SẢN XUẤT BẮP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẤP VÒ
Sử dụng hàm sản xuất Cobb_Douglas để kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố có liên quan đến hiệu quả sản xuất cũng như lợi nhuận của mô hình trồng bắp của nông hộ trên địa bàn. Từ đó phát hiện ra những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa, phát huy yếu tố có lợi, khắc phục các yếu tố có hại.
Sau khi tính toán, xử lí các số liệu và chạy phương trình hồi quy bằng phần mềm Stata11.1, ta thu được kết quả về mức độ ảnh hưởng của các nhân tốđến năng suất như sau:
Bảng 4.4: Kết quả phân tích các nhân tốảnh hưởng đến năng suất bắp của nông hộ tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp Các yếu tố Kí hiệu Hệ số Sai số chuẩn Hằng số 3,381 1,3113 Diện tích (1000m2) lnX1 0,001ns 0,0085 Số lượng giống (kg/1000m2) lnX2 0,728*** 0,0865 Số lượng đạm (kg/1000m2) lnX3 - 0,401* 0,2277 Số lượng lân (kg/1000m2) lnX4 0,247* 0,1361 Số lượng kali (kg/1000m2) lnX5 0,345*** 0,0968 Chi phí thuốc BVTV(ngàn đồng/1000m2) lnX6 0,349*** 0,0977 Kinh nghiệm sản xuất (năm) X7 0,005ns 0,0009 Trình độ học vấn (số năm đi học) X8 0,003ns 0,0020 Prob > F 0,000 Số quan sát (N) 60 R2 0,773 Adj R- Squared 0,737
Nguồn: Tính toán từ khảo việc khảo sát của nông hộ năm 2013 của tác giả
Ghi chú: *: mức ý nghĩa 10%,**: mức ý nghĩa 5%, ***: mức ý nghĩa 1%, ns: không có ý nghĩa ở ba mức ý nghĩa trên.
Qua kết quả ước lượng từ chương trình Stata11 và các kiểm định cho thấy có thể kết luận các yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với năng suất, có hệ số R2 bằng 0,773 nghĩa là sự biến động năng suất của nông hộ được giảm thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức độ 77,3%. Bên cạnh đó, căn cứ vào Prob > F bằng 0,000 có cơ sở kết luận rằng mô hình có ý nghĩa ở mức độ 1%.
Kiểm định đa cộng tuyến
Do hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 0,8 nên mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (xem phụ lục 2).
Kiểm định phương sai sai số thay đổi: imtest, White.
sai số thay đổi (xem phụ lục 2).
Kết quả cho thấy trong 8 biến đưa vào mô hình, thì có năm biến có ý nghĩa thống kê, ba biến không có ý nghĩa thống kê là diện tích, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn. Trong các yếu tốđưa vào kiểm định trong mô hình hàm sản xuất thì số lượng giống, số lượng kali và chi phí thuốc BVTV là tác động mạnh mẽ nhất đến năng suất cho trái của bắp. Bên cạnh đó thì số lượng lân cũng ảnh hưởng nhẹđến năng suất.
Diện tích đất canh tác của nông hộ: trong quá trình sản xuất diện tích đất canh tác là yếu tố rất quan trọng, vì diện tích đất nhiều thì sẽđược sử dụng sản xuất nhiều. Đất là yếu tố đầu vào và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Vì vậy, trong quá trình sản xuất quá trình sản xuất cần áp dụng khoa học kĩ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và tối đa hóa sản lượng. Kết quả hồi quy của mô hình cho thấy vụ sản xuất bắp năm 2013 hệ số diện tích không có ý nghĩa trong mô hình nên không ảnh hưởng đến năng suất.
Hệ số ước lượng của yếu tố số lượng giống có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và dương. Với kết quả này cho thấy, số lượng giống tỉ lệ thuận với năng suất. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng khối lượng giống lên 1% thì năng suất tăng lên 0,728%. Do lượng giống trung bình mà nông dân sử dụng là 1,98 kg/công thấp hơn số lượng giống mà nông dân sử dụng là 2,2 kg/công, nên khi tăng lượng giống lên thì năng suất sẽ tăng lên.
