Ước tính giá trị môi trường thông qua lượng CO2 hấp thụ ở cây chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy Carbon của cây Chè trong mô hình Nông lâm kết hợp Chè Rừng tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 47)

trong mô NLKH Chè - Rng ti xã Tc Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên

Theo dự báo, phân tích giá trị kinh tế môi trường hấp thụ CO2 của cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng, có sự biến động khác nhau do biến động về trữ lượng, giá cả thị trường CO2.

Từ số liệu nghiên cứu về lượng CO2 hấp thụ ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng ở bảng 4.4 chúng ta có thể tính lượng CO2 và lượng chứng chỉ giảm phát thải (CER) mà cây chè tích lũy được, mỗi CER tương đương với 01 tấn CO2. Đề tài tiến hành tìm hiểu giá thị trường carbon tại thời điểm cập nhật gần nhất để áp dụng tính toán giá trị tiền mặt cho lượng carbon tích lũy được trong mô hình NLKH Chè - Rừng đã nghiên cứu. Áp dụng theo nghiên cứu của PGS.TS Bảo Huy (2009) [5], 01 tấn/CO2 = 20$ USD.

Kết quả ước giá trị môi trường trữ lượng hấp thụ CO2 ở chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng được tổng hợp trong bảng 4.5 dưới đây:

Bng 4.5. Giá trị môi trường hấp thụ CO2 của cây chè trong

mô hình NLKH Chè - Rừng OTC N (cây/ha) tán (cm) 0.0 (cm) Tổng CO2 (tấn/ha) Giá trị USD VND 1 7240 64,41 6,86 14,95 299,1 6.280.400 2 8300 86,83 4,49 13,93 278,6 5.850.500 3 9800 75,22 3,24 10,99 219,9 4.617.200

4 9340 86,78 6,12 16,81 336,1 7.058.900 5 10160 81,75 3,94 15,57 311,4 6.540.000 6 9700 84,71 4,10 15,21 304,2 6.389.100 7 8660 77,96 5,74 15,08 301,6 6.333.800 8 9060 80,02 4,58 14,33 286,5 6.017.100 9 8220 82,31 4,21 12,27 245,5 5.155.000 TB 8942 80,00 4,81 14,35 286,99 6.026.900

Qua bảng 4.5 có thể thấy giá trị hấp thụ CO2 ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng có giá trị môi truờng khá cao, dao động từ 4.617.200 đồng/ha đến 7.085.900 đồng/ha; lượng giá trị môi trường trung bình tại 09 OTC đạt 6.026.900 đồng/ha.

Sự chênh lệnh về giá trị môi trường của lượng hấp thụ CO2 ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng, các sự chênh lệch đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, mật độ, sinh trưởng... và đặc biệt là giá trị này phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường CER.

Vậy qua sự thể hiện giá trị hấp thụ CO2 ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng xã Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên cho ta thấy được giá trị vô cùng to lớn của mô hình NLKH giữa trồng cây công nghiệp xen với trồng cây lâm nghiệp cụ thể là mô hình Chè - Rừng đang được triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và xã Tức Tranh nói riêng.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết Luận

Quá trình thực hiện đề tài:Nghiên cu kh năng tích lũy Carbon ca

cây Chè trong mô hình Nông lâm kết hp Chè - Rng ti xã Tc Tranh,

huyn Phú Lương, tnh Thái Nguyên” tôi có kết luận sau:

V mt sđặc đim ca mô hình NLKH Chè - Rng

- Diện tích mô hình NLKH Chè - Rừng tại xã Tức Tranh tương đối lớn, khoảng 330 ha, trong đó phần lớn mỗi hộ gia đình có từ khoảng 0,3 - 0,5 ha.

- Các hình thức phối hợp giữa cây chè và cây rừng trong mô gồm 3 hình thức chính: Cây gỗ phân bố ngẫu nhiên trên diện tích đồi chè; Trồng luân phiên các loài cây rừng trong đồi chè; Rừng thường được bố trí ở phần đỉnh đồi, chè trồng ở sườn và chân đồi. Các hình thức phối hợp trên tạo nên tính bền vững về môi trường cho mô hình NLKH Chè - Rừng.

