Đảng bộ tỉnh Kon Tum vận dụng chủ trương của Trung ương lãnh đạo

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh kon tum lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 1991 2005 (Trang 72 - 81)

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XI và các Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh ủy (khóa XI), tháng 1-2001, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XII được triệu tập. Đại hội đã đánh giá những thành

tựu, hạn chế trong thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1996-2000 và đề ra quan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005.

Đánh giá tổng quát tình hình kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo qua 5 năm 1996-2000, Đại hội nhận định: "Kinh tế - xã hội của tỉnh có bước chuyển biến tích cực, đúng hướng; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể" [35, tr.23]. Đại hội cũng chỉ rõ thành tựu của công tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân: "Các chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ các xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới..., được thực hiện có hiệu quả. Định canh định cư đi dần vào chiều sâu; lao động, việc làm có sự quan tâm; đời sống của phần lớn nhân dân được cải thiện, đã căn bản giải quyết số hộ đói kinh niên, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 53,7% năm 1995 xuống còn 17,91% năm 2000 (theo tiêu chí cũ)" [35, tr.15]. Bên cạnh đó, Đại hội cũng nêu lên những hạn chế trong việc thực hiện chương trình định canh định cư, gắn xóa đói giảm nghèo với giải quyết việc làm giai đoạn 1996-2000: "Kết quả định canh định cư, xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ đói nghèo còn cao" [35, tr. 96], "đời sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa người Kinh và người dân tộc ngày càng lớn. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn gặp khó khăn" [35, tr.15]. Trên cơ sở đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XII xác định quan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005.

Về quan điểm, Đại hội tiếp tục khẳng định: "Nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa; giảm dần khoảng cách giữa các khu vực" [35, tr.57] và tiếp tục khẳng định phương hướng phấn đấu: "Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa không tách rời với việc tổ chức sản xuất, thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo cho hơn 50% đồng bào dân tộc" [35, tr.96]. Theo tiêu chí mới (giai đoạn 2001-2005), số hộ đói nghèo toàn tỉnh còn rất cao (chiếm

37,57% số hộ toàn tỉnh), Đại hội xác định mục tiêu: "Phấn đấu đến năm 2005 xóa hết hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo xuống còn dưới 20% tổng số hộ toàn tỉnh (theo tiêu chí mới) [35, tr.71].

Về nhiệm vụ và giải pháp, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XII chỉ rõ: "Xây dựng quy chế vận hành các chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm thống nhất và có hiệu quả. Thực hiện chính sách ưu đãi cho các hộ nghèo, các xã khu vực III được vay vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo" [35, tr.71]; "lồng ghép và tổ chức thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng trung tâm cụm xã, chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới... để tập trung nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, phục vụ có hiệu quả việc củng cố vững chắc định canh định cư, phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc và các hộ kinh tế mới" [35, tr.35].

Xây dựng và phát triển các xã vùng sâu, vùng cao, vùng kinh tế mới là việc làm lâu dài, rất khó khăn và phải công phu. Để các xã này có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo đòi hỏi phải kiên trì xây dựng nguồn lực bên trong để đủ sức tiếp thu và sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ, giúp đỡ đầu tư từ bên ngoài. Nhận thức rõ điều đó và trên cơ sở đánh giá gần 3 năm thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 13-4-1999, Tỉnh ủy Kon Tum đã ra Chỉ thị về đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU. Chỉ thị khẳng định các ngành, các huyện đã có nhiều cố gắng trong việc phân công cán bộ bám cơ sở để chỉ đạo, điều hành, giúp đỡ, hướng dẫn các xã và tình hình các mặt ở cơ sở đã có bước chuyển biến khá tốt. Bên cạnh đó, Chỉ thị cũng nêu lên hạn chế: tốc độ phát triển ở các xã còn rất chậm, không đồng đều; hệ thống chính trị chưa thật sự vững mạnh... và vạch ra các nguyên nhân chủ yếu của hạn chế nói trên. Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ thị phương hướng, nhiệm vụ cho Ban chỉ đạo 01 các cấp; các Huyện ủy; các đơn vị nhận kết nghĩa xây dựng xã; các xã và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh. Đối với các đơn vị nhận kết nghĩa xây dựng xã, Chỉ thị yêu cầu trong năm 1999 phải xây dựng xong đề án tổng quan phát triển

kinh tế - xã hội đến năm 2005. Chỉ thị nêu rõ đề án tập trung vào việc: "Xây dựng các dự án xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, phát triển công nghiệp, chăn nuôi. Vận động xây dựng các hình thức kinh tế hợp tác" [10, tr.5]. Đối với các xã, cùng với việc yêu cầu vận động nhân dân tu sửa đường giao thông liên xã, chăm lo giáo dục ở địa phương, thành lập tổ hợp tác làm dịch vụ quản lý thủy lợi, giống, bảo vệ thực vật, thực hiện quy chế dân chủ, Chỉ thị đưa lên hàng đầu yêu cầu: "Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tách hộ lập vườn, định canh định cư, làm đập thủy lợi nhỏ để mở rộng diện tích lúa nước hai vụ kết hợp với chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, hoa màu để tự mình xóa đói, giảm nghèo" [10, tr.6].

