Vì công tác huy động vốn của ngân hàng chủ yếu tập trung vào tiền gửi ngắn hạn nên nếu muốn đa dạng hóa các loại hình thức huy động vốn mà không bị phụ thuộc vào khoản tiền gửi ngắn hạn này ngân hàng cần phải linh hoạt hơn về kì hạn trung và dài hạn, điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi hợp lí về mức lãi suất trung và dài hạn phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường và chỉ thị từ Ngân hàng nhà nước để thu hút loại tiền gửi này.
Giao chỉ tiêu huy động đến từng phòng giao dịch, từng cán bộ tín dụng và có chế độ khen thưởng để khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả.
86
5.2.2 Giải pháp về công tác tín dụng
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Đối với công tác cho vay cần có những giải pháp mở rộng một cách hiệu quả và an toàn cụ thể như ngân hàng cần xem xét về phần cho vay trung và dài hạn, tuy đây là khoản vay có thời hạn thu hồi vốn lâu và có rủi ro cao nhưng ngân hàng đã kiểm soát phần cho vay này khá tốt vào năm 2010, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nên cần tập trung vào khoản cho vay này hơn nữa, ngoài ra cần phải xem xét đối với công tác thu nợ đặc biệt là đối với thu nợ ngắn hạn vì phần lớn nợ xấu ngắn hạn chiếm trên 71% tổng nợ xấu ngắn hạn. Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt khâu thẩm định cho vay, thu hồi tín dụng. Qua đó cho vay đúng đối tượng, thực hiện đúng quy trình cho vay nhất là khâu giám sát, kiểm tra sử dụng vốn nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Bên cạnh đó, ngân hàng cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng qua tình hình tài chính hoặc các dự án mà khách hàng thực hiện để đôn đốc họ trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn.
Đối với các loại nợ quá hạn cần có biện pháp xử lí, thu hồi triệt , nếu khoản nợ đến hạn nhưng do gặp phải một số khó khăn tạm thời mà xét thấy có thể thu hồi nợ thì ngân hàng có thể gia hạn nợ dưới sự cam kết của khách hàng. Còn với các khoản nợ không thu hồi được thì nên tiến hành thủ tục phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi lại nhằm đảm bảo nguồn vốn hoạt động.
5.2.3 Giải pháp về thu nhập, chi phí
Giới thiệu rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nêu bật các tiện ích mà dịch vụ mang lại, nhấn mạnh điểm khác biệt của ngân hàng.Tuy nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn của ngân hàng là thu từ tín dụng nhưng nguồn thu này không ổn định mà chi phí bỏ ra lại lớn trong khi đó thu từ hoạt động kinh doanh lại là nguồn thu ổn định và tăng trưởng đều qua các giai đoạn và chi phí bỏ ra lại thấp hơn rất nhiều vì vậy ngân hàng nên xem xét để mở rộng về hoạt động kinh doanh hơn nữa. Thêm vào đó các khoản thu từ dịch vụ cần mở rộng hơn nữa vì hoạt động dịch vụ có rủi ro ít và không phụ thuộc vào lãi suất thị trường, khoản thu này cũng có tính ổn định cao hơn vì vậy việc mở rộng sản phẩm chuyển tiền trong nước, thanh toán qua thẻ nhằm nâng cao thu nhập ngoài lãi của ngân hàng, đồng thời tăng cường các chính sách chăm sóc khác hàng, chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút nhiều hơn những khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh việc đưa ra những chính sách nhằm tăng doanh thu của ngân hàng ta cần phải có những biện pháp hợp lý trong việc giảm chi phí, có như vậy ngân hàng mới có thể hoạt động hiệu quả. Thực hiện giảm chi phí huy
87
động có thể bằng nhiều hình thức như: huy động qua thẻ ATM, qua tiền gửi thanh toán,…đây là những khoản vốn huy động với lãi suất khá thấp. Tuy nhiên phải thận trọng trong việc huy động này và phải có dự trữ những khoản tiền để thanh toán vì đây là khoản tiền gửi không kì hạn nên khách hàng có thể rút vốn bất cứ khi nào. Các khoản chi về điều hành như nhà cửa, trang máy móc thiết bị cần được bảo quản thường xuyên nhằm giảm thiểu chi phí sửa chữa, khấu hao tài sản cố định, thực hiện chính sách tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản của ngân hàng như: giấy, điện, nước, văn phòng phẩm…Bên cạnh đó cần chi tiêu hợp lí cho các khoản hội nghị, hội thảo và các buổi liên hoan, tiếp khách của ngân hàng.