- Các biện pháp canh tác trong mô hình như: Mật độ trồng, điều kiện chăm sóc, đốn chè theo chu kỳ… có ảnh hưởng đến sinh khối của cây chè do đó cũng ảnh hưởng đến lượng C tích lũy trong các bộ phận của cây chè.

Vđặc đim sinh khi, lượng C tích lũy và lượng CO2 hp th

- Đặc điểm sinh khối: Lượng sinh khối tươi của cây chè trong 09 OTC

biến động từ 15,48 đến 22,13 tấn/ha; lượng sinh khối khô của cây chè trong biến động từ 6,00 đến 9,17 tấn/ha. Sinh khối có sự biến động là do mật độ, tuổi cây, và điều kiện chăm sóc khác nhau của từng mô hình.

- Lượng C tích lũy: Lượng C tích lũy ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng tại xã Tức Tranh biến động từ 3,00 đến 4,58 tấn/ha. Trong đó tỷ lệ C tích lũy cao nhất ở bộ phận thân (35,55 %), tiếp đến là cành (30,19 %), rễ (18,99 %) và thấp nhất ở trong lá (17,27 %).

- Lượng CO2 hấp thụ: Lượng CO2 hấp thụ ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng tại xã Tức Tranh biến động từ 10,99 đến 16,81 tấn/ha; Lượng hấp thụ CO2 trên mặt đất và dưới mặt đất có sự khác nhau rõ rệt. Lượng CO2 hấp thụ tập chung chủ yếu ở bộ phận trên mặt đất chiếm 81,01%, dưới mặt đất chỉ chiếm 18,99%.

V phương pháp xác định lượng CO2 hp th cây chè trong mô

hình NLKH Chè - Rng và ước tính giá tr môi trường thông qua lượng

CO2 hp th

Thông qua kết quả nghiên cứu đề tài đã đề xuất phương pháp xác định lượng C tích lũy và lượng CO2 hấp thụ ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng; Về giá trị môi trường hấp thụ CO2 đề tài đã nghiên cứu, tính toán cho 01 ha chè đạt giá trị môi trường khoảng 6.026.900 VND. Như vậy lượng giá trị môi trường hấp thụ của CO2 sẽ mang lại nguồn thu không nhỏ cho những người canh tác mô hình NLKH Chè - Rừng.

5.2. Kiến nghị

Do thời gian và kinh phí cho thực hiện đề tài có hạn nên chưa phân tích được lượng carbon tích lũy trong từng bộ phận cây chè mà chỉ sử dụng hệ số quy đổi carbon để tính toán lượng CO2 hấp thụ và giá trị môi trường của mô hình nên độ chính xác của kết quả còn hạn chế.

Vì vậy, cần phân tích lượng carbon tích lũy trên từng bộ phận của cây chè để đạt kết quả chính xác hơn, cần mở rộng nghiên cứu sang các mô hình khác để tạo cơ sở cho việc định lượng giá trị của mô hình NLKH thông qua việc tích lũy C và hấp thụ CO2, từ đó làm cơ sở việc đề xuất chi trả dịch vụ môi trường cho mô hình NLKH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Đỗ Hoàng Chung (2012), Đánh giá tích lũy carbon ở các loại rừng tự nhiên tại một số khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia tại Thái Nguyên và Bắc Kạn làm cơ sở cho việc tham gia tiến trình REDD ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ 2011- 2012.

2. Hoàng Văn Dưỡng (2000), Nghiên cứu cấu trúc và sản lượng làm cơ sở ứng dụng trong điều tra rừng và nuôi dưỡng rừng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn ex benth) tại một số tỉnh khu vực miền trung Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Việt Nam.

3. Võ Đại Hải & cs (2009), Năng suất sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Bảo Huy, Phạm Tuấn Anh (2008), “Ước tính CO2 hấp thụ trong rừng thường xanh lá rộng tự nhiên ở Tây Nguyên của Việt Nam”, Aia - Thái

Bình Dương Nông lâm kết hợp tin - APANews, FAO, SEANAFE; Số 32, tháng 5 năm 2008, ISSN 0859-9742.

5. Bảo Huy (2009), “Nghên cứu khả năng hấp thụ carbon và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam”, Báo cáo

tổng kết đề tài Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam.