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XII, ngày 3-1-2001, Hội đồng Nhân dân tỉnh Kon Tum đã ra Nghị quyết số 05/2001/NQ-HĐ thông qua Chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2005 và Chiến lược xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2010. Căn cứ vào các Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Hội đồng nhân dân tỉnh, ngày 2-4-2001, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum đã ra Quyết định số 173/QĐ-UB ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu chủ yếu: cơ bản không còn hộ đói; mỗi năm bình quân giảm 2.500 hộ nghèo (giảm 4%), đến năm 2005 số hộ nghèo toàn tỉnh còn dưới 20% so với tổng số hộ trong toàn tỉnh; toàn bộ hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp để phát triển sản xuất trong thời gian 36 tháng.

Để thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã giao cho các cơ quan chức năng xây dựng các đề án và giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh:

- Đề án trích ngân sách của tỉnh để cấp bù lãi suất 0,3%/tháng cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh khi vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh. Như vậy, hộ nghèo ở xã khu vực I và II chỉ phải trả lãi suất 0,2%/tháng; hộ nghèo ở xã khu vực III chỉ trả lãi suất 0,15%/tháng.

- Chính sách tăng cường cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở tất cả các xã trong tỉnh (trừ 10 phường nội thị và 6 thị trấn), mỗi xã có 1 cán bộ chuyên trách giúp cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai công tác xóa đói giảm nghèo. Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng theo hệ số đào tạo và hỗ trợ thêm công tác phí với mức 150.000 đồng/tháng đối với xã thuộc khu vực II và 250.000 đồng/tháng đối với xã thuộc khu vực III. Nguồn kinh phí địa phương chi cho đội ngũ này khoảng 700 triệu đồng/năm.

- Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã xếp loại mức độ khó khăn của các xã ở từng huyện và toàn tỉnh để xác định trọng tâm đầu tư hàng năm và cả giai đoạn 2001- 2005 và 2001-2010.

- Thực hiện cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo cho toàn bộ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh để thực hiện chính sách xã hội ưu đãi đối với người nghèo, như vay vốn ưu đãi, miễn giảm học phí, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, khám chữa bệnh miễn phí. Tỉnh đã cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho 229.240 đối tượng theo Quyết định 139/QĐ-TTg, đạt 100% số đối tượng theo quy định.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, cũng như chuyên ngành đánh giá tác động của các dự án, chính sách thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội để kịp thời chấn chỉnh những sai sót, yếu kém, bảo đảm thực hiện chính sách đúng đối tượng, đặc biệt là bảo đảm cho hộ nghèo có điều kiện tốt nhất để xóa đói giảm nghèo bền vững.

- Thực hiện sự phối hợp với tinh thần trách nhiệm cao giữa các sở, ban, ngành, hội đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Thực hiện quyết định 32/QĐ-UB về việc thành lập Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo tỉnh (ngày 12-5-1994) và quyết định 39/QĐ-UB, bộ máy chỉ đạo chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã hình thành từ tỉnh đến cơ sở. Ban chỉ đạo chương trình xóa đói giảm nghèo cấp tỉnh do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh làm cơ quan Thường trực (Ủy ban Nhân dân tỉnh giao), có nhiệm vụ chủ trì, quản lý chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa

bàn tỉnh và do đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Phó Trưởng ban trực là đồng chí Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh. Các đồng chí lãnh đạo Sở nông - lâm - công nghiệp, Ủy ban kế hoạch - thống kê và Sở tài chính - vật giá làm ủy viên. Ban chỉ đạo còn có các đồng chí lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh cấp tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh làm thành viên và có 2 chuyên viên giúp việc. Cấp huyện, thị xã có Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ủy ban Nhân dân huyện, thị xã làm Trưởng ban. Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo là Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh Xã hội huyện, thị xã. Mỗi Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo cấp huyện, thị xã có 1 cán bộ kiêm nhiệm công tác xóa đói giảm nghèo giúp việc. Tham gia Ban chỉ đạo còn có các đồng chí lãnh đạo các Phòng Kế hoạch - Tài chính - Kinh tế, ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các Hội đoàn thể, Ngân hàng chính sách xã hội, Kho bạc nhà nước... cấp huyện, thị xã và các doanh nghiệp nhà nước đóng chân đóng chân trên địa bàn làm thành viên. Mỗi Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo cấp huyện, thị xã có từ 12-15 thành viên. Cấp xã, phường, thị trấn có Ban xóa đói giảm nghèo do đồng chí Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn làm Trưởng ban. Phó Ban trực là đồng chí cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh Xã hội. Thành viên của Ban xóa đói giảm nghèo cấp xã là cán bộ Tài chính, Văn phòng, Khuyến nông. Tham gia Ban chỉ đạo xóa đói xã còn có các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các Hội đoàn thể của xã và các Thôn trưởng. Mỗi xã được bố trí 1 cán bộ chuyên trách làm công tác xóa đói giảm nghèo giúp xã triển khai thực hiện chương trình ở địa phương.

Trong giai đoạn 2001-2005, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Kon Tum đã phát huy truyền thống đoàn kết nhân nghĩa "lá lành đùm lá rách", "uống nước nhớ nguồn" của các tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng và tham gia cuộc vận động xây dựng "Quỹ vì người nghèo" do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Trong năm 1994, nhân dân tỉnh Kon Tum đã quyên góp được 561 triệu đồng. Đồng thời, Mặt trận còn vận động các tổ chức, cá nhân phụng dưỡng 20 Bà mẹ Việt

Nam anh hùng, 34 thương binh nặng có hoàn cảnh khó khăn, cùng nhân dân xóa nhà tranh tre vách đất, xây dựng nhà mới và giúp hơn 2.000 hộ thoát nghèo, bước đầu vươn lên. Cuộc vận động đã và đang góp phần đáng kể làm thay đổi đời sống nhân dân, phát triển kinh tế, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các cuộc vận động, các phong trào, các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng được thực hiện sâu rộng và có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Trong giai đoạn 1998-2004 Liên đoàn lao động tỉnh Kon Tum đã triển khai 53 dự án giai quyết việc làm thuộc kênh của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và của tỉnh với tổng số tiền 2,98 tỷ đồng cho 1.017 công nhân, viên chức, lao động vay giải quyết việc làm. Qũy trợ vốn "Vì nữ công nhân, viên chức, lao động nghèo" đã giải quyết cho 1.526 lượt nữ công nhân, viên chức, lao động vay luân phiên với số tiền gần 1,2 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2001-2005, để đẩy mạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Hội Nông dân tỉnh Kon Tum đã tiếp tục và mở rộng, đi sâu xây dựng các mô hình "Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn", "Khuyến nông, khuyến lâm". Hội cũng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xây dựng các mô hình trình diễn, nhằm chuyển giao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật cho nông dân và mở nhiều lớp bồi dưỡng kỹ thuật nông nghiệp cho các trưởng thôn, bản, chi hội trưởng Hội nông dân, chủ nhiệm câu lạc bộ nông dân. Tính đến năm 2004, Hội Nông dân tỉnh Kon Tum đã tổ chức được 205 lớp tập huấn cho 10.130 lượt Hội viên tham gia [20, tr.103].

Đặc biệt từ năm 2003, được sự giúp đỡ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh Kon Tum đã triển khai mô hình trồng 3 ha lúa lai Nhị ưu ở xã Đăk Pne (huyện Kon Rãy) và 40 con bò vàng cho đồng bào vùng căn cứ cách mạng. Kết quả ban đầu rất khả quan, gống lúa lai cho năng suất 9 tấn/ha và đàn bò vàng sinh trưởng, phát triển tốt do phù hợp với khí hậu địa phương và tập quán chăn nuôi của đồng bào. Bên cạnh đó, các cấp Hội đã đứng ra tín chấp Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh vay vốn ưu đãi cho những Hội viên khó khăn. Trong năm năm 1999-2003 số vốn này đã lên đến 37 tỷ đồng, tạo điều kiện cho 21.225 lượt hộ của 63 xã, phường, thị trấn được

vay vốn. Đồng thời, Hội cũng phối hợp với Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh mở các loại hình dịch vụ, như bán phân bón trả chậm... để tạo thêm điều kiện cho hội viên nông dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, nhằm phát huy sức mạnh tập thể, tinh thần đoàn kết, tương trợ, các tổ chức Hội còn tích cực vận động hội viên tham gia thành lập tổ hợp tác. Đến năm 2004, tỉnh đã thành lập được 1.000 tổ hợ tác với 13.000 Hội viên hưởng ứng tham gia.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh kon tum lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 1991 2005 (Trang 72 - 81)