4.2.2.1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010-1012
Đối với nguồn vốn huy động, VietinBank Tây Đô trong 03 năm qua đã huy động dưới nhiều hình thức như: tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi thanh toán của các đơn vị TCKT; tiền gửi của các tổ chức tín dụng và phát hành các giấy tờ có giá. Cho đến thời điểm 31/12/2012, NH VietinBank Tây Đô không vay vốn tổ chức tín dụng, điều này cho thấy ngân hàng có những chuyển biến đáng kể, NH VietinBank Tây Đô đáp ứng nhu cầu cho vay ngày càng tăng, giảm bớt áp lực khan hiếm vốn.
6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Vốn huy động 594.394 71,86 510.574 73,99 2. Vốn điều chuyển 187.401 27,24 172.596 25,01 3. Vốn khác 6.206 0,90 6.918 1,00 Tổng cộng 688.001 100,00 690.088 100,00
43
Bảng 4.5 : Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2010-2012
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tiền gửi không kỳ hạn 158.618 22,50 86.964 15,68 119.157 18,66 -71.655 -45,17 32.193 37,02 Tiền gửi có kỳ hạn 496.830 70,47 459.977 82,94 511.301 80,06 -36.852 -7,42 51.324 11,16 1. Tiền gửi ngắn hạn 425.485 60,35 409.924 73,92 437.879 68,57 -15.560 -3,66 27.954 6,82 2. Tiền gửi trung và dài hạn 71.345 10,12 50.053 9,02 73.423 11,50 -21.292 - 29,84 23.370 46,69 Giấy tờ có giá 4.955 7,03 7.618 1,38 8.142 1,28 2.663 53,74 524 6,88 Tổng cộng 660.403 100,00 554.559 100,00 638.600 100,00 -105.844 -16,03 84.041 15,15
44
Qua bảng 4.5 ta thấy tổng nguồn vốn huy động không đều qua các năm. Năm 2010 nguồn vốn này đạt 660.403 triệu đồng và đến năm 2011 nguồn vốn huy động chỉ đạt được 554.559 triệu đồng giảm 105.844 triệu đồng tương đương giảm 16,03% so với năm 2010. Nguyên nhân nguồn vốn này giảm là do năm 2011 kinh tế vĩ mô Việt Nam bất ổn, lạm phát tăng cao Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó chính sách thắt chặt tiền tệ thêm vào đó thị trường nhà đất đóng băng giá nhà đất không còn nóng như các năm trước và giá vàng tăng vọt trong năm 2011 làm cho khách hàng có xu hướng chuyển qua kinh doanh vàng, ảnh hưởng phần nào đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Sang năm 2012 vốn huy động của chi nhánh tăng đạt 638.600 triệu đồng tăng hơn năm 2011 là 84.041 triệu đồng tương đương tăng 15,15% .
a) Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn là loại hình tiền gửi có đặc tính thanh toán cao, khách hàng có thể gửi vào hay rút ra bất cứ lúc nào khách hàng có nhu cầu về vốn, với đặc tính này nên tiền gửi không kỳ hạn thường có mức lãi suất thấp nên chỉ chiếm từ 15-22% tổng vốn huy động của ngân hàng.
Nguồn: Phòng kế toán VietinBank Tây Đô
Hình 4.8: Tiền gửi không kì hạn giai đoạn 2010-2012
Hình 4.8 Cho thấy năm 2010 vốn huy động không kỳ hạn là 158.618 triệu đồng đến năm 2011 chỉ đạt 86.964 triệu đồng giảm 71.655 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm 45,17% so với năm 2010. Nguyên nhân của tình trạng này là do nguồn vốn không kỳ hạn chủ yếu tập trung ở tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng (là tài khoản dùng để thanh toán trong kinh doanh,
45
xuất nhập khẩu và là tài khoản của các cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn thường xuyên vì vậy loại tiền gửi này có tính không ổn định) năm 2011 là năm nền kinh tế gặp khó khăn nên vào thời điểm cuối năm các doanh nghiệp tranh thủ nguồn vốn để thanh toán cho nhau nên số dư của các tài khoản tiền gửi thanh toán không cao nên vốn huy động không kỳ hạn của chi nhánh năm 2011 giảm. Đến năm 2012 vốn huy động không kì hạn đã tăng 32.193 triệu đồng tương đương 37,02% so với năm 2011 sở dĩ nguồn vốn không kì hạn năm 2012 tăng là do ngân hàng đã vận động được nhiều doanh nghiệp chi trả lương qua thẻ cho công nhân, và vận động nhiều khách hàng sử dụng thẻ ATM do đó đã tận dụng được số dư tiền gửi của các tài khoản ATM đã phát hành.
b) Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi được qui định thời gian cụ thể giữa khách hàng và ngân hàng để chi trả lãi, do đó loại tiền gửi này có mức lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn gồm nhiều mức kỳ hạn khác nhau nhưng tập trung lại tiền gửi có kỳ hạn được chia làm ba nhóm: tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi trung hạn và tiền gửi dài hạn. Đề tài sẽ kết hợp tiền gửi trung và dài hạn để phân tích qua hình 4.9
Nguồn: Phòng kế toán VietinBank Tây Đô
Hình 4.9: Tiền gửi có kì hạn giai đoạn 2010-2012
Nguồn vốn huy động có kì hạn năm 2011 đạt 459.977 triệu đồng giảm 7,42% so với năm 2010 nhưng tỷ trọng đối với tổng nguồn vốn huy động lại tăng đạt 82,94% trong khi năm 2010 tỷ trọng này chỉ ở mức 70,47%. Năm
46
2012 đạt 511.301 triệu đồng tăng 11,16% tương đương giá trị 51.324 triệu đồng so với năm 2011 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng 80,06% trên tổng nguồn vốn huy động.
Tiền gửi ngắn hạn: Năm 2011 tiền gửi ngắn hạn đạt 409.924 triệu đồng giảm 3,66% so với năm 2010, nguyên nhân cuả sự sụt giảm này là do năm 2011 là thời điểm giá vàng tăng đột biến đã làm cho khách hàng đầu tư vào vàng để có được lợi nhuận hơn, khách hàng có xu hướng giữ tiền để thuận lợi cho việc mua bán vàng theo sự biến động giá trên thị trường thêm vào đó cuối năm tài chính 2011 có dự báo giá vàng sẽ tăng lên vào cuối năm âm lịch hay qua tết nguyên đán nên khách hàng không muốn để tiền trong ngân hàng mà mua vàng đợi giá vàng tăng để bán. Đến năm 2012 lượng tiền gửi này tăng 27.954 triệu đồng với tốc độ tăng 6,82% so với năm 2011, do năm 2012 Chính Phủ đã ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP về các chính sách quản lí kinh doanh vàng, điều này đã kiềm hãm cơn sốt về giá vàng nên khách hàng đã chọn việc gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất. Nhìn chung tuy lượng tiền gửi thay đổi qua các năm nhưng tỷ trọng vẫn chiếm trên 60% trên tổng nguồn vốn huy động vì đây là loại tiền gửi phục vụ cho khách hàng có ý định đầu tư, kinh doanh và dễ dàng, linh hoạt sử dụng số tiền của mình khi cần.
Tiền gửi trung và dài hạn: Năm 2011 do ảnh hưởng của lạm phát cũng như giá vàng tăng cao nên khoản tiền gửi trung và dài hạn đều bị ảnh hưởng tương tự như khoản tiền gửi ngắn hạn, giảm 21.292 triệu đồng tương đương với tốc độ giảm 29,84% so với năm 2010. Đến năm 2012 tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn huy động tăng lên đến 11,50% thay vì chỉ dừng ở mức 9,02% năm 2011 , lượng vốn huy động được đạt 73.423 triệu đồng, đây là dấu hiệu khả quan đối với ngân hàng vì đối với loại vốn huy động này ngân hàng có thể kiểm soát dễ dàng hơn so với loại huy động ngắn hạn. Nguyên nhân của sự vượt trội này là do những khách hàng này dự báo lãi suất sẽ giảm trong những tháng cuối năm 2011 hay qua đầu năm 2012 nên họ chọn sản phẩm dài hạn để giữ lãi suất 14%/năm mà họ đang hưởng. Tỷ trọng loại tiền gửi này có xu hướng tăng là do tình hình kinh tế khó khăn như hiện tại tiền gửi trung và dài hạn là tương đối hấp dẫn cho những người có tiền nhàn rỗi nhưng ngại rủi ro vì các kênh đầu tư khác như bất động sản vẫn đang đóng băng, chứng khoán lên xuống với tính rủi ro lớn, thị trường vàng và ngoại tệ không còn hấp dẫn. Do đó, kênh đầu tư an toàn và sinh lợi nhuận vẫn là kênh tiền gửi trung và dài hạn.