6. Nguyễn Duy Kiên (2007), Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

7. Ngô Đình Quế và cs (2006), “Sự hấp thụ carbon dioxit (CO2) của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 7.

8. Lý Thu Quỳnh (2007), Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của rừng Mỡ (Manglietia conifer Dandy) trồng tại Tuyên Quang và Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Thanh Tiến (2012), Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt tại tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ. 10. Dương Viết Tình & Nguyễn Thái Dũng (2012), “Nghiên cứu khả năng

cố định CO2 của một số trạng thái rừng của vuờn quốc tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”, tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012.

11. Đặng Thịnh Triều (2010), Nghiên cứu khả năng cố định carbon của rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lambert) và Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh et. de Vriese) làm cơ sở xác định giá trị môi trường rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

12. UBND “Báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình phát triển kinh tế - xã hội” (2013).

II. Tài liệu tiếng Anh

13. FAO (2004), A review of carbon sequestration projects. Rom, 2004. Farjon, Aljos. 1984. Pines: drawings and descriptions of the genus Pinus. Leiden: Brill & Backhuys.

14. ICRAF (2001), Carbon stocks of tropical land use system as part of the global C balance: Effects of forest conservation and options for clean

development activities, Borgor, Indonesia.

15. Jianhuan Zhu (2007), Study ofn Carbon Accounting Methodology in Plantation Forest in China. Presentation in training on Capacity Building for Carbon Accounting in Forest, International Rice Research

16. Kang Bing, Liu Shirong, Zhang Guangjun, Chang Janguo, Wen

Yuanguang, Ma Jiangming and Hao Wenfang (2006), Carbon accumulation and distribution in Pinus massoniana and Cunninghamia lanceolata mixed forest ecosystem in Daqingshan, Guangxi of China.

17. McKenzie, N., Ryan, P., Forgarty, P. and Wood,J.(2000), Sampling Measurement and Analytical Protocols for Carbon Estimation in Soil, Litter and Coarse Woody Debris, Australian Greenhouse Office.

18. Natasha Landell-Mills vµ Ina T. Porras. 2002. Silver bullets or fools’ gold: A global review of markets for forest environmental services and their impacts on the poor, International Institute for Environment and Development (iied), Russell Press, Nottingham, UK.

19. Romain Pirard (2005), Plupwood plantation as carbon sinks in

Indonexia: Methodological challenge and impact onvelihoods, Carbon Forestry, Center For Internation Forestry Research, CIFOR.

20. Young (1997), “Agroforestry for soil Mangnagement” (2nd edition).

CAB international in association with International Centre for Research in Agroforestry, United Kingdom.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Lập OTC Lấy cây tiêu chuẩn

PHỤ LỤC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ biểu 01: Điều tra tình hình sinh trưởng cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng

OTC:……….... Diện tích OTC: 500 m2 Tuổi cây:………tuổi Ngày điều tra:……….. Địa điểm:………. STT H (cm) Chu vi gốc (cm) Số cành gốc Dtán (cm) ĐT NB 1 2 3 … … ….

Phụ biểu 02: Điều tra sinh khối tươi cây tiêu chuẩn trong mô hình

NLKH Chè - Rừng

Ngày điều tra:………

Địa điểm:………

OTC Cây tiêu

chuẩn Dtán (cm) D0.0 (cm) Khối lượng (kg/cây) Cành Thân Rễ 1 1 2 3 2 1 2 3 3 1 2 3 4 1 2 3 5 1 2 3 6 1 2 3 7 1 2 3 8 1 2 3 9 1 2 3

Phụ biểu 03: Phiếu kiểm tra sấy mẫu cây chè trong mô hình

NLKH Chè - Rừng

Ngày kiểm tra:………Khối lượng mẫu đem sấy:……(kg)

Địa điểm:………....

OTC Cây tiêu

chuẩn Khối lượng mẫu (kg) Cành Thân Rễ 1 1 2 3 2 1 2 3 3 1 2 3 4 1 2 3 5 1 2 3 6 1 2 3 7 1 2 3 8 1 2 3 9 1 2 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy Carbon của cây Chè trong mô hình Nông lâm kết hợp Chè Rừng tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 47)