Dựa vào kết quả điều tra trực tiếp từ nông hộ trồng bắp ở huyện Lấp Vò ta nhận thấy lí do mà nông hộ chọn sản xuất bắp và bảng dưới đây thể hiện: Bảng 3.7: Lí do nông hộ chọn sản xuất bắp
Tiêu chí Số hộ Tần số Tỉ lệ (%) Truyền thống từ xưa 60 45 75,0 Theo phong trào 60 6 10,0 Ít vốn 60 48 80,0 Dễ bán sản phẩm 60 19 31,7 Dễ trồng 60 53 88,3 Đất đai phù hợp 60 33 55,0 Lợi nhuận cao 60 25 41,7
Nguồn: Khảo sát trực tiếp nông hộ tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp năm 2013
Trong quá trình sản xuất bắp thì có nhiều nông hộ chọn, nên có nhiều lí do khác nhau. Lí do mà làm cho nhiều người trồng bắp là do cây bắp là loại cây dễ trồng chiếm 88,3%, lí do thứ 2 là do trong quá trình sản xuất bắp ít vốn chiếm 80% và lí do tiếp theo là truyền thống từ gia đình chiếm 75%, để giải thích cho những lí do trên là cây bắp là loại cây ngắn ngày bình quân khoảng 65 ngày là thu hoạch và khi tới thời điểm thu hoạch thì thương lái ra tận ruộng để mua.
Bên cạnh những lí do đó cho thấy cây bắp là loại cây dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn, nên nông dân có thể trồng nhiều vụ trong năm. Bà con nông dân có thể chủ động được lịch thời vụ và thời gian sản xuất. Bên cạnh đó, cũng có một số hộ chọn lí do là dễ bán sản phẩm chiếm tỉ lệ 31,7% và theo phong trào là 10%. 3.2.3 Công tác giống Bảng 3.8: Nguồn cung cấp giống bắp Tiêu chí Tần số Tỉ lệ (%) Cửa hàng giống 58 96,7 Cơ sở giống địa phương 2 3,3 Tổng 60 100,0
Nguồn: Khảo sát trực tiếp nông hộ tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp năm 2013
Qua bảng 3.8 cho ta thấy, cửa hàng giống là nơi ưu tiên hàng đầu để bà con lựa chọn mua giống trong quá trình sản xuất. Trung tâm khuyến nông, cũng như cơ sở giống địa phương thì ít hoặc không được bà con nông dân chọn mua. Vì có thể bà con nông dân cho rằng giống mua ở cửa hàng thì sẽ có chất lượng hơn mua ở trung tâm khuyên nông hay cơ sở giống ởđịa phương.
Cửa hàng giống là nơi cung cấp giống chất lượng, có tới 58 hộ chọn mua giống ở cửa hàng chiếm tỉ lệ 96,7%. Không có bà con nông dân nào chọn mua ở trung tâm khuyến, có 2 hộ chọn mua giống ở cơ sở giống địa phương chiếm tỉ lệ 3,3%. Bảng 3.9: Lí do nông hộ chọn mua giống ởđó Lí do Số hộ Tần số Tỉ lệ (%) Nơi bán có uy tín 60 54 90,0 Giống được đảm bảo chất lượng 60 40 66,7 Gần nơi ở 60 4 6,7 Quen biết 60 7 11,7
Nguồn: Khảo sát trực tiếp nông hộ tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp năm 2013
Trong các nông hộ chọn mua giống chỉ tiêu đầu tiên đặt ra là nơi bán phải có uy tín được 54 hộ chọn chiếm 90% và thứ 2 là nguồn giống phải đảm bảo chất lượng được 40 hộ chọn và chiếm 66,7%. Còn lại gần nơi ở thì chỉ có 4 hộ chiếm 6,7%, quen biết thì có 7 hộ chọn chiếm 11,7%. Vì lí do là nơi bán có uy tín và đảm bảo chất lượng nên nông hộ chon mua, khi mua giống về trồng nông hộ cũng an tâm hơn, những nông hộ không sợ tốn kém chi phí đi lại miễn sao việc sản xuất đạt hiệu quả và năng suất cao.
