3.2.6.1 Tình hình thu hoạch
Bắp là loại cây ngắn ngày thời gian từ trồng đến khi thu hoạch là từ khoảng 62 đến 65 ngày. Do bắp ăn trái để lâu không được nên cần thu hoạch tiêu thụ sớm. Thông thường thì thu hoạch bắp vào thời gian nào trong ngày cũng được tùy vào quyết định của thương lái. Bắp tươi có độ ẩm cao nên sau khi thu hoạch không được đổ đóng nhằm bảo quản tốt để vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Nông dân thường bán sản phẩm cho thương lái trước khi tới thời điểm thu hoạch nhằm tránh sựđụng sản phẩm.
3.2.6.2 Tình hình tiêu thụ
Đến thời điểm thu hoạch là thương lái đến tận ruộng để mua, vài ngày sau thì thương lái đến thu hoạch. Sau khi thu hoạch xong thường vận chuyển trực tiếp đến nơi tiêu thụ, thương lái là đối tượng tiêu thụ sản phẩm chính của nông dân và cũng là đối tượng quyết định đến giá cả của sản phẩm. Và thường giá cảđược thương lái đưa ra và cho nông dân thỏa thuận, nếu thấy giá cả hợp lí và có lãi thì nông dân sẽ bán cho thương lái. Giá cả của mỗi trái bắp thường dao động trong khoảng 1,30 ngàn đồng đến 1,60 ngàn đồng mỗi trái. Có thời điểm lên 1,60 ngàn đồng hoặc 1,70 ngàn đồng mỗi trái nhưng khi khảo sát các hộ nông dân thì giá bán dao động khoảng 1,30 ngàn đồng đến 1,40 ngàn đồng mỗi trái. Giá cả bắp lên xuống thất thường có lúc lên 1,70 ngàn đồng 1,80 ngàn đồng mỗi trái nhưng cũng có thời điểm xuống 1,00 ngàn đồng.
Thương lái mua bắp đa phần là các thương lái địa phương, họ có đầu ra cho sản phẩm và thường bán sản phẩm ởđịa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 3.16: Đối tượng thu mua bắp của nông hộ
Chỉ tiêu Tần số Tỉ lệ (%) Bán cho thương lái 58 96,6 Bán cho cơ sở thu mua 1 1,7 Bán trực tiếp ra thị trường 1 1,7
Tổng 60 100,0
Qua bảng trên cho ta thấy vai trò của hợp tác xã và hội nông dân trong vùng là rất hạn chế trong khâu tiêu thụ bắp sau khi thu hoạch. Vì khi còn ở trên ruộng là thương lái đến đặt tiền cọc để mua sản phẩm. Khi bán cho thương lái, thương lái ước lượng số trái và tùy theo trái to hay nhỏ thương lái mua tất cả với giá như nhau.
3.2.6.3 Một số thông tin về thị trường
Thông thường khi bán sản phẩm thì giá cả thường dựa vào các nông hộ bán trước đó và thông tin giá cả thị trường, cũng như nguồn thông tin từ tivi. Việc nắm bắt thông tin về giá cả thị trường cũng rất là cần thiết, nông hộ có đầy đủ thông tin về giá cả sản phẩm thì sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình bán và đem về lợi nhuận cao hơn.
Thông thường nông dân nắm thông tin giá cả của sản phẩm bắp qua thương lái hoặc các nông hộ bán bắp trước đó. Nông dân và thương lái thỏa thuận quyết định giá bán, có tới 50 hộ trong tổng số 60 hộ cho rằng là 2 bên thỏa thuận chiếm tới 83,3%. Bên cạnh đó, nông dân không quan tâm đến giá cả cứ để cho thương lái quyết định giá bán tỉ lệ chiếm là 20% cho thấy nông dân không quan tâm đến giá bàn, nông dân thường bị thương lái ép giá, còn trong đó có 1 hộ trong tổng 60 hộ thì cho rằng mình là người quyết định giá bán chỉ chiếm một phần rất nhỏ và tỉ lệ này chỉ có 1,7%. Việc tìm hiểu giá bán bắp được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.17: Những người tham gia quyết định giá bán bắp
Tiêu chí Số hộ Tần số Tỉ lệ (%) Nông dân quyết định 60 1 1,7 Thương lái quyết định 60 12 20,0 Hai bên thỏa thuận 60 50 83,3
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BẮP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẤP VÒ, TỈNH ĐỒNG
THÁP