3.1.3.1 Tình hình trồng trọt tại huyện Lấp Vò
Năm 2012 tổng diện tích gieo trồng là 39.867,9 ha/40.292,3 ha, giảm 424,4 ha so với năm 2011 (chủ yếu giảm diện tích màu mùa lũ) và đạt 99,77% so với kế hoạch. Do hệ thống thủy lợi được đầu tư mở rộng phục vụ tốt nhu cầu tưới tiêu, công tác bảo vệ thực vật được thực hiện tốt nên cây trồng đạt năng suất cao, giúp tăng lợi nhuận nông dân. Khai thác hiệu quả ổn định quỹ đất nông nghiệp, vòng quay của đất là 2,7 lần, giảm 0,03 lần so với năm 2011. Diện tích lúa cả năm 2012 đạt 35.568,5 ha/34.314,5 ha, đạt 103,65% so với năm 2011 và đạt 102,01% so với kế hoạch. Năng suất cả năm diện tích lúa là 62,3 tạ/ha giảm 0,7 tạ/ha so với năm 2011. Tổng sản lượng là 221.722,3 tấn tăng 5.703,3 tấn so với năm 2011.
giảm 1.678,43 ha so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do nông dân chuyển sang trồng lúa và vùng màu xã Mỹ An Hưng A, Hội An Đông xả lũ. Năm 2012 cây bắp tiếp tục được trồng nhiều nhất chiếm 36,9% tổng diện tích xuống giống, mè chiếm 23,42%, khoai môn 11,35%, đậu nành 7,08%,...còn lại là các loại khác.
Tình hình sản xuất hoa màu năm 2012 ít thuận lợi hơn năm 2011, do giá cả không ổn định nhất là khoai môn giá thấp hơn năm 2011, mặc dù ít xuất hiện sâu bệnh gây hại, chủ yếu các đối tượng như: sâu đục thân, rầy mềm, héo rũ, thán thư,… Nông dân phòng trị kịp thời nên thiệt hại không đáng kể, năng suất hoa màu đạt khá.
Trong khi đó diện tích trồng cây ăn quả tuy không lớn, nhưng diện tích duy trì khá ổn định trong giai 2010 - 2012 với diện tích là 1.850 ha.
3.1.3.2 Tình hình sản xuất bắp tại huyện Lấp Vò
Huyện Lấp Vò công nghiệp, nông nghiệp đều có, nhưng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, việc sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa, hoa màu và cây ăn trái. Tuy nhiên, thế độc canh cây lúa bị phá vỡ từ nhiều năm nay. Bên cạnh đó để thay thế cây lúa thì bà con nông dân lại trồng một loại cây khác có thu nhập cao hơn cây lúa, đồng thời cũng mang lại lợi nhuận cao hơn. Trong các mô hình sản xuất đó thì sản xuất bắp được các nông hộ nơi đây phát triển thay thế cho cây lúa, chi phí bỏ ra tương đối cao hơn so với cây lúa, đây là mô hình sản xuất không có biện pháp canh tác và chăm sóc tốt thì mang lại hiệu quả không cao. Và có thể mất trắng khi bị dịch hại tấn công và tốn chi phí cho người sản xuất bắp. Sau đây là bảng diện tích trồng bắp qua các năm của huyện Lấp Vò. Bảng 3.1: Diện tích trồng bắp của huyện Lấp Vò giai đoạn 2010 – 2012 Năm Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) 1.198 1.455,9 1.045,2 22 - 28 Sản lượng (trái) 53.911.800 58.236.000 41.806.400 8 - 28,2
Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lấp Vò
Diện tích trồng bắp qua các năm 2010 đến 2012 luôn có sự biến động. diện tích trồng bắp năm 2010 là 1.198 ha sang năm 2011 diện tích trồng bắp là 1.455,9 ha tăng lên 257,9 ha tương đương với tỉ lệ là 22% so với năm 2010.