47
c) Giấy tờ có giá
Cùng góp một phần quan trọng trong việc huy động vốn cho ngân hàng là việc phát hành các loại giấy tờ có giá. Sau khi quyết định số 27/2008 được áp dụng đã thay đổi một điểm quan trọng và có lợi trong việc phát hàng giấy tờ có giá của ngân hàng đó là các tổ chức tín dụng được phép chủ động phát hành các loại giấy tờ có giá ngắn hạn mà chỉ cần thông báo với Ngân hàng Nhà Nước, điều này đã hỗ trợ cho ngân hàng rất lớn trong việc chủ động phát hành giấy tờ có giá để đáp ứng việc cho vay một cách linh động mà không cần phải đi vay các tổ chức tín dụng khác khi thiếu vốn. Loại giấy tờ có giá chủ yếu mà ngân hàng VietinBank Tây Đô phát hành chủ yếu là kì phiếu và chứng chỉ tiền gửi. Năm 2011 giá trị kì phiếu và chứng chỉ tiền gửi ngân hàng đã phát hành là 7.618 triệu đồng tăng 2.663 triệu đồng với tốc độ tăng 53,74% so với năm 2010 là 4.955 triệu đồng, vì năm 2011 doanh số cho vay của ngân hàng tăng cao nên lượng vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng đã không đáp ứng đủ vì thế giá trị giấy từ có giá mà ngân hàng đã phát hành tăng so với năm 2010.
Đến năm 2012 ngân hàng chỉ huy động vốn bằng giấy tờ có giá thông qua chứng chỉ tiền gửi với giá trị 8.142 triệu đồng, ngân hàng không phát hành kì phiếu nhưng giá trị lượng vốn huy động qua loại hình này vẫn tăng 524 triệu đồng với tốc độ tăng 6,88% so với năm 2011, nguyên nhân của sự tăng nhẹ này là do năm 2012 ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với các tổ chức, cá nhân do các khoản nợ không thu hồi được vào năm 2011 và ngân hàng chỉ cho vay đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân có tài sản thế chấp có khả năng thu hồi khi không có khả năng trả nợ.
4.2.2.2 Tình hình huy động vốn 6 tháng đầu năm 2013
Tình hình huy động vốn 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 được thể hiện ở bảng 4.6.
48
Bảng 4.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán Vietinbank Tây Đô
6 tháng 2013/ 6 tháng 2012
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013
Tuyệt đối Tương đối (%) Tiền gửi không kỳ hạn 98.477 99.436 959 0,97 Tiền gửi có kỳ hạn 389.189 403.242 14.053 3,60 1. Tiền gửi ngắn hạn 319.675 331.273 11.598 3,62 2. Tiền gửi trung và dài hạn 69.514 71.969 2.455 3,53 Giấy tờ có giá 6.728 7.896 1.168 17,36 Tổng cộng 494.394 510.574 16.180 3,37
49
Cơ cấu nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể về tiền gửi không kì hạn 6 tháng đầu năm 2013 đạt 99.436 triệu đồng cao hơn 6 tháng đầu năm 2012 là 959 triệu đồng tương đương với mức tăng 3,60% tương tự đối với khoản tiền gửi có kì hạn tăng 14.053 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 trong đó lượng tiền gửi ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 là 331.273 triệu đồng tăng 11.598 triệu đồng với tốc độ tăng 3.62% so với 6 tháng đầu năm 2012 và tiền gửi trung và dài hạn cũng tăng 2.455 triệu đồng với mức tăng 3,53%. Giấy tờ có giá 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng chỉ phát hành bằng chứng chỉ tiền gửi với giá trị 7.896 triệu đồng nhằm phục vụ cho công tác cho vay đã tăng 17,36% so với 6 tháng đầu năm 2012. Ta thấy tổng nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012 chiếm 77,42% so với tổng nguồn vốn huy động của năm 2012 là 638.600 triệu đồng đây là dấu hiệu chứng tỏ khách hàng đã có lòng tin vào ngân hàng và hài lòng với chất lượng của dịch vụ vì vậy họ vẫn duy trì lượng tiền gửi mà không rút tiền đã gửi và 6 tháng cuối năm 2012 ngân hàng vẫn thu hút được 22,58% lượng tiền huy động vốn còn lại. Tổng nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng với tốc độ 3,27% và cao hơn 16.180 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 đây là tin tốt đối với ngân hàng cho thấy quy mô hoạt động của ngân hàng đã được mở rộng tiếp tục xây dựng uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
Tuy 6 tháng đầu năm 2013 được đánh giá là vẫn còn khó khăn đối với các ngân hàng thương mại nhưng ngân hàng VietinBank Tây Đô tiếp tục giữ vững bước phát triển của năm 2012 và hy vọng sẽ ngân hàng đầu tiên mỗi khi khách hàng nghĩ đến khi cần nguồn vốn tiêu dùng hoặc gửi tiền tiết kiệm.
