Giải thích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn AnGiang là điểm

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn an giang là địa đểm đến du lịch (Trang 29 - 35)

là điểm đến du lịch

Quyết định lựa chọn điểm đến du lịch là hiện tƣợng phức tạp (Crompton, 1979) và theo Crompton, 1979; Klenosky, 2002 quyết định lựa chọn điểm đến du lịch thƣờng chịu ảnh hƣởng bởi nhóm nhân tố đẩy và nhóm nhân tố kéo. Các bài nghiên cứu trƣớc cũng chỉ ra quyết định lựa chọn du lịch chịu ảnh hƣởng bởi sự nhận thức và cảm xúc của du khách.

Nhân tố kéo là nhận thức và kỳ vọng của du khách về các thuộc tính điểm đến du lịch, ảnh hƣởng đến sự lựa chọn điểm đến; đƣợc hiểu nhƣ là những nét đặc trƣng, sự thu hút và thuộc tính của chính điểm đến (Klenosky,

22

2002 ); Theo Mill & Morrison, 1998 nhân tố kéo đƣợc miêu tả nhƣ là những nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn điểm đến: khi nào, du lịch ở đâu và đi du lịch nhƣ thế nào. Nhân tố kéo bao gồm nhiều yếu tố những hình ảnh điểm đến là nhân tố quan trọng cho sự thành công và phát triển của điểm đến du lịch (Girish Prayag, 2010), hình ảnh điểm đến là nhân tố chính đo lƣờng nhân tố kéo ảnh hƣởng đến quyết định chọn điểm đến du lịch (Witt & Mountinho, 1989; Hong Kim Jang & Lee, 2006).

Cuối cùng, sau khi xem xét hàng loạt các thuộc tính và những nét hấp dẫn của điểm đến du lịch với các thang đo khác nhau đƣợc phát triển trong những nghiên cứu trƣớc đây, một số yếu tố đã đƣợc xác định.

Theo Beerli (2004), các yếu tố và thuộc tính của hình ảnh điểm đến. Những yếu tố đó đƣợc phân thành 9 khía cạnh: tài nguyên thiên nhiên; cơ sở hạ tầng chung; cơ sở hạ tầng du lịch; vui chơi giải trí du lịch; văn hóa, lịch sử và nghệ thuật; những yếu tố chính trị và kinh tế; môi trƣờng tự nhiên; môi trƣờng xã hội và bầu không khí của địa điểm. Việc lựa chọn các thuộc tính khác nhau, sử dụng để thiết kế một công cụ đo lƣờng hình ảnh điểm đến trong tâm khí du khách, sẽ phụ thuộc vào những nét hấp dẫn mà một địa điểm. Các yếu tố và thuộc tính của hình ảnh điểm đến:

1, Tài nguyên thiên nhiên

- Khí hậu + Nhiệt độ + Lƣợng mƣa + Ðộ ẩm + Giờ nhiệt - Những bãi biển + Chất lƣợng nƣớc biển

+ Cát hoặc đá trên những bãi biển + Chiều dài của những bãi biển

+ Tình trạng quá tải của những bãi biển - Sự phong phú của phong cảnh

+ Bảo vệ bảo tồn thiên nhiên + Hồ, núi, sa mạc,…

- Sự đa dạng và độc đáo của hệ động vật và thực vật

2, Cơ sở hạ tầng chung

- Sự phát triển và chất lƣợng hệ thống đƣờng giao thông, sân bay và cảng - Các phƣơng tiện vận tải tƣ nhân và công cộng

23

- Sự phát triển của vi n thông

- Sự phát triển của những kết cấu hạ tầng thƣơng mại - Mức độ phát triển xây dựng

3, Cơ sở hạ tầng du lịch

- Khách sạn và những nơi lƣu trú tự phục vụ ăn uống + Số lƣợng giƣờng + Những danh mục + Chất lƣợng - Nhà hàng + Số lƣợng + Danh mục + Chất lƣợng - Bar, vũ trƣờng và club

- Sự d dàng trong việc tiếp cận những điểm đến - Những chuyến tham quan các điểm đến

- Những trung tâm du lịch - Mạng thông tin du lịch 4, Môi trƣờng tự nhiên - Vẻ đẹp của cảnh quan - Vẻ đẹp của các thành phố và thị trấn - Sự sạch sẽ - Tình trạng quá đông đúc

- Ô nhi m không khí và tiếng ồn - Tình trạng tắc nghẽn giao Thông

5, Môi trƣờng xã hội

- Lòng mến khách và thân thiện của ngƣời dân địa phƣơng - Sự thiệt thòi về quyền lợi (bất bình đẳng) và nghèo đói - Chất lƣợng cuộc sống

