chắc chắn lâu dài công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phải làm cho mọi người bằng sức lao động của mình mà có cuộc sống ngày càng tốt hơn và trở nên giàu có. Người đánh giá rất cao sức mạnh của dân và nêu lên chỉ dẫn hết sức sâu sắc: "đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân" [58, tr.65], vì lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết, dân chúng là "nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi" [58, tr.286]. Tư tưởng của Người vẫn còn nguyên giá trị.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh xóa đói, giảm nghèo phải là: "Làm cho người nghèo thì bớt nghèo, người trung bình thì khá hơn, người giàu thì giàu hơn lên" [58, tr. 62]. Như vậy, mọi thành viên trong xã hội đều không ngừng phấn đấu vươn lên vượt qua cửa ải đói nghèo. Người quan niệm xã hội mà chúng ta xây dựng là một xã hội giàu về kinh tế, lành mạnh về văn hoá - xã hội. Quan niệm này hàm chứa ý nghĩa to lớn trong việc giải phóng sức sản xuất, hướng đến phát triển toàn diện con người. Theo Người, một dân tộc dốt cũng là một dân tộc yếu

và dốt cũng là một trong ba thứ giặc nguy hiểm, vì nó kìm hãm sự phát triển. Người chỉ ra rằng trong chủ nghĩa xã hội ăn no mặc ấm phải đi liền với học hành tiến bộ, "xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng" phải đi liền với "tinh thần ngày càng tốt" [62, tr.591]. Ý nghĩa sâu xa trong tư tưởng này của Người là bên cạnh xóa đói giảm nghèo về vật chất phải chú ý xóa đói, giảm nghèo về tinh thần, không nên phiến diện một chiều chỉ tập trung vào kinh tế mà lãng quên văn hoá - tinh thần. Tư tưởng này đến nay đã trở thành vấn đề có tính thời sự: phát triển bền vững phải bao hàm cả phát triển về vật chất và tinh thần.

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ sở để hiện nay Đảng ta phát động phong trào “lá lành đùm lá rách”, “dân giúp dân”, “thi đua tăng gia sản xuất giỏi” và đề ra chủ trương, chính sách chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao đời sống nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói, giảm nghèo trong thời kỳ đổi mới đất nước.

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Đảng ta coi cơ sở quan trọng và cơ bản nhất để xem xét, đánh giá vấn đề đói nghèo và giải quyết vấn đề đói nghèo là xóa bỏ áp bức, bất công, thực hiện dân chủ, công bằng xã hội. Mục tiêu cơ bản của Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam là phấn đấu vì sự công bằng, đấu tranh thủ tiêu nguồn gốc của sự bất công xã hội. Điều đó thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, có sức cảm hóa to lớn, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, sự kiên định con đường xã hội chủ nghĩa mà dân tộc ta đã lựa chọn và có khả năng huy động được sức mạnh vô địch của toàn dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

Công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã và đang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại sự phát triển năng động trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, song cũng bộc lộ những tiêu cực là sự phân hóa

giàu - nghèo và tình trạng đói nghèo như một sự bất hạnh nặng nề, một nỗi ám ảnh của một bộ phận dân cư. Khi tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới, rút ta một số bài học chủ yếu, Đại hội VIII của Đảng nêu rõ: "Kinh tế thị trường có những mặt tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đó là xu thế phân hóa giàu nghèo quá mức. Đi vào kinh tế thị trường, phải kiên quyết đấu tranh khắc phục, hạn chế tối đa những khuynh hướng tiêu cực đó" [31, tr.459]. Đói nghèo trước hết là vấn đề kinh tế, đồng thời cũng là vấn đề xã hội mang tính bức xúc. Nó tác động sâu sắc vào các vấn đề xã hội khác, làm phát sinh và lây lan các tệ nạn, gây mất ổn định xã hội và có thể dẫn đến mất ổn định chính trị. Do đó, Đảng và Nhà nước ta coi xóa đói, giảm nghèo là một nội dung của đường lối đổi mới, một công tác lớn vừa có tính bức xúc, gay gắt trước mắt, vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản hướng vào con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội để họ tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội VII, Đảng ta khẳng định: "Hơn bốn năm qua, để đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân, chúng ta đã động viên và phát huy khả năng của toàn xã hội, khuyến khích người lao động tăng thu nhập và làm giàu chính đáng, chấp nhận chênh lệch trong thu nhập do năng suất và hiệu quả lao động. Đó là một phương hướng đúng tạo động lực cho sự phát triển và nâng cao mức sống chung của xã hội" [31, tr.240]. Tại Đại hội VII (6-1991),

Đảng ta đã đặt ra nhiệm vụ phấn đấu "xóa nạn đói, giảm số người nghèo khổ,

giải quyết vấn đề việc làm, bảo đảm các nhu cầu cơ bản, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân" [31, tr.340]. Từ thực tiễn phong trào và đặc biệt từ Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII (6-1993) đến nay, xóa đói giảm nghèo trở thành một cuộc vận động và là một chủ trương, quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước ta có ý nghĩa nhân văn cao cả. Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) (1-1994), Đảng ta chủ trương: "Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Coi một bộ

phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển" [31, tr.424]. Trong quá trình đổi mới, Đảng xác định tăng trưởng kinh tế phải đồng thời tiến hành công tác xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, tránh tình trạng phân hóa giàu - nghèo vượt quá giới hạn cho phép. Xóa đói, giảm nghèo chính là để góp phần giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn - thành thị, miền núi - miền xuôi và giữa các tầng lớp dân cư. Qua quá trình chỉ đạo và từ thực tiễn phong trào xóa đói, giảm nghèo, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VII)

đã cụ thể hóa thêm một bước chủ trương này: "Phải trợ giúp người nghèo bằng

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh kon tum lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 1991 2005 (Trang 33)