2.3.3.1. Thuận lợi
- Tức Tranh là xã có điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự phát triển Nông lâm nghiệp và trồng Chè. Nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây chè đem lại sản lượng cao và giá trị kinh tế lớn. Đây là lợi thế để phát triển mạnh kinh tế hàng nông sản, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế hộ gia đình góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân trong toàn xã.
- Điều kiện kinh tế - xã hội trong thời gian qua đã có những bước phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện ở trong xã. Với điều kiện cơ sở hạ tầng được cải thiện như vậy, đặc biệt là giao thông và tiềm năng lớn về trồng cây nông sản, trong thời gian qua điều kiện kinh tế của nhân dân trong xã đã được từng bước nâng cao.
- Dưới sự chỉ đạo của Đảng - Chính quyền, cán bộ và nhân dân đoàn kết, thống nhất tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, ra sức tăng gia sản xuất, đời sống của nhân dân ngày một nâng lên, năm sau cao hơn năm trước.
2.3.3.2. Khó khăn
- Một phần diện tích của địa phương còn phải chịu tình trạng thiếu nước vào mùa khô do lượng nước phân bố không đều. Hàng năm, điều kiện bất lợi của thời tiết phức tạp, mưa nhiều, gây ngập úng, sạt lở đất đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến của cải, vật chất và đời sống cũng như hoạt động sản xuất của nhân dân.
- Về mùa đông thời tiết rét, thiếu nước tưới tiêu kèm theo sương muối hay gây hại đến chất lượng và sản phẩm của loại Chè cành làm giảm năng suất cây chè ảnh hưởng đến kinh tế nhân dân trong xã.
- Tức Tranh là một xã cách trung tâm huyện, giao thông nông thôn còn khó khăn nên quá trình trao đổi và lưu thông hàng hóa cũng như trao đổi các mặt hàng nông sản của xã còn nhiều hạn chế.
- Nguồn nhân lực trong độ tuổi ở địa phương dồi dào, tuy nhiên số lao động được đào tạo lại thấp. Do vậy thu nhập từ nguồn lao động trong độ tuổi còn thấp, đây là vấn đề khó khăn rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
- Tình nhình an ninh trật tự - an toàn giao thông trên địa bàn còn diễn biến phức tạp tệ nạn cờ bạc, trộm cắp còn diễn ra ở một số xóm, các phương tiện tham gia giao thông một số xe quá trọng tải gây hư hỏng một số đoạn đường trên địa bàn xã.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1.Đối tượng nhiên cứu
Lượng carbon tích lũy thông qua sinh khối của cây chè trồng trong mô hình Nông lâm kết hợp Chè - Rừng tại xã Tức tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ đề cập đến C tích lũy thông qua việc xác định sinh khối hiện tại của cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng.
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014.
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3.3. Nội dung nghiên cứu
(1) Xác định được một số đặc điểm của mô hình NLKH Chè - Rừng tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
(2) Nghiên cứu sinh khối của cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
(3) Xác định lượng C tích lũy và CO2 hấp thụ ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng
(4) Đề xuất phương pháp xác định lượng CO2 hấp thụ ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng và ước tính giá trị môi trường thông qua lượng CO2 hấp thụ.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài của các tác
giả trong và ngoài nước. Nguồn tài liệu tại Thư viện trường Đại học Nông lâm, Trung tâm học liệu Đại học Thái nguyên và tìm hiểu trên mạng Internet.
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
3.4.2.1. Khảo sát thực địa và lập OTC Bước 1: Khảo sát khu vực nghiên cứu
Mục đích nắm được địa hình, tình hình sinh trưởng, phát triển của cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng tại khu vực nghiên cứu đồng thời chọn vị trí lập OTC.
Bước 2: Lập OTC
Tiến hành lập 09 OTC điển hình, diện tích mỗi ô 500 m2. Cách lập OTC: Lập OTC hình tròn với diện tích 500 m2 thông qua xác định bán kính hình tròn theo công thức sau: S=π*R^2 R=√(S/π)
Sau khi xác định bán kính hình tròn và chọn vị trí lập ô, cố định vị trí trung tâm, sử dụng thước dây với bán kính đã xác định (R = 12.62 m) quay quanh vị trí cố định ta sẽ xác định được diện tích OTC cần lập
Hình 3.1. Hình ảnh OTC
Bước 3: Điều tra thu thập số liệu trên OTC
Trên mỗi OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sau:
+ Đo chu vi gốc chè từ đó xác định được đường kính gốc chè + Đo đường kính tán chè
+ Đo chiều cao cây chè
R=12.62m S = 500m2
+ Đếm số cành gốc trên cây chè
+ Chọn 03 cây tiêu chuẩn để giải tích đo đếm sinh khối là cây có đường kính gốc (D0.0), đường kính tán (Dtán), chiều cao (H) và số cành gốc bằng hoặc gần bằng cây có D0.0, Dtán, H và số cành gốc bình quân của mô hình.
