Nông dân có sự liên kết với nhau hình thành hợp tác xã, câu lạc bộ hoặc hội nông dân nhằm để chia sẽ kinh nghiệm sản xuất và hỗ trợ nhau khi gặp các vấn đề khó khăn trong quá trình sản xuất. Cần có sự giúp đỡ nhau trong khâu sản xuất, chia sẽ và đóng góp ý kiến để quá trình sản xuất của nông dân trong vùng sản xuất được tốt hơn.
Cần có sự liên kết giữa 4 nhà: nhà nông, nhà nước, nhà băng và nhà tiêu thụ sản phẩm nhằm giúp đỡ, hỗ trợ vốn, kĩ thuật và có nơi tiêu thụ sản phẩm khi sản xuất ra.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Từ những kết quảđiều tra thực tế và những kết quả phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng bắp trên địa bàn huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp có thể rút ra một số kết luận sau:
Nông dân trên địa bàn huyện Lấp Vò trồng bắp với lí do là bắp là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, thời gian thu hoạch ngắn và dễ bán sản phẩm.
Nông dân trồng bắp nguồn giống chủ yếu là mua ở cửa hàng giống, trong quá trình sản xuất nông dân chưa tạo ra được nguồn giống phục vụ cho quá trình sản xuất vụ sau.
Quá trình sản xuất nhỏ lẻ, nông dân chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm sản xuất của bản thân hoặc sản xuất theo phương pháp truyền thống gia đình, ít tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nên việc áp dụng KHKT vào trong quá trình sản xuất còn hạn chế. Nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là dựa vào nông hộ khác, xem tivi, nghe đài.
Các hộ nông dân sản xuất bắp trên địa bàn rất ít tham gia câu lạc bộ hay hợp tác xã, có tham gia cũng là tỉ lệ rất nhỏ, từ đó việc hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn nghiện cứu chỉ có một hợp tác xã nên nông dân muốn tham gia cũng gặp nhiều khó khăn.
Nông dân sản xuất ra sản phẩm chủ yếu là bán cho thương lái. Do đó, thương lái thường ép giá đối với sản phẩm nên nông dân thường không có lợi nhuận cao.
Kết quả khảo sát và phân tích số liệu thu thập được từ nông hộ kết quả sản xuất bắp thì nông hộ có lãi. Mức chi phí nông hộ bỏ ra để sản xuất một công bắp là 4.859,70 ngàn đồng/công, chi phí LĐGD bằng chi phí lao động thuê thì lợi nhuận mang về cho nông hộ là 1.480,80 ngàn đồng/công.
Tỉ số doanh thu chia chi phí có lao động gia đình trung bình bằng 1,30 lớn hơn 1 cho thấy mô hình sản xuất có lãi, nên mô hình đạt hiệu quả về mặt tài chính.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với người sản xuất bắp
nhằm nắm bắt những kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận KHKT và đưa các biện pháp canh tác mới vào trong sản xuất. Đồng thời mạnh dạn áp dụng những tiến bộ đó vào trong sản xuất làm tăng năng suất và lợi nhuận cho người sản xuất. Nông dân cần chuẩn bị tốt đất trước khi gieo trồng như làm cỏ, đào đường mương thoát nước và cung cấp nước khi cần thiết, phun xịt diệt cỏ và côn trùng. Nông dân cần chọn mua giống đạt chất lượng và có sức nảy mầm tốt.
Tìm hiểu nắm bắt thông tin thị trường cho những giá cả đầu vào trong quá trình sản xuất, nắm bắt giá cả cho sản phẩm đầu ra. Đồng thời, liên kết với nông dân trong vùng tìm kiếm thị trường mới tiêu thụ sản phẩm và không bị lệ thuộc vào thương lái.
Cần chủ động học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhiều hộ nông dân trong vùng, mạnh dạn học hỏi các mô hình sản xuất giỏi đem lại lợi nhuận cao về áp dụng vào mô hình sản xuất và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với nông dân khác trong vùng.
Cần hạn chế sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong quá trình sản xuất, sử dụng nhiều loại phân hữu cơ trong quá trình sản xuất nhằm cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm chi phí đầu tư trong sản xuất.
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cần mở các lớp công tác khuyến nông, các lớp tập huấn thường xuyên cho nông dân để giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất và cách đối phó với sự diễn biến phức tạp của tình hình sâu bệnh, cũng như thời tiết.
Cần thường xuyên kiểm tra, quản lí chặt chẽ về mặt hàng phân bón cũng như thuốc BVTV trên thị trường nhằm tránh sự giả mạo gây tốn kém chi phí cho nông hộ sản xuất. Bình ổn giá cả phân bón, thuốc BVTV để nông dân an tâm sản xuất. Nhà nước cần can thiệp vào chính sách giá của các loại phân bón thuốc BVTV, cũng như giá cảđầu ra của sản phẩm nhằm tránh sự "trúng mùa - mất giá". Cần tiết kiệm các chi phí đầu vào như tiết kiệm chi phí phân bón và chi phí lao động gia đình vì hai chi phí này ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của nông dân.
Cần thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nhằm hỗ trợ giúp đỡ nông dân trong quá trình sản xuất, liên kết các hộ nông dân trong vùng tạo điều kiện cho nông dân sản xuất tốt hơn. Cần đầu tư vào hệ thống đê bao, xây dựng đê bao khép kín đểđảm bảo cho việc sản xuất của nông dân.
Cần có kênh truyền thông tư vấn thông tin, cung cấp thông tin về giá cả những phân bón, thuốc trừ sâu cho nông dân và những giá cả đầu ra cho sản phẩm bắp.