Số lượng đạm được sử dụng: theo kết quả phân tích, thì biến số lượng phân đạm có ý nghĩa thống kê trong mô hình, ở mức ý nghĩa 10%. Có thể nói rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi sử dụng tăng thêm 1% phân đạm thì năng suất giảm 0,401%. Vì thế ta nên hạn chế sử dụng phân đạm lại nhằm tiết kiệm chi phí mà năng suất cũng đạt được mức tối đa, tránh sâu hại và dịch bệnh tấn công.
Số lượng phân lân được sử dụng: theo kết quả phân tích từ phương trình hồi quy, biến này có ý nghĩa ở mức 10%. Có thể nói rằng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi sử dụng tăng thêm 1% phân lân thì sản lượng tăng lên 0,247%. Nhưng cũng phải chú ý tính năng suất biên giảm dần của các yếu tố này, khi muốn tăng lượng lân cũng phải tăng một lượng thích hợp để năng suất tăng lên tối đa, tránh sâu hại và dịch bệnh tấn công. Lượng phân Lân làm cho bộ rễ phát triển lấy chất dinh dưỡng trong đất, cứng cây chống đổ ngã.
Số lượng kali được sử dụng: cũng với mức ý nghĩa 1%, giả định các yếu tốđầu vào khác trong mô hình không thay đổi thì khi tăng 1% lượng phân kali thì năng suất tăng 0,345%. Phân kali làm cho cây bắp cứng cáp, tránh đỗ ngã, khi bón thêm một lượng phân kali thì năng suất sẽ tăng lên. Nhưng cũng phải
tuân theo quy luật năng suất biên giảm dần, bón một lượng cho phù hợp nhằm tăng năng suất tối đa, đồng thời hạn chế sâu hại và dịch bệnh.
Chi phí thuốc BVTV: cũng với mức ý nghĩa 1%, giảđịnh các yếu tố đầu vào khác không đổi, khi chi phí sử dụng thuốc BVTV tăng 1% thì năng suất tăng 0,349%. Khi tăng số lần phun xịt thì làm cho năng suất bắp sẽ tăng lên. Nên các hộ nông dân có thể tăng số lần phun thuốc bảo vệ thực vật cũng như liều lượng lên nhằm diệt cỏ, phòng trừ sâu hại, dưỡng trái và thích ứng với sự diễn biến phức tạp của thời tiết. Nhưng tránh phun thuốc quá liều lượng, nhiều lần làm cho sâu bệnh kháng thuốc và tăng chi phí sản xuất bắp.
Trình độ học vấn: biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, hệ số của trình độ học vấn mang dấu dương, nên trình độ học vấn càng cao thì càng dễ dàng tiếp cận với KHKT mới và áp dụng những tiến bộ KHKT một cách có hiệu quả vào trong quá trình sản xuất. Khi đó, làm cho việc sản xuất có hiệu quả hơn kéo theo năng suất sẽ tăng lên.
Yếu tố kinh nghiệm: biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, hệ số của kinh nghiệm sản xuất mang dấu dương, khi tăng lên 1 năm kinh nghiệm thì năng suất sẽ tăng lên. Dựa vào kinh nghiệm sản xuất nông dân có thể tiết kiệm được chi phí đầu vào như sử dụng phân hợp lí hơn, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh đúng thời kì và hợp lí, có kinh nghiệm chọn giống bắp phù hợp cho đất canh tác. Nhưng khi kinh nghiệm sản xuất càng lâu thì nông dân càng bảo thủ, ít chịu thay đổi phương thức sản xuất và học hỏi những tiến bộ KHKT nên tiết kiệm chi phí và năng suất cũng tăng ít.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BẮP CHO NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẤP VÒ, TỈNH
ĐỒNG THÁP