Bước 4: Lấy mẫu và xử lý mẫu ban đầu
+ Sau khi xác định được cây tiêu chuẩn tiến hành đào cây để đo đếm sinh khối tươi. Sinh khối tươi sẽ được xác định theo từng bộ phận gồm rễ, thân, cành, lá.
Cách lấy mẫu sinh khối như sau:
+ Sinh khối rễ: Đào và thu gom toàn bộ sinh khối gỗ và đem cân
+ Sinh khối thân: Thân lấy từ sát mặt đất đến điểm phân cành gốc, sau đó đem cân để xác định sinh khối
+ Sinh khối cành: Sau khi đã tách lá, tiến hành chia thành từng đoạn nhỏ và đem cân toàn bộ để xác định sinh khối
+ Sinh khối lá: Thu gom toàn bộ sinh khối lá và đem cân. Cách lấy mẫu tiêu biểu và kí hiệu của mẫu:
+ Rễ cây sau khi được đào lên chặt thành từng đoạn nhỏ sau đó trộn đều và cân lấy 0,5 kg, thân sau khi xác định sinh khối tươi, cân lấy mẫu 0,5 kg, cành được chặt thành từng đoạn, trộn đều và lấy mẫu 0,5 kg, lá cây được trộn đều và cân lấy mẫu 0,5 kg.
Các mẫu được cân nhanh khối lượng tươi rồi cho vào túi đựng mẫu và đánh dấu ghi chú vào túi đựng mẫu sau đó vận chuyển về phòng thí nghiệm để sấy khô. Nếu chưa mang về được ngay nên mở túi bóng cho mẫu thoát hơi nước tại chỗ, nếu mẫu lá là những lá dễ thối thì dùng sanh, chảo sao qua bếp lửa cho lá không bị thối.
Ký hiệu hóa mẫu nghiên cứu: Ví dụ: TTr-Ch-T-OTC1, tức là xã Tức Tranh - Chè - Thân - OTC1. TTr-Ch-L-OTC2, tức là xã Tức Tranh - Chè - Lá - OTC2...
3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Các chỉ số thống kê như trị số trung bình D0.0, Dtán, H và số cành gốc được thực hiện bằng phần mềm Excel với hàm toán học chuyên dùng
- Từ mẫu 0,5 kg được lấy từ mô hình về cân và xác định lại trọng lượng tươi hiện tại (do bốc hơi nước trong quá trình vận chuyển), băm nhỏ, trộn đều và lấy trọng lượng tương đương 30 gam sinh khối tươi (tương ứng) để sấy xác định sinh khối khô
Cho vào tủ sấy tại phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 80 - 1050 C trong vòng 8 - 11h đối với mẫu rễ, thân, cành, liên tục theo dõi sau 2-3h rồi đem cân kiểm tra khi nào trọng lượng của mẫu không đổi qua 4 lần cân đó chính là sinh khối khô kiệt của mẫu. Đối với mẫu lá sấy ở nhiệt độ 70 - 850 C trong vòng 4-8h, theo dõi liên tục sau 2h khi nào trọng lượng của mẫu không đổi đó là sinh khối khô của mẫu.
Ta lấy hệ số carbon chuyển đổi 0,5 nhân với trọng lượng sinh khối khô từng bộ phận tương ứng với mẫu của cây ta được hàm lượng carbon tích lũy cần điều tra.
