Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công trình đô thị tỉnh sóc trăng (Trang 79)

doanh của Công ty

 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Xây dựng kết cấu tài sản cố định hợp lý, do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp công trình nên tài sản cố định đóng một vai trò không nhỏ trong việc tạo ra doanh thu, do đó Công ty cần có biện pháp để sử dụng có hiệu quả phần tài sản ấy.

Theo dõi chặt chẽ, bảo quản tránh hư hỏng, mất mát tài sản, quản lý chặt chẽ phần chi phí trong quá trình xây dựng.

Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên có ý thức sử dụng và bảo vệ tài sản, đồng thời thường xuyên bảo dưỡng tất cả các tài sản kể cả tài sản phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của Công ty.

Đẩy mạnh tiến độ thi công, hoàn thành sớm các công trình hạn mục lớn mà Tỉnh đã giao, cũng như của khách hàng của Công ty. Bên cạnh đó cần có phải kết hợp với khách hàng để rút ngắn khoản thu để Công ty có thể tiến hành nhiều hoạt động khác nhằm tăng lợi nhuận từ nguồn vốn ấy.

Bên cạnh việc bảo dưỡng tài sản thì vấn đề quan trọng không kém là phần hàng tồn kho, dự trữ. Tránh tình trạng quá thừa hay quá thiếu, quá thừa để một thời gian sẽ giảm chất lượng của sản phẩm ảnh hưởng đến doanh thu, nếu quá thiếu thì có thể sẽ mất lượng khách hàng thường xuyên tìm đến Công ty. Ngoài ra cũng phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động giá cả thị trường để có biện pháp xử lý nhanh chóng, hợp lý, tránh rủi ro.

70

Tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị hiện có để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công việc, xây dựng các công trình, sớm bàn giao cho khách hàng, để tiết kiệm phần chi phí.

Sắp xếp lại bộ máy quản lý cho thích hợp với tình hình mới, phân công công việc phù hợp với chuyên môn, nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên. Người có công nên khen thưởng, người làm sai nên xử phạt.

 Biện pháp tăng doanh thu

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho Công ty. Vì vậy việc tăng lợi nhuận Công ty phải thường xuyên theo dõi, nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nguồn vật tư với giá cả hợp lý, chất lượng tốt để ký hợp đồng với nhà cung cấp nhằm bình ổn giá cả, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ.

Mua một số thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác thu gom, đồng thời có thêm máy để phân loại rác thải và tiến hành xử lý nhanh hơn tránh gây mùi hôi khó chịu, đồng thời hạn chế gây ô nhiễm môi trường cho khu vực gần.

Công ty cần quan tâm, chú trọng đến việc đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.

Tích cực mối quan hệ với các địa phương trong khu vực để đấu thầu các công trình bằng nguồn vốn khác nhau, xây dựng thi công các công trình đúng tiến độ thiết kế, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Nâng cao uy tín của Công ty bằng cách nâng cao chất lượng các công trình, đồng thời nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ.

Công ty cần chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng.  Biện pháp giảm chi phí

Bên cạnh những biện pháp tăng doanh thu thì những biện pháp giảm chi phí cũng rất quan trọng trong mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Quá trình phân tích cho thấy, chi phí qua 3 năm 6 tháng tăng cao và tăng nhanh qua các năm, đây là một vấn đề đáng quan tâm đối với Công ty

Thứ nhất, nâng cao ý thức trách nhiệm của công nhân viên trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn nguyên vật liệu, nhiên liệu, điện, nước. Hạn chế việc sử dụng lãng phí phục vụ lợi ích cá nhân.

Thứ hai, phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí đó là giá vốn hàng bán, cụ thể là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Ngày nay tình hình giá cả thị trường biến động bất thường, gây khó khăn cho việc giảm chi phí. Chính vì vậy Công ty cần phải thường xuyên theo dõi giá cả thị trường, đặc biệt là giá

71

cả mua nguyên vật liệu dùng trong xây dựng, tránh khoản chi phí tăng đột biến gây khó khăn trong việc tăng lợi nhuận.

Thứ ba, chi phí nhân công, Công ty cũng có thể tiết kiệm một khoản chi phí nhân công bằng cách chấm dứt hợp đồng với những lao động không cần thiết, hoặc không có năng lực, hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ tư, chi phí sử dụng máy móc, thiết bị, vận hàng và bảo trì đúng kĩ thuật đối với những máy móc dùng trong công trình nhằm hạn chế đến mức tối đa các trường hợp hư hỏng gây phát sinh chi phí không cần thiết.

72

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh không những là nhiệm vụ trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài của bất kỳ công ty nào. Là một trong những nội dung quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thông qua việc phân tích này giúp cho nhà quản lý thấy được thực trạng về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty thế nào, để kịp thời khắc phục những mặt còn khó khăn, những mặt còn hạn chế về việc sử dụng vốn, chi phí đã bỏ ra và mang lại doanh thu lợi nhuận là bao nhiêu.

Bên cạnh đó còn giúp nhà quản trị phát hiện được những khả năng tiềm tàng của đơn vị để có biện pháp khai thác sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có.

