Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng bắp ở huyện lấp vò, tỉnh đồng tháp (Trang 46 - 48)

4.1.1.1 Chi phí giống

Giống là một trong những nhân tố đầu vào quan trọng đối với quá trình sản xuất và quyết định đến năng suất cũng như là sản lượng đầu ra. Sử dụng giống chất lượng và trồng với mật độ đúng thì sẽ tiết kiệm được chi phí, đồng thời cũng cho năng suất cao hơn.

Bảng 4.1: Số lượng giống và chi phí đầu tư cho sản xuất bắp Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị lớn

nhất Giá trị nhỏ nhất Giá trị trung bình Số lượng giống Kg/1000m2 2,2 1,8 1,98 Giá mua giống Ngàn đồng 175,00 170,00 172,50 Thành tiền Ngàn đồng 385,00 306,00 341,50

Nguồn: Khảo sát trực tiếp nông hộ tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp năm 2013

Qua bảng trên cho ta thấy, lượng giống mà nông hộ sử dụng cao nhất là 2,2 kg/công, lượng giống sử dụng thấp nhất là 1,8 kg/công, nhưng chung nhất lượng giống nông dân sử dụng trung bình là khoảng 1,98 kg/công. Số lượng giống sử dụng nhiều hay ít là do quan điểm của mỗi nông dân với quan niệm trồng với mật độ dày thì sẽ cho năng suất trái nhiều hơn. Tùy thuộc vào chỗ mua giống và người mua giống, giá cả của hạt giống cũng khác nhau, giá cả cao nhất nông dân mua là 175,00 ngàn đồng/kg, thấp nhất là 170,00 ngàn đồng/kg, giá hạt giống trung bình của bắp mà nông dân ở đây mua là 172,50 ngàn đồng/kg. Số tiền đầu tư mua giống cao nhất là 385,00 ngàn đồng/công, số tiền thấp nhất mà nông dân mua giống là 306,00 ngàn đồng/công, số tiền trung bình mà nông dân bỏ ra mua hạt bắp giống trên địa bàn huyện Lấp Vò là 341,50 ngàn đồng/công.

Giá thành khi mua giống phụ thuộc vào sự quen biết, cũng như là mua thường xuyên thì giá cả tương đối rẻ hơn. Còn những nông hộ mới mua lần đầu thì giá cả tương đối cao hơn.

4.1.1.2 Chi phí làm đất

Mô hình sản xuất bắp là mô hình sản xuất tương đối dễ, có thể sản xuất trên nền của ruộng lúa. Để hạn chếđược rủi ro do ngập nước và tạo dòng chảy vào mùa mưa, đồng thời dễ chăm sóc thì nhiều bà con đã mướn máy kéo, kéo hàng phục vụ vào quá trình sản xuất bắp. Để nâng cao năng suất và đạt chất lượng khi sản xuất, mỗi công nông dân phải bỏ ra từ 170,00 ngàn đồng đến 180,00 ngàn đồng để mướn máy kéo dãy, bên cạnh đó có hộ không làm đất như vậy trung bình mỗi công nông dân phải tốn một khoảng chi phí trung bình là 174,90 ngàn đồng/công để làm đất.

4.1.1.3 Chi phí lao động

Lao động là lực lượng cần thiết vào đầu mỗi vụ, phục vụ cho quá trình sản xuất như thuê lao động để tỉa hạt giống, bỏ tro,... Chi phí thuê mướn lao động nhỏ nhất là 160,00 ngàn đồng, cao nhất là 400,00 ngàn đồng, trung bình là 257,50 ngàn đồng. Bên cạnh đó, LĐGĐ cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định trực tiếp đến kết quả của quá trình sản xuất. Chi phí nhỏ nhất là 1.980,00 ngàn đồng, cao nhất là 3.500,00 ngàn đồng, trung bình là 2.530,70 ngàn đồng. Đơn vị tính là cho LĐGĐ và lao động thuê là ngày công lao động. Phần lớn là sử dụng lao động gia đình vào việc chăm sóc bơm nước, xịt thuốc,...

4.1.1.4 Chi phí tưới tiêu

Trong quá trình sản xuất bắp của nông hộ trên địa bàn huyện, từ khi tỉa hạt giống là mỗi ngày phải tưới khi cây còn nhỏ, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển. Cây sau 15 ngày thì không còn tưới bằng tay thay vào đó nếu vào mùa khô thì tuần bơm nước 2 lần còn vào mùa mưa thì mỗi tuần bơm nước 1 lần. Số tiền cao nhất mà nông dân bỏ ra cho việc tưới nước là 160,00 ngàn đồng/công, thấp nhất là 100,00 ngàn đồng/công. Số tiền trung bình mỗi hộ phải chi thêm là 128,65 ngàn đồng/công.

4.1.1.5 Chi phí thuốc BVTV

Trong sản xuất nông nghiệp dù loại cây trồng nào cũng sử dụng thuốc BVTV mà là sử dụng nhiều hay ít thôi. Trong sản xuất bắp cũng dậy phải sử dụng thuốc BVTV vào phòng trừ sâu bệnh, diệt cỏ, dưỡng trái,... nước ta là một nước nhiệt đới nên tình hình sâu bệnh diễn ra khá phức tạp nên cần sử dụng thuốc để phòng trị. Số tiền cao nhất nông dân phải trả cho chi phí thuốc BVTV là 300,00 ngàn đồng/công, số tiền ít nhất là 250,00 ngàn đồng/công, trung bình mỗi công trồng bắp thì nông dân trên địa bàn huyện phải bỏ ra 272,00 ngàn đồng/công.

4.1.1.6 Chi phí phân bón

Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và là yếu tố nhiều chi phí nhất trong quá trình sản xuất bắp.

Qua kết quả điều tra trực tiếp từ nông hộ thì nông dân thường sử dụng phân Urê, NPK (16-16-8), NPK (20-20-15), DAP (18-46-0) và phân Lân (16,5%). Phân bón thường chiếm chi phí cao vì mỗi vụ sản xuất là điều phải bón phân. Trong mỗi vụ sản xuất thì thường sử dụng bón nhiều lần trong mỗi vụ, mỗi vụ bón nông dân phải tốn cao nhất là 1.263,50 ngàn đồng/công, thấp nhất là 1.069,00 ngàn đồng/công. Như dậy bình quân mỗi công bắp nông dân trên địa bàn huyện Lấp Vò phải bỏ ra 1.154,40 ngàn đồng/công. Từ những kết quả trên cho chúng ta thấy, khi đầu tư sản xuất một công bắp chi phí phân bón là nhiều tiền hơn các loại chi phí khác.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng bắp ở huyện lấp vò, tỉnh đồng tháp (Trang 46 - 48)