Phần lớn khi nông hộ mua giống là trả bằng tiền mặt tới 59 hộ chiếm 98,3%, thường thì phần chi phí giống trung bình khoảng 341,50 ngàn đồng số tiền này không lớn nên nông dân trả bằng tiền mặt khi mua giống ở cửa hàng. Bảng 3.10: Hình thức thanh toán khi mua giống
Hình thức thanh toán Tần số Tỉ lệ (%) Tiền mặt 59 98,3 Khi bán sản phẩm mới trả tiền 1 1,7
Tổng 60 100,0
Nguồn: Khảo sát trực tiếp nông hộ tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp năm 2013
3.2.4 Công tác tập huấn và khuyến nông
3.2.4.1 Tình hình tham gia tập huấn
Bảng 3.11: Mức độ tham gia tập huấn của nông hộ
Tập huấn Tần số Tỉ lệ (%) Có tham gia 31 51,7 Không tham gia 29 48,3
Tổng 60 100,0
Nguồn: Khảo sát trực tiếp nông hộ tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp năm 2013
Tập huấn là một quá trình dạy và học nhằm giúp cho người học làm được những công việc của họ mà trước đó họ chưa làm được. Chỉ cách sử dụng phân bón thuốc bảo vệ thực vật cũng như sử dụng sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Và tận dụng những phế phẩm từ cây bắp vào trong chăn nuôi trâu bò.
Tuy nhiên, việc tập huấn trên địa bàn huyện Lấp Vò chỉ đạt khoảng 51,7%, còn 48,3% còn lại là không được tập huấn. Nguyên nhân là do các nông hộ còn lại bảo thủ chỉ sản xuất theo phương pháp truyền thống của mình và không áp dụng khoa học kĩ thuật mới vào trong sản xuất. Thông thường 1 vụ sản xuất thì bà con được tập huấn 1 lần. Còn lại những nông hộ không tập huấn là trao đổi phương pháp sản xuất với nông hộ khác và kiến thức kinh nghiệm của bản thân.
Trong quá trình sản xuất việc tham gia vào công tác tập huấn của nông hộ là rất quan trọng, qua công tác tập huấn bà con nông dân có thể hiểu biết thêm và được cung cấp thêm thông tin phục vụ cho quá trình sản xuất, giúp bà con nông dân giảm chi phí sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập và đem lại năng suất ổn định, sản phẩm đạt chất lượng.
3.2.4.2 Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
Để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, việc tiếp cận KHKT và ứng dụng KHKT vào trong quá trình sản xuất là hết sức quan trọng. Nông dân trên địa bàn huyện có tinh thần ham học hỏi, vận động đưa khoa học kĩ thuật vào trong quá trình cũng rất khả quan, đó cũng là động lực để nông dân trong vùng sản xuất và đạt hiệu quả hơn. Từđó giúp cho hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm ngày càng tốt và đạt chất lượng cao. Bên cạnh những khóa tập huấn trực tiếp từ cán bộ khuyến nông cũng như nhân viên của các công ty BVTV thì những nông hộ cũng tìm hiểu, nắm bắt thông tin kinh tế và khoa học kĩ thuật từ nhiều nguồn khác nhau.
Bảng 3.12: Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
Tập huấn Tần số Tỉ lệ (%) Có tham gia 31 51,7 Không tham gia 29 48,3
Tổng 60 100,0
Nguồn: Khảo sát trực tiếp nông hộ tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp năm 2013
Trong quá trình sản xuất bắp việc tham gia các lớp tập huấn chỉ đạt khoảng 51,7%, do các lớp tập huấn không thường xuyên và lâu mới có khóa tập huấn. Đa số các hộ nông dân trên địa bàn huyện quanh năm gắn liền với việc đồng án nên cũng hạn chế tham gia vào công tác tập huấn.
Qua những thông tin khảo sát trực tiếp từ nông hộ trên địa bàn huyện phần lớn các nông hộ tiếp cận thông tin từ những nguồn đơn giản như người thân, bạn bè chiếm 48,3% số hộ có sản xuất bắp. Xem tivi nghe đài như các nông dân cũng như các mô hình tiêu biểu sản xuất giỏi thì chỉ có 50% số hộ tham gia theo dõi. Còn lại nguồn thông tin từ internet thì không hộ nông dân nào nhắc đến. Từ những kết quả trên cho ta thấy việc học hỏi cũng như tiếp cận KHKT mới của nông hộ còn rất hạn chế, từđó việc sản xuất cũng đạt hiệu quả như mong đợi.