Sau khi phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Công trình đô thị tỉnh Sóc Trăng ta thấy doanh thu tăng đi kèm theo là chi phí qua các năm cũng tăng cao. Tuy có lợi nhuận nhưng lợi nhuận không đều qua các năm.

Qua việc phân tích đánh giá khái quát tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty TNHH Một thành viên Công trình đô thị tỉnh Sóc Trăng trong 3 năm 6 tháng từ 01/2010 – 06/2013 , ta thấy xét về doanh thu thì tăng đều qua các năm với tốc độ tương tự nhau. Còn phần chi phí cũng tăng lên qua các năm, tương đương với mức tăng của doanh thu. Về lợi nhuận của Công ty thì có phần giảm trong năm 2011 nhưng đến năm 2012 thì tăng cao. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy Công ty kinh doanh có hiệu quả.

Hiệu quả quản trị tài sản vẫn chưa cao, còn khả năng sinh lợi, Công ty có suất sinh lợi tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu tương đối thấp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Công ty đã và đang từng bước hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước, từng bước khẳng định mình trở thành một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ, xây dựng, thiết kế của thành phố. Về chỉ tiêu hoạt động thì công ty đã kinh doanh có hiệu quả và đang trên đà phát triển.

73

5.2 KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tập tuy không nhiều nhưng em được tiếp xúc thực tế tại Công ty và sau khi phân tích tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, tôi xin phép có một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, Công ty thường xuyên theo dõi, diễn biến giá cả thị trường nhất là khoản chi phí nguyên vật liệu, đây là khoản chi phí có ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán. Nhằm giúp Công ty chủ động hơn và đưa ra nhiều chính sách phù hợp kịp thời để đối phó với những diễn biến phức tạp trong kinh doanh. Đồng thời có những chiến lược định giá thành phù hợp để đảm bảo doanh thu của Công ty.

Thứ hai, vì Công ty là đơn vị chủ yếu phục vụ các hạng mục của Tỉnh, nên thị trường trong tỉnh đóng vai trò quyết định lợi nhuận, nhưng để tăng thêm lợi nhuận thì Công ty nên củng cố tình hình trong Tỉnh và mở rộng thị trường ngoài Tỉnh. Đồng thời với việc mở rộng thị trường cần phải tăng giá thành dịch vụ kèm theo tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ để tăng lợi nhuận.

Thứ ba, cần đảm bảo việc sử dụng tài sản đi đôi với bảo quản, bảo dưỡng tài sản để có thể kéo dài thời gian sử dụng máy móc, tiết kiệm khoản chi phí mua tài sản mới. Đồng thời thanh lý những máy móc thiết bị không còn sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.

Thứ tư, giảm chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp, vì đây là hai khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao, nguyên nhân chủ yếu làm giảm lợi nhuận, đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng đã ký.

Thứ năm, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các bộ phận quan trọng của Công ty như bộ phận kế toán, bộ phận kinh doanh. Và nâng cao tay nghề cho nhân viên các xưởng, đảm bảo đời sống tốt cho họ.

Thứ sáu, Công ty cần nâng cao tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình và năng động của nhân viên nhằm tăng khách hàng mới, giữ tốt mối quan hệ với khách hàng cũ.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Dược, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp.

2. Nguyễn Đăng Thúc, 2009. Phân tích kinh doanh lý thuyết và thực hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

3. Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Thành Long, Trần Quang Thuận, 2007.

Phân tích hoạt động kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

4. Đinh Thái Như Ngà, 2009. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư – xây dựng Gia Thịnh. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.

5. La Thị Hồng Cẩm, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH tư vấn và xây dựng TVT. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.

6. Ngô Thị Cẩm Giang, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.

7. Phan Thị Thúy Kiều, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTB Thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.

8. Lê Thị Giang, 2013. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TM SX DV C & Y. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.

75

PHỤ LỤC

Bảng cân đối kế toán 2010 – 2011 - 2012

ĐVT: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

A - Tài sản ngắn hạn 14.768 18.969 32.122

I - Tiền và khoản tương đương

tiền 1.497 3.783 5.029

1. Tiền 1.497 3.783 5.029

II - Các khoản đầu tư ngắn hạn 7 51,8 51,8 1. Đầu tư ngắn hạn 7 51,8 51,8 III - Các khoản phải thu ngắn hạn 8.889 12.337 22.223 1. Phải thu khách hàng 2.113 10.411 10.318 2. Trả trước cho người bán 2.104 1.761 12.700 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 3.211 0 0 5. Các khoản phải thu khác 1.461 165 138 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 0 0 (933) IV - Hàng tồn kho 3.711 1.779 3.630 1. Hàng tồn kho 3.713 1.779 3.630 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (2) 0 0 V - Tài sản ngắn hạn khác 664 1.018 1.188 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 233 0 0 2. Thuế GTGT được khấu trừ 225 0 0 3. Thuế và khoản phải thu nhà

nước 2 0 0

4. Tài sản ngắn hạn khác 204 1.018 1.188

B - Tài sản dài hạn 10.360 16.834 17.261

I - Các khoản phải thu dài hạn 4.636 - - 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực

thuộc 4.636 0 0

II - Tài sản cố định 4.580 16.597 16.891 1. Tài sản cố định hữu hình 4.381 15.058 15.006 Nguyên giá 4.486 20.704 21.851