88
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung, hoạt động tài chính ngân hàng của nước ta cũng ngày càng phát triển hết sức sôi động. Chính vì vậy mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước diễn ra gay gắt hơn. Để tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường như vậy ngân hàng VietinBank chi nhánh Tây Đô đã không ngừng vượt qua những khó khăn để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Sau quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nhìn chung trong giai đoạn này ngân hàng hoạt động không ổn định lợi nhuận biến đổi qua các năm và đặc biệt là năm 2011 ngân hàng đã bị lỗ một khoản -24.056 triệu đồng do chi phí dự phòng rủi ro tăng bất thường vì khoản nợ xấu tăng do các doanh nghiệp không thể thanh toán nợ khi đến hạn. Nhưng năm 2012 ngân hàng đã có lợi nhuận trở lại và đạt 15.261 triệu đồng. Tình hình lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng đã tăng 10,81% so với cùng kì năm 2012. Tuy tổng nguồn vốn tăng đều qua các năm nhưng tình hình vốn huy động do ảnh hưởng của nền kinh tế đã giảm so với năm 2010, đến năm 2012 đạt 638.600 triệu đồng, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 tổng nguồn vốn và vốn huy động đều tăng so với cùng kỳ năm 2012 với nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 đạt 510.574 triệu đồng. Hoạt động tín dụng cũng biến động trong giai đoạn này, doanh số cho vay năm 2011 tăng 168.415 triệu đồng so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống 360.209 triệu đồng, do nợ xấu của ngân hàng năm 2011 tăng đột biến nên sang năm 2012 ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có tài sản thế chấp không đảm bảo và có giá trị thấp hơn giá trị giải ngân. Mặc dù doanh số thu nợ năm 2012 giảm 291.185 triệu đồng nhưng nợ xấu của ngân hàng trong năm này chỉ còn 21.140 triệu đồng giảm đáng kể so với năm 2011 là 94.624 triệu đồng. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 đều giảm so với năm 2012 dẫn đến dư nợ tăng 18.139 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng nợ xấu đã giảm và chỉ còn 10.568 triệu đồng với tỉ lệ nhỏ hơn 3% trên tổng dư nợ.Ngoài ra ngân hàng VietinBank chi nhánh Tây Đô đã có những thay đổi trong việc cơ cấu lại tổ chức hoạt động đi đôi với việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Tuy vậy hệ số sinh lời trên tổng tài sản của ngân hàng vẫn chưa cao, nhưng hệ số này đã cải thiện năm 2012 đạt 1,75% đây là dấu hiệu tốt thể hiện ngân hàng kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn và dự đoán rằng những năm tiếp theo sẽ hoạt động tốt hơn nữa khi
89
các chỉ số ROA và ROS trong 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2012.
Song song với dấu hiệu phát triển như vậy vẫn còn tiềm ẩn những thách thức, khó khăn khi trong thời gian này thị trường tài chính, ngân hàng trên thế giới và trong nước diễn ra rất bất thường, ngoài ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước lẫn ngân hàng nước ngoài đang tràn vào Việt Nam để tìm kiếm thị phần cho nên tất cả điều đó đòi hỏi ngân hàng phải nhạy bén, nắm bắt được kịp thời thông tin thị trường và của các tổ chức tín dụng khác để có bước đi đầu một cách an toàn và hiệu quả nhằm tạo ra lợi nhuận tối ưu nhất.
6.2 KIẾN NGHỊ