- Rào cản ngôn ngữ

6, Bầu không khí của địa điểm

- Ðịa điểm sang trọng - Ðịa điểm lịch sự

- Ðịa điểm có danh tiếng và uy tín

- Ðịa điểm đƣợc địnhhƣớng cho các gia đình - Ðịa điểm có vẻ đẹp lạ

24

- Ðịa điểm thƣ giãn

- Ðịa điểm tạo ra sự căng thẳng - Ðịa điểm thú vị và vui vẻ - Ðịa điểm d chịu

- Ðịa điểm giải tỏa những buồn chán

7, Vui chơi giải trí du lịch

- Công viên giải trí

- Giải trí và các hoạt động thể thao

+ Chơi golf, câu cá, đi săn, trƣợt tuyết, lặn,… + Công viên nƣớc

+ Sở thú

- Ði bộ khám phá những nơi c n hoang sơ, không thuận tiện giao thông - Những hoạt động mạo hiểm

- Sòng bài

- Cuộc sống về đêm - Mua sắm

8, Văn hóa, lịch sử và nghệ thuật

- Bảo tàng, những công trình lịch sử, di tích,… - L hội, hòa nhạc,…

- Làng nghề

- Nghệ thuật ẩm thực - Văn hóa dân gian - Tôn giáo

- Những nét văn hóa và lối sống

9, Những yếu tố chính trị và kinh tế - Sự ổn định chính trị - Những khuynh hƣớng chính trị - Sự phát triển kinh tế - Sự an toàn + Tỷ lệ tội phạm + Tấn công khủng bố - Giá cả

Có nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu về nhân tố kéo. Trong đó, mỗi tác giả khác nhau cho ra kết quả khác nhau.

Nghiên cứu của Fakeye & Crompton (1991) đƣa ra 32 yếu tố thu hút du khách ảnh hƣởng đến quyết định chọn điểm đến du lịch và đƣợc phân thành 6

25

nhóm nhân tố chính ảnh hƣởng đến quyết định chọn điểm đến du lịch: sự hứng thú với thiên nhiên và văn hoá, đầy đủ tiện nghi phòng nghỉ, phƣơng tiện giao thông, cơ sở hạ tầng, đặc sản, ẩm thực đa dạng, con ngƣời thân thiện, hoạt động giải trí, cuộc sống về đêm.

Trong nghiên cứu về công viên quốc gia Hàn Quốc, Jeong (1997) điều tra mối quan hệ của 6 nhóm nhân tố thu hút du khách ảnh hƣởng đến quyết định chọn điểm đến: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử và văn hoá, phƣơng tiện đi bộ leo núi trang bị tốt, nguồn thông tin và phƣơng tiện tiện lợi, thuận tiện thƣơng mại và tiện lợi phòng nghỉ. Tác giả cũng chỉ ra nhân tố ảnh hƣởng đến hầu hết các vƣờn quốc gia là tài nguyên thiên nhiên và sự thu hút về lịch sử, văn hoá.

Prayag (2010) chỉ ra 19 nhân tố kéo ảnh hƣởng đến quyết định chọn điểm đến: chất lƣợng phƣơng tiện giao thông và cơ sở hạ tầng địa phƣơng, nhiều thông tin về điểm đến, sự an toàn cá nhân, sự d dàng tiếp cận điểm đến, sự lựa chọn chỗ ở thuận tiện, giá trị của đồng tiền, sự hấp dẫn của món ăn địa phƣơng, con ngƣời thân thiện và thú vị, dịch vụ chất lƣợng, cơ sở mua sắm tốt, cuộc sống về đêm và giải trí, những bãi biển tuyệt vời và cơ hội thể thao dƣới nƣớc, nhiều hoạt động để làm, khí hậu tốt, cảnh quan đẹp và sự hấp dẫn tự nhiên, sự thu hút về lịch sử và văn hoá, không bị ô nhi m môi trƣờng và thiên nhiên hoang sơ, tính mới lạ của điểm đến.

Thông qua lƣợc khảo các tài liệu nghiên cứu, bài nghiên cứu này tổng hợp và chọn lọc lại các yếu tố về động cơ từ các tác giả ở trên. Bên cạnh đó, tiến hành lựa chọn ra những thuộc tính đƣợc nhắc đến nhiều về du lịch ở An Giang qua các tạp chí hƣớng dẫn du lịch, các tour giới thiệu tham quan An Giang, sách báo, phƣơng tiện truyền thông và tác giả sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm (nghiên cứu định tính) để xác định các tiêu chí. Các thang đo của biến quan sát sử dụng thang đo likert (5 mức độ) đƣợc lựa chọn cho phù hợp để tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) và đƣa ra đƣợc nhân tố kéo gồm 18 yếu tố:

1, Tài nguyên thiên nhiên

1. Khí hậu d chịu, mát mẻ 2. Vẻ đẹp của cảnh quan du lịch

3. Sự đa dạng và độc đáo của hệ động thực vật.

2, Cơ sở hạ tầng

4. Giao thông thuận tiện và chất lƣợng.

5. Sự d dàng trong việc tiếp cận những điểm đến 6. Phòng nghỉ thoải mái tiện nghi.

26

3, Vui chơi giải trí du lịch

7. Cuộc sống về đêm đa dạng và nhộn nhịp 8. Tính mới lạ

9. Nhiều nơi giải trí và các hoạt động thể thao 10. Nhiều địa điểm mua sắm tốt.

4, Những yếu tố văn hoá, lịch sử và nghệ thuật

11. Làng nghề đặc sắc

12. Nghệ thuật ẩm thực đa dạng

13. Tài nguyên di sản văn hoá lịch sử đa dạng 14. Đặc sản.

5, Những yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội

15. Sự an toàn, an ninh điểm đến 16. Giá cả hợp lí

17. Tình trạng đông đúc

18. Lòng mến khách và thân thiện của ngƣời dân địa phƣơng.

Kim, Lee, Klenosky, 2003 quyết định lựa chọn điểm đến du lịch thƣờng chịu ảnh hƣởng bởi nhóm nhân tố đẩy và nhóm nhân tố kéo. Nhân tố đẩy là động cơ hoặc nhu cầu phát sinh do sự không cân bằng của các động lực bên trong, nhân tố tác động hoặc tạo ta nhu cầu để đi du lịch (Crompton, 1979).

Động cơ đƣợc xem nhƣ là khái niệm chính trong việc hiểu biết hành vi du lịch và tiến trình lựa chọn điểm đến vì chúng là lực thúc đẩy đằng sau tất cảcác hành động. Theo quan điểm chung thì động cơ liên quan đến nhu cầu và các nhu cầu này điều khiển cá nhân hành động theo một cách nào đó để đạt đƣợc sự thỏa mãn nhƣ mong muốn. Khi cá nhân quyết định đi du lịch để thƣ giãn, họ có nhiều lí do và động cơ khác nhau, chúng đƣợc xem là những yếu tố làm giảm áp lực

Động cơ mô tả những nhân tố tâm lý bên trong của quá trình tạo nên động lực (nhu cầu, mong muốn và mục tiêu), những yếu tố này tạo ra áp lực trong tâm trí và cơ thể của một ngƣời. Kết quả của áp lực và nhữngnhu cầu bên trong đó dẫn đến hành động của mỗi cá nhân để làm giảm áp lực và vì thế thỏa mãn đƣợc những nhu cầu của họ.

Có nhiều tác giả khác nhau đã nghiên cứu về động cơ đi du lịch (nhân tố đẩy).

Nghiên cứu của Samuel Seongseop Kim, Chong-Ki Lee, David B.Klenosky (2003) đã đƣa ra 12 yếu tố về động cơ thúc đẩy du lịch, sau đó phân lại thành 4 nhóm: Tụ họp gia đình và bạn bè, đánh giá cao về tài nguyên và sức khoẻ, thoát khỏi cuộc sống hằng ngày, thử thách và xây dựng mối quan hệ.

27

Nghiên cứu của Bashar Aref Mohammad Al-Haj Mohammad (2010) đã đƣa ra 25 nhân tố về động cơ du lịch và đƣợc chia thành 8 nhóm nhân tố: làm thoả mãn bản thân, nâng cao mối quan hệ, tìm kiếm sự thƣ giản, mở rộng phạm vi cuộc sống, sự tham gia đa dạng, đáp ứng nhu cầu tinh thần, thoát khỏi cuộc sống hằng ngày, tăng kiến thức về điểm đến. Wang De-gen (2004) đã đƣa ra 17 nhân tố, sau đó phân tích thành 5 nhóm: thƣ giản và sức khoẻ, đánh giá cao về tự nhiên và tiếp thu kiến thức, nâng cao mối quan hệ, uy tín bản thân, phiêu lƣu và mới lạ.

Oh, Uysal & Weaver, 1995; Fakeye & Crompton, 1991; Turnbull & Uysal, 1995; Yuan & McDonald, 1990; Jeong, 1997; Lee, Kim & Kwon, 1987 cùng chỉ ra nhân tố động lực tác động đến quyết định chọn điểm đến du lịch: thoát khỏi cuộc sống hằng ngày, năng cao uy tín bản thân địa vị xã hội, cải thiện mối quan hệ, thử thách, mạo hiểm, tính mới lạ của điểm đến,có kiến thức về di sản và văn hoá, mở rộng phạm vi cuộc sống gặp gỡ nhiều ngƣời. Bài nghiên cứu này sẽ tổng hợp và chọn lọc lại các yếu tố về động cơ từ các tác giả ở trên và đƣa ra đƣợc 13 yếu tố gồm:

1, Thoát khỏi cuộc sống hằng ngày

1. Để nghỉ ngơi, thƣ giản

2. Tránh khỏi cuộc sống hằng ngày 3. Đáp ứng mong muốn đến nơi khác.

2, Nâng cao mối quan hệ

4. Để gặp gỡ những ngƣời mới

5. Để nâng cao uy tín, địa vị bản thân

6. Để kể cho bạn bè nghe về kinh nghiệm du lịch

7. Điều kiện cho mối quan hệ gia đình và quan hệ họ hàng.

3, Tụ hợp gia đình và học hỏi

8. Có thời gian vui vẻ bên gia đình 9. Tăng kiến thức về điểm đến

10. Quan sát động vật hoang dã quý hiếm.

4, Thử thách và cải thiện sức khoẻ

11. Để mạo hiểm, thử thách bản thân 12. Cải thiện sức khoẻ

13. Đáp ứng nhu cầu tôn giáo.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn an giang là địa đểm đến du lịch (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)