Để đánh giá khả năng sinh lời, doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với các nguồn lực kinh tế đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ qúa trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần doanh thu thực hiện trong kỳ với chi phí. Khi đơn vị hoạt động càng hiệu quả thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều.
4.2.2.1 Từ năm 2010 – 2012
Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của toàn bộ Công ty. Vì vậy để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với tài sản, doanh thu, vốn chủ sở hữu, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh lợi thường được sử dụng để đánh giá lợi nhuận bao gồm chỉ tiêu sau:
Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bảng 4.11 - Nhóm chỉ tiêu sinh lời của Công ty năm 2010 - 2012
Khoản mục Đơn vị tính Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Doanh thu thuần Triệu đồng 41.954 50.752 61.090 Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 18.565 30.465 42.593 Lãi gộp Triệu đồng 5.989 8.907 15.793 EBIT Triệu đồng 2.091 1.089 3.124 Vốn chủ sỡ hữu bình quân Triệu đồng 2.832 12.012 23.584 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.568 817 2.343 Suất sinh lợi căn bản (EBIT/TTS) % 11,3 3,5 7,3 Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % 3,7 1,6 3,8 Lợi nhuận trên tài sản (ROA) % 8,4 2,7 5,5 Lợi nhuận trên VCSH (ROE) % 55,4 6,8 9,9
65
- Lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu thuần, cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần mang về có bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Năm 2010 tỷ số này là 3,7% đồng nghĩa cứ 100 đồng doanh thu thuần công ty mang về 3,7 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2011 tỷ số này giảm 2,1%. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, bên cạnh đó doanh thu có tăng nhưng do chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn nên làm lợi nhuận giảm đáng kể. Nhưng lại tăng lên khi bước sang năm 2012, tỷ số là 3,8% có nghĩa cứ 100 đồng doanh thu thuần công ty tạo ra được 3,8 đồng lợi nhuận ròng. Chủ yếu do tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng của các khoản chi phí, làm cho lợi nhuận tăng đáng kể.
- Lợi nhuận trên tài sản (ROA):
Tỷ số này dùng để đo lường khả năng sinh lợi của tổng tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh. Cho biết 100 đồng tài sản kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Tỷ số này tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể năm 2010 tỷ số này là 8,4% có nghĩa cứ 100 đồng tài sản tạo ra 8,4 đồng lợi nhuận ròng. Giảm mạnh vào năm 2011, cứ 100 đồng tài sản chỉ tạo ra 2,7 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân do tốc độ tăng của lợi nhuận không bằng tốc độ tăng của tài sản. Sang năm 2012 có nhiều tiến triển hơn, tỷ số này đã tăng lên 5,5% đồng nghĩa cứ 100 đồng tài sản tạo ra 5,5 đồng lợi nhuận. Tuy khả năng sinh lợi trên 100 đồng tài sản được cải thiện nhưng nhìn chung khả năng sinh lợi này còn rất thấp, do đó cần có những biện pháp tích cực hơn để gia tăng khoản này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, cho biết trong 100 đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư kinh doanh mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Năm 2010 tỷ số này là 55,4% cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mang về 55,4 đồng lợi nhuận, con số khá cao. Nhưng lại giảm mạnh khi sang năm 2011, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ thu được 6,8 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2012 tỷ số này có phần tăng lên 9,9% có nghĩa cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 9,9 đồng lợi nhuận ròng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận ròng. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng cao chỉ trong năm 2010 , nhưng lại giảm mạnh năm 2011 và 2012 do đó công ty cần có biện pháp để gia tăng khả năng sinh lợi vốn chủ sở
66
hữu để góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian sắp tới.
Hình 4.11 - Khả năng sinh lợi của Công ty (2010 – 2012).
4.2.2.2 Của 6 tháng đầu năm 2011, 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013
Để đánh giá khả năng sinh lời, doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với các nguồn lực kinh tế đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận
Bảng 4.12 - Nhóm chỉ tiêu sinh lời của Công ty (6 tháng đầu năm 2011, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013)
Khoản mục Đơn vị
tính 6T2011 6T2012 6T2013
Doanh thu thuần Triệu đồng 26.712 30.722 35.966 Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 15.297 21.604 24.898 EBIT Triệu đồng 598 2.296 3.390 Vốn chủ sỡ hữu bình quân Triệu đồng 6.163 12.704 14.197 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 448 1.722 2.542 Suất sinh lợi căn bản
(EBIT/TTS) % 3,9 10,6 13,6
Lợi nhuận trên doanh thu
(ROS) % 1,7 5,6 7,1
Lợi nhuận trên tài sản (ROA) % 2,9 8,0 10,2 Lợi nhuận trên VCSH (ROE) % 7,3 13,6 17,9
67 - Lợi nhuận trên doanh thu (ROS):
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu thuần, nó cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần mang về tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Tỷ số năm nay tăng hơn tỷ số năm trước, cụ thể 6 tháng đầu năm 2011 thì cứ 100 đồng doanh thu thuần mang về chỉ có 1,7 đồng lợi nhuận ròng trong khi 6 tháng đầu năm 2012 tỷ số này là 5,6% có nghĩa cứ 100 đồng doanh thu thuần mang về tạo ra được 5,6 đồng lợi nhuận ròng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 tỷ số này đã tăng lên 1,47 đồng, đồng nghĩa cứ 100 đồng doanh thu thuần mang về 7,1 đồng lợi nhuận. Do tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng của các khoản chi phí.
- Lợi nhuận trên tài sản (ROA):
Tỷ số này dùng để đo lường khả năng sinh lợi của tổng tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh, nó cho biết cứ 100 đồng tài sản kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Tỷ số này đầu năm 2013 tăng 2,24% so với đầu năm 2012, suất sinh lợi của tài sản năm 2013 tương đối cao, cụ thể 6 tháng đầu năm 2011 100 đồng tài sản chỉ đem về 2,9 đồng lợi nhuận, sang năm 2012 tỷ số này là 8% đồng nghĩa cứ 100 đồng tài sản đem đi kinh doanh tạo ra 8 đồng lợi nhuận ròng, nhưng đến đầu năm 2013 tỷ số này tăng lên là 10,2%, tương ứng cứ 100 đồng tài sản tạo ra 10,2 đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này tăng do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân. Tuy tỷ số sinh lợi của tài sản tăng nhưng công ty cũng cần có những biện pháp tích cực hơn để tăng hoặc bằng tránh tình trạng giảm, để góp phần nâng cao hiệu quả trong kinh doanh của công ty.
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, cho biết cứ trong 100 đồng vốn chủ sở hữu đem đi đầu tư kinh doanh thì mang về được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng
Tỷ số sinh lời của vốn chủ sỡ hữu tăng lên 4,35 đồng khi sang đầu năm 2013, cụ thể 6 tháng đầu năm 2011 tỷ số này là 7,3% nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra 7,3 đồng lợi nhuận. Trong khi đầu năm 2012 tỷ số này là 13,6% đồng nghĩa cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà công ty đem đi đầu tư tạo ra 13,6 đồng lợi nhuận ròng. Trong khi 6 tháng đầu năm 2013 là 17,9% tăng lên 4,35 đồng, có nghĩa cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu công ty đầu tư tạo ra 17,9 đồng lợi nhuận ròng
68
Hình 4.12 - Khả năng sinh lợi của Công ty (6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013)