Bảng 3.13: Nguồn thông tin cung cấp cho nông hộ
Tiêu chí Số hộ Tần số Tỉ lệ (%) Xem tivi, nghe đài 60 30 50,0 Nông hộ khác 60 29 48,3
Nguồn: khảo sát trực tiếp nông hộ tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp năm 2013
Bên cạnh đó, có 29 hộ học hỏi từ những nông hộ khác, chiếm tỉ lệ là 48,3%. Cho thấy nông dân còn chậm nắm bắt thông tin, học hỏi, tiếp cạnh
3.2.5 Tính hợp tác trong sản xuất
Trong quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm từ quá trình sản xuất việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm là vấn đề quan trọng và quyết định đến sự thành công. Vấn đề đặt ra ở đây là khi tới thời điểm thu hoạch mà giá cả không ổn định. Và vấn đềđó được thể hiện qua bảng dưới:
Bảng 3.14: Tính hợp tác trong quá trình sản xuất khi có biến động về giá Tiêu chí Tần số Tỉ lệ (%) Cứđể không làm gì 3 5,0 Liên kết với thương lái 37 61,7 Liên kết với nông dân trong vùng 3 5,0 Hạ giá thành để bán sản phẩm 17 28,3
Tổng 60 100,0
Nguồn: Khảo sát trực tiếp nông hộ tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp năm 2013
Qua khảo sát nông hộ vẫn chưa cho thấy được sự hợp tác chặt chẽ trong sản xuất cho đến khâu tiêu thụ. Trong tổng số 60 hộ thì có 3 hộ thờ ơ không làm cho sản phẩm của mình đến thời điểm thu hoạch mà bán không được chiếm 5%. Trong tổng số 60 hộ trồng bắp trên địa bàn huyện Lấp Vò thì có 37 hộ liên kết với thương lái để bán sản phẩm chiếm 61,7%, bên cạnh đó thì có 3 hộ liên kết với các hộ sản xuất khác giữ bình ổn cho giá cả thị trường và tạo sự ổn định cho sản phẩm. Nhưng có tới 17 hộ quyết định là hạ giá thành để bán sản phẩm vì do bắp là sản phẩm ăn trái để lâu không được nên phải buộc hạ giá thành để bán. Từ những vấn đề trên cho ta thấy, kết quả của quá trình sản xuất không hiệu quả, cũng như lợi nhuận mang lợi là không cao cho nhiều nông hộ thờơ hay hạ giá thành để bán sản phẩm. Còn các nông hộ liên kết với thương lái thường bị các thương lái ép giá. Còn liên kết với nông hộ sản xuất trong vùng thì cũng mang tính chất tạm thời chứ không phải là biện pháp lâu dài. Mỗi hộ nông dân có những cách làm khác nhau để tiêu thụ sản phẩm nên thường mang lại giá trị không như mong đợi.
Bảng 3.15: Tình hình tham gia hợp tác xã hay câu lạc bộ
Tình hình tham gia Tần số Tỉ lệ (%) Có tham gia 16 26,7 Không tham gia 44 73,3 Tổng 60 100,0
Việc tham gia vào hợp tác xã hay câu lạc bộ, hội nông dân cũng rất là cần thiết của trong quá trình sản xuất. Mỗi khi có thông tin hay kinh nghiệm sản xuất mới thì điều được thông báo hay được phổ biến để làm theo. Đồng thời cũng là nơi giao lưu, chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm cũng như là những kiến thức bổ ích để phục vụ vào trong quá trình sản xuất.
3.2.6 Tình hình thu hoạch và tiêu thụ trên địa bàn
3.2.6.1 Tình hình thu hoạch
Bắp là loại cây ngắn ngày thời gian từ trồng đến khi thu hoạch là từ khoảng 62 đến 65 ngày. Do bắp ăn trái để lâu không được nên cần thu hoạch tiêu thụ sớm. Thông thường thì thu hoạch bắp vào thời gian nào trong ngày cũng được tùy vào quyết định của thương lái. Bắp tươi có độ ẩm cao nên sau khi thu hoạch không được đổ đóng nhằm bảo quản tốt để vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Nông dân thường bán sản phẩm cho thương lái trước khi tới thời điểm thu hoạch nhằm tránh sựđụng sản phẩm.