76

Giá trị hao mòn lũy kế (105) (5.646) (6.845) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 15 - -

Nguyên giá 15 0 0

3. Tài sản cố định vô hình 116 1.539 1.539

Nguyên giá 116 1.539 1.539

4. Chi phí xây dựng cơ bản 68 0 346 III - Bất động sản đầu tư - - - IV - Đầu tư tài chính dài hạn 1.028 - - 2. Đầu tư vào công ty liên kết 652 0 0 3. Đầu tư dài hạn khác 376 0 0 V - Tài sản dài hạn khác 116 237 370 1. Chi phí trả trước dài hạn 116 237 370

TỔNG TÀI SẢN 25.128 35.803 49.383

A - Nợ phải trả 21.810 15.098 22.920

I - Nợ ngắn hạn 7.208 15.098 22.920

1. Vay và nợ ngắn hạn 0 0 0

2. Phải trả cho người bán 729 1.891 2.564 3. Người mua trả tiền trước 1.277 4.528 4.384 4. Thuế và khoản nộp nhà nước 154 2.257 3.880 5. Phải trả người lao động 109 1.559 - 6. Chi phí phải trả 29 3.347 9.976

7. Phải trả nội bộ 3.195 0 0

9. Các khoản phải trả phải nộp

khác 1.288 385 769

11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 427 1.131 1.347

II - Nợ dài hạn 14.602 0 0

1. Phải trả dài hạn người bán 273 0 0 2. Phải trả dài hạn nội bộ 4.811 0 0 3. Phải trả dài hạn khác 4 0 0 4. Vay và nợ dài hạn 9.475 0 0 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 39 0 0

B- Vốn chủ sỡ hữu 3.318 20.705 26.463

I - Vốn chủ sỡ hữu 3.318 20.705 26.463 1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 3.176 18.764 24.002

77

7. Quỹ đầu tư phát triển 6 10 10 8. Quỹ dự phòng tài chính 130 1.931 2.451 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối 6 0 0

II - Nguồn kinh phí và quỹ - - -

78

Bảng cân đối kế toán

01 – 06/2011 ; 01 – 06/2012 và 01 – 06/2013

ĐVT: triệu đồng

01 – 06/2011 01 – 06/2012 01 – 06/2013

A - Tài sản ngắn hạn 9.836 17.585 15.267

I - Tiền và khoản tương đương

tiền 1.891 3.749 3.818

1. Tiền 1.891 3.749 3.818 II - Các khoản đầu tư ngắn hạn 259 38 33 1. Đầu tư ngắn hạn 259 38 33 III - Các khoản phải thu ngắn hạn 6.189 11.219 8.534 1. Phải thu khách hàng 5.125 5.171 5.319 2. Trả trước cho người bán 982 6.048 2.994 5. Các khoản phải thu khác 82 221 IV - Hàng tồn kho 988 1.985 2.169 1. Hàng tồn kho 988 1.985 2.169 V - Tài sản ngắn hạn khác 509 594 713 4. Tài sản ngắn hạn khác 509 594 713

B - Tài sản dài hạn 8.299 7.487 9.457

I - Các khoản phải thu dài hạn - - - II - Tài sản cố định 7.529 7.487 9.457 1. Tài sản cố định hữu hình 10.352 6.556 7.892 Nguyên giá 2.823 8.741 12.838 Giá trị hao mòn lũy kế 0 (2.185) (4.946) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 - 25,9 Nguyên giá 0 - 25,9

Giá trị hao mòn lũy kế 0 - -

3. Tài sản cố định vô hình 770 793 1.539 Nguyên giá 770 793 1.539

Giá trị hao mòn lũy kế 0 - -

4. Chi phí xây dựng cơ bản 0 138

III - Bất động sản đầu tư - - - IV - Đầu tư tài chính dài hạn - - - V - Tài sản dài hạn khác - - -

79

1. Chi phí trả trước dài hạn 0 0 0

TỔNG TÀI SẢN 18.135 25.072 24.724

A - Nợ phải trả 7.548 10.252 11.151

I - Nợ ngắn hạn 7.548 10.252 11.151 2. Phải trả cho người bán 946 1.305 1.374 3. Người mua trả tiền trước 2.264 2.088 2.001 4. Thuế và khoản nộp nhà nước 1.128 1.446 1.283

5. Phải trả người lao động 779 - 738

6. Chi phí phải trả 1.674 4.338 4.310 7. Phải trả nội bộ 0 - 235

9. Các khoản phải trả phải nộp khác 192 434 177

11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 565 641 992

II - Nợ dài hạn - - 41

6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 - 41

B- Vốn chủ sỡ hữu 10.587 14.820 13.573 I - Vốn chủ sỡ hữu 10.587 14.820 13.573 1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 9.439 12.359 12.558

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công trình đô thị tỉnh sóc trăng (Trang 79)