• Quy đổi sinh khối tươi của cây tiêu chuẩn cho 01 ha
Tính lượng sinh khối tươi của cây chè trong mô hình NLKH Chè-Rừng: + Sinh khối tươi cây tiêu chuẩn:
P(tươi/cây) = Pt(c) + Pt(t) + Pt(r) + Pt(l) (kg/cây) + Sinh khối tươi cho 1 ha:
P = (P(tươi/cây)*N/ha)/1000 (tấn/ha)
Trong đó: Pt(c), Pt(t), Pt(r), Pt(l) là sinh khối cành, thân, rễ, lá tươi N: Số cây trên ha
P: Tổng sinh khối tươi
• Quy đổi sinh khối khô của cây tiêu chuẩn cho 01 ha
+ Sinh khối khô cây tiêu chuẩn:
Pkhô = Pk(c) + Pk(t) + Pk(r) + Pk(l) (kg/cây) + Sinh khối khô cho 1 ha:
P = (P(khô/cây)*N/ha)/1000 (tấn/ha)
Trong đó: Pk(c), Pk(t), Pk(r), Pk(l) là sinh khối cành, thân, rễ, lá khô N: Số cây trên ha
P: Tổng sinh khối khô
• Tính lượng C tích lũy
+ Lượng tích lũy carbon của cây tiêu chuẩn:
Ci(kg/cây) = Pk(i)* 0,5 ( 0,5 là hệ số carbon chuyển đổi. Theo ICRAF, 2010) (tấn/ha)
+ Lượng tích lũy carbon cho 1 ha:
C = (Ci(kg/cây)* N/ha)/1000 (tấn/ha)
Trong đó: Ci(kg/cây): Là lượng carbon của cành, thân, rễ, lá
Pk(i): Là sinh khối khô tính bằng kg của các bộ phận cành, thân, rễ, lá của cây tiêu chuẩn.
• Tính lượng CO2 hấp thụ
CO2 = C*(44/12) (Theo ICRAF, 2010): Đơn vị (tấn/ha) Trong đó: C là lượng carbon của cây hấp thụ
• Tính giá trị kinh tế môi trường hấp thụ CO2
T = Mc*t
Trong đó: T là giá trị hấp thụ CO2 Mc là tổng lượng CO2 hấp thụ
t là đơn giá bán carbon: Đơn vị (VND) Giá bán carbon tại Việt Nam được xác định tại thời điểm nghiên cứu theo thị trường thế giới, đề tài áp dụng là 20$ USD/tấn CO2. (Theo PGS.TS Bảo Huy, 2009) [5]. Giá trị hiện tại 01 USD = 21.000 VND.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát một số đặc điểm của mô hình NLKH Chè - Rừng xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
* Khái quát diện tích mô hình NLKH Chè - Rừng
Diện tích mô hình NLKH Chè - Rừng tại xã Tức Tranh tương đối lớn, khoảng 330 ha, trong đó phần lớn mỗi hộ gia đình có từ khoảng 0,3 - 0,5 ha có khi đến vài ha. Gắn với đất thổ cư của gia đình khoảng 200 - 300 m2 để làm nhà, sân và trồng một số cây ăn quả, gia vị thiết dụng làm thức ăn và tăng nguồn sinh tố cho bữa ăn gia đình. Một số gia đình có ao để phục vụ tưới tiêu và chăn nuôi thủy sản. Còn lại phần lớn diện tích được sử dụng trồng cây chè và cây lâm nghiệp có giá trị sản xuất hàng hóa cao.
* Các hình thức phối hợp trong mô hình NLKH Chè - Rừng:
- Cây gỗ phân bố ngẫu nhiên trên diện tích đồi chè bao gồm các loài cây như: Xoan ta, Muồng…
- Trồng luân phiên các loài cây rừng trong đồi chè như: Mỡ, Lát hoa, Keo lai.Kiểu bố trí này hiệu quả cao trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế dòng chảy, giữ ẩm, điều tiết nước cho cây chủ đạo là Chè.
- Rừng thường được bố trí ở phần đỉnh đồi, chè trồng ở sườn và chân đồi: Rừng trồng chủ yếu là loài Keo tai tượng và Keo lai, ngoài ra còn rừng tự nhiên được quản lý và bảo vệ, phục hồi các loài bản địa như Cọ, Song mây, Tre nứavà các loài cây gỗ khác.
Trong một số mô hình có sự kết hợp giữa các hình thức trên như: Cây gỗ phân bố ngẫu nhiên trên diện tích đồi chè kết hợp rừng trên đỉnh đồi; Cây gỗ trồng luân phiên kết hợp với diện tích rừng trên đỉnh đồi chè. Ngoài ra trong một số mô hình NLKH Chè - Rừng còn trồng xen một số loài cây ăn quả như: Nhãn, Vải… Các phương thức kết hợp trên tạo hiệu quả cao về kinh tế và bền vững về môi trường cho mô hình.