Qua năm 2012 diện tích trồng bắp là 1.045,2 ha giảm 410,7 ha giảm tương đương với tỉ lệ là 28,2% so vói năm 2011. Diện tích trồng bắp lúc tăng lúc giảm nguyên nhân là do giá cảđầu ra của sản phẩm không ổn định, chi phí cho sản xuất đầu vào tăng. Một nguyên nhân nữa là do tình trạng sản xuất các loại hoa màu khác mang lại lợi nhuận cao hơn. Từ những nguyên nhân trên cho chúng ta thấy nông dân sản những loại hoa màu cho lợi nhuận cao mà chưa quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, ổn định và lâu dài.
Sản lượng bắp tỉ lệ thuận với diện tích đất sản xuất, năm 2011 nhiều hơn sản lượng năm 2010 là 4.324.200 trái, tăng 8% so với năm 2010. Sang năm 2012 diện tích trồng bắp có xu hướng giảm kéo theo sản lượng của năm 2012 cũng giảm theo so với năm 2011, sản lượng giảm là 16.429.400 trái, tương đương giảm 28,8% so với năm 2011.
3.1.3.3 Tình hình chăn nuôi tại huyện Lấp Vò
Bên cạnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tình hình chăn nuôi trên địa bàn cũng từđó phát triển theo. Chủ yếu là đất phù sa ven sông nên cũng có nhiều cỏđể ngành chăn nuôi phát triển, các phế phẩm của ngành nông nghiệp như rơm, thân cây ngô cũng là nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi. Chủ yếu là chăn nuôi theo hộ gia đình, tận dụng các nguồn thức ăn thừa để nuôi đàn gia súc, gia cầm, có rất ít cơ sở chăn nuôi theo kiểu công nghiệp.
Nhìn chung đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện tăng giảm qua các năm, cụ thể như sau: đối với đàn trâu bò năm 2010 đạt 2.870 con sang năm 2011 đạt là 3.346 con tăng 476 con chiếm tỉ lệ là 116,6% so với năm 2010. Qua năm 2012 đàn trâu bò có xu hướng giảm so với năm 2011 và giảm 429 con, chiếm tỉ lệ 87,2% so với năm 2011. Trong khi đó quy mô đàn heo trên địa bàn huyện có xu hướng tăng từ 12.192 con lên 12.358 con trong năm 2010 và năm 2011. Năm 2012 lĩnh vực ngành chăn nuôi từng bước được duy trì và ổn định. Ngành nông nghiệp, phối hợp các xã, thị trấn tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên gia súc, gia cầm theo nội dung chỉ đạo cấp trên, tình hình dịch bệnh trong năm tương đối ổn định nên người nuôi an tâm chăm sóc. Tính từ đầu năm đến nay tổng đàn trâu, bò là: 2.917 con, đạt 88% kế hoạch, giảm 429 con so với năm 2011; tổng đàn heo là 14.046 con vượt 0,3% so với kế hoạch, giảm 146 con so với năm 2011; gia cầm: có 264.418 con, đạt 97% kế hoạch, giảm 7.808 con so với năm 2011.
3.1.3.4 Tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện Lấp Vò
Huyện Lấp Vò có sông Tiền và sông Hậu chảy qua, cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt phân bổ đều khắp trong huyện, có nguồn nước ngọt
quanh năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác tiềm năng thủy sản.
Là một ngành sản xuất có thế mạnh đứng sau trồng trọt và chăn nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản và sản lượng thủy sản cũng tương đối ổn định.
Tổng diện tích nuôi thủy sản 365,82 ha, vượt 26,14% so với kế hoạch, tăng 43,82 ha so với năm 2011 (diện tích này tăng chủ yếu là nuôi tôm càng xanh tương đối khả quan, tôm ít bệnh, mực nước cao, đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của tôm, kênh mương thông thoáng,…vì vậy, năm 2012 các hộ dân đã mở rộng diện tích). Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 20.626 tấn, trong đó sản lượng nuôi là 20.426 tấn, sản lượng khai thác 200 tấn.