4.2.3 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng
4.2.3.1 Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2010-2012
Do đặc điểm của ngân hàng thương mại là “Đi vay để cho vay” nên mục đích của việc huy động vốn thì việc sử dụng có hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng là vấn đề vô cùng quan trọng. Trong tình hình hiện nay nhu cầu vốn phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, phat triển kinh tế, xã hội là nhiệm vụ to lớn trong khi công tác huy động vốn lại hết sức khó khăn. Vì vậy, việc sử dụng vốn an toàn và hiệu quả là vấn đề quan tâm cuả các ngân hàng thương mại nói chung và VietinBank Tây Đô nói riêng.
50
Bảng 4.7 : Hoạt động sử dụng vốn theo thời hạn giai đoạn 2010-2012
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán VietinBank Tây Đô
2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
Doanh số cho vay 2.903.707 3.072.122 2.711.913 168.415 5,80 -360.209 -11,73
1. Ngắn hạn 2.112.737 2.434.964 2.009.527 322.227 15,25 -425.437 -17,47 2. Trung và dài hạn 790.970 637.158 702.386 -153.821 -19,45 65.228 10,24 Doanh số thu nợ 2.532.275 2.979.949 2.688.764 447.674 17,68 -291.185 -9,77 1. Ngắn hạn 1.953.876 2.381.328 2.057.978 427.452 21,88 -323.350 -13,58 2. Trung và dài hạn 578.399 598.621 630.786 20.222 3,50 32.165 5,37 Dư nợ 671.433 763.606 768.755 92.174 13,73 5.149 0,67 1. Ngắn hạn 499.516 553.152 459.562 53.996 10,82 -93.590 -16,92 2 .Trung và dài hạn 171.917 210.454 327.193 38.537 22,42 116.739 55,47 Nợ xấu 5.841 94.624 21.140 88.783 1.519,99 -73.484 - 77,66 1. Ngắn hạn 4.679 71.668 15.001 66.989 1.431,69 -56.657 -79,05 2. Trung và dài hạn 1.162 22.955 6.129 21.793 1.875,47 -16.826 -73,30
51
a) Doanh số cho vay
Thực tế hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp (DN) tăng nhanh về số lượng, nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu còn thấp, trong khi các kênh huy động vốn từ bạn bè, gia đình, người thân, từ những mối quan hệ quen biết là rất hạn chế; khả năng huy động vốn trên thị trường cũng rất khó mà DN lại “khát” vốn nên con đường quen thuộc mà 74,47% DN lựa chọn vẫn là tìm đến ngân hàng. Doanh số cho vay năm 2011 đạt 3.072.122 triệu đồng tăng 168.415 triệu đồng tương đương 5,80% so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng thấp như vậy là do năm 2011 tình hình lạm phát của nước ta ở mức cao 18,58% nguyên nhân chủ yếu là do việc mở rộng cung tiền quá mức và tăng trưởng tín dụng quá nóng trong giai đoạn trước đó và một phần xuất phát từ việc điều hành chính sách tiền tệ thiếu chủ động do đó Ngân hàng nhà nước bắt buộc phải cắt giảm cung tiền và giảm tăng trưởng tín dụng. Đến năm 2012 doanh số cho vay đã giảm với số lượng lớn với lượng giảm 360.209 triệu đồng tương đương 11,73% so với năm 2011, tại thời điểm này không ít DN vay vốn tại các ngân hàng cổ phần nhỏ vẫn phải chịu lãi suất 16% -18%/năm và lãi suất cho vay quá cao so