* Khái quát kỹ thuật canh tác chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng
Phần lớn diện tích chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng tại xã Tức Tranh được trồng từ giống giâm hom từ cành, một số đồi chè lâu năm được trồng từ hạt. Kỹ thuật canh tác chè cành như sau:
- Kỹ thuật nuôi hom: Thời gian nuôi cành chè để lấy hom giâm khi cành chè có 5 - 6 lá thật lúc chè 3 đến 3,5 tháng tuổi; Thời vụ giâm cành vào vụ đông xuân (giữa tháng 11 đến trung tuần tháng 2) và vụ hè thu (giữa tháng 6 đến trung tuần tháng 8); Địa điểm làm vườn ươm là nơi đất bằng hoặc hơi thoải, thoáng, gần nguồn nước tưới, tiện lợi giao thông đi lại và gần khu vực trồng chè; Thiết kế luống giâm hom: Luống có chiều dài 15 - 20 m, chiều rộng 1,0 - 1,2m, giữa 2 luống chừa lại một rãnh rộng 40 cm để đi lại chăm sóc.
- Kỹ thuật trồng mới: Thời vụ trồng từ tháng 8 đến tháng 10 với mật độ từ 7.000 cây - 12.000 cây/ha; Trồng cây con: Rạch sâu 20 - 25 cm hoặc bổ hố rộng 20 cm, sâu 25 cm, bón lót 20 - 30 tấn phân chuồng + 100 kg P205/ha. Sau khi trồng 1 - 2 tháng tiến hành trồng dặm những cây chết; Sau khi trồng tiến hành trồng cây che bóng mát cho cây chè, bón phân, tưới nước, phòng trừ dịch bệnh hại chè.
- Đốn chè: Sau khi trồng một năm tiến hành đốn tạo hình dùng dao cắt thân chính độ cao từ 20 - 30 cm tùy từng cây, sau 3 năm đốn lửng một lần viết đốn cách mặt đất 60 - 65 cm, sau nhiều lần đốn lửng chè già cỗi sinh trưởng kém, sâu bệnh phá hại nặng thì đốn đau. Vết đốn cách mặt đất 40 - 45 cm.
4.2. Đặc điểm sinh khối của cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Đặc điểm cấu trúc sinh khối tươi
Sinh khối là tổng lượng chất hữu cơ có được trên một đơn vị diện tích tại một thời điểm. Sinh khối bao gồm khối lượng thân, cành, lá, rễ trên mặt
đất và dưới mặt đất. Việc nghiên cứu sinh khối tươi là cơ sở để đánh giá lượng carbon tích lũy của cây chè. Dựa vào kết quả điều tra thu thập số liệu trên các OTC, tính toán và sử lý số liệu trên phần mềm Excell ta có số liệu ở bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1. Cấu trúc sinh khối tươi của cây chè trong mô hình
NLKH Chè - Rừng OTC N (cây/ha) tán (cm) 0.0 (cm)
Sinh khối tươi (tấn/ha)
Cành Thân Rễ Lá Tổng 1 7240 64,41 6,86 5,97 6,21 3,85 3,90 19,92 2 8300 86,83 4,49 5,75 5,28 3,45 4,56 19,04 3 9800 75,22 3,24 4,53 4,09 3,14 3,72 15,48 4 9340 86,78 6,12 6,29 5,77 4,76 5,31 22,13 5 10160 81,75 3,94 6,67 5,77 3,64 5,47 21,55 6 9700 84,71 4,10 6,27 4,04 4,04 4,50 18,85 7 8660 77,96 5,74 5,48 5,98 4,12 5,18 20,76 8 9060 80,02 4,58 5,89 6,27 4,21 5,07 21,45 9 8220 82,31 4,21 4,62 4,94 3,04 4,44 17,04 TB 8942 80,00 4,81 5,72 5,37 3,80 4,68 19,58
Kết quả bảng 4.1 cho thấy lượng sinh khối tươi của cây chè trong 09 OTC biến động từ 15,48 đến 22,13 tấn/ha. Lượng sinh khối tươi lớn nhất nằm ở bộ phận cành của OTC 05 với 6,67 tấn/ha, nhỏ nhất ở bộ phận rễ của OTC 09 với 3,04 tấn/ha. Sinh khối của bộ phận cành biến động từ 4,53 đến 6,67 tấn/ha chiếm từ 2,36 % đến 3,79 % tổng sinh khối tươi của ha; Sinh khối của
bộ phận thân biến động từ 4,04 đến 6,21 tấn/ha chiếm từ 2,29 % đến 3,52 % tổng sinh khối tươi của ha; Sinh khối của bộ phận rễ biến động từ 3,04 đến
4,76 tấn/ha chiếm từ 1,72 % đến 2,70 % tổng sinh khối tươi của ha; Sinh khối