3.2.6.2 Tình hình tiêu thụ
Đến thời điểm thu hoạch là thương lái đến tận ruộng để mua, vài ngày sau thì thương lái đến thu hoạch. Sau khi thu hoạch xong thường vận chuyển trực tiếp đến nơi tiêu thụ, thương lái là đối tượng tiêu thụ sản phẩm chính của nông dân và cũng là đối tượng quyết định đến giá cả của sản phẩm. Và thường giá cảđược thương lái đưa ra và cho nông dân thỏa thuận, nếu thấy giá cả hợp lí và có lãi thì nông dân sẽ bán cho thương lái. Giá cả của mỗi trái bắp thường dao động trong khoảng 1,30 ngàn đồng đến 1,60 ngàn đồng mỗi trái. Có thời điểm lên 1,60 ngàn đồng hoặc 1,70 ngàn đồng mỗi trái nhưng khi khảo sát các hộ nông dân thì giá bán dao động khoảng 1,30 ngàn đồng đến 1,40 ngàn đồng mỗi trái. Giá cả bắp lên xuống thất thường có lúc lên 1,70 ngàn đồng 1,80 ngàn đồng mỗi trái nhưng cũng có thời điểm xuống 1,00 ngàn đồng.
Thương lái mua bắp đa phần là các thương lái địa phương, họ có đầu ra cho sản phẩm và thường bán sản phẩm ởđịa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 3.16: Đối tượng thu mua bắp của nông hộ
Chỉ tiêu Tần số Tỉ lệ (%) Bán cho thương lái 58 96,6 Bán cho cơ sở thu mua 1 1,7 Bán trực tiếp ra thị trường 1 1,7
Tổng 60 100,0
Qua bảng trên cho ta thấy vai trò của hợp tác xã và hội nông dân trong vùng là rất hạn chế trong khâu tiêu thụ bắp sau khi thu hoạch. Vì khi còn ở trên ruộng là thương lái đến đặt tiền cọc để mua sản phẩm. Khi bán cho thương lái, thương lái ước lượng số trái và tùy theo trái to hay nhỏ thương lái mua tất cả với giá như nhau.
3.2.6.3 Một số thông tin về thị trường
Thông thường khi bán sản phẩm thì giá cả thường dựa vào các nông hộ bán trước đó và thông tin giá cả thị trường, cũng như nguồn thông tin từ tivi. Việc nắm bắt thông tin về giá cả thị trường cũng rất là cần thiết, nông hộ có đầy đủ thông tin về giá cả sản phẩm thì sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình bán và đem về lợi nhuận cao hơn.
Thông thường nông dân nắm thông tin giá cả của sản phẩm bắp qua thương lái hoặc các nông hộ bán bắp trước đó. Nông dân và thương lái thỏa thuận quyết định giá bán, có tới 50 hộ trong tổng số 60 hộ cho rằng là 2 bên thỏa thuận chiếm tới 83,3%. Bên cạnh đó, nông dân không quan tâm đến giá cả cứ để cho thương lái quyết định giá bán tỉ lệ chiếm là 20% cho thấy nông dân không quan tâm đến giá bàn, nông dân thường bị thương lái ép giá, còn trong đó có 1 hộ trong tổng 60 hộ thì cho rằng mình là người quyết định giá bán chỉ chiếm một phần rất nhỏ và tỉ lệ này chỉ có 1,7%. Việc tìm hiểu giá bán bắp được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.17: Những người tham gia quyết định giá bán bắp
Tiêu chí Số hộ Tần số Tỉ lệ (%) Nông dân quyết định 60 1 1,7 Thương lái quyết định 60 12 20,0 Hai bên thỏa thuận 60 50 83,3
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BẮP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẤP VÒ, TỈNH ĐỒNG
THÁP
4.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO TRONG QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT BẮP
4.1.1 Phân tích chi phí
4.1.1.1 Chi phí giống
Giống là một trong những nhân tố đầu vào quan trọng đối với quá trình sản xuất và quyết định đến năng suất cũng như là sản lượng đầu ra. Sử dụng giống chất lượng và trồng với mật độ đúng thì sẽ tiết kiệm được chi phí, đồng thời cũng cho năng suất cao hơn.
Bảng 4.1: Số lượng giống và chi phí đầu tư cho sản xuất bắp Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị lớn
nhất Giá trị nhỏ nhất Giá trị trung bình Số lượng giống Kg/1000m2 2,2 1,8 1,98 Giá mua giống Ngàn đồng 175,00 170,00 172,50 Thành tiền Ngàn đồng 385,00 306,00 341,50
Nguồn: Khảo sát trực tiếp nông hộ tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp năm 2013
Qua bảng trên cho ta thấy, lượng giống mà nông hộ sử dụng cao nhất là 2,2 kg/công, lượng giống sử dụng thấp nhất là 1,8 kg/công, nhưng chung nhất lượng giống nông dân sử dụng trung bình là khoảng 1,98 kg/công. Số lượng giống sử dụng nhiều hay ít là do quan điểm của mỗi nông dân với quan niệm