Từ lượng sinh khối tươi đo đếm, sinh khối khô cho cây bình quân và hệ số carbon chuyển đổi (0,5), thông qua mật độ cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng, ta xác định được khối lượng C tích lũy trong 01 ha của mô hình, thể hiện qua bảng 4.3 như sau:
Bảng 4.3. Lượng C tích lũy ở cây chè trong mô hình NLKH Chè - Rừng
OTC N
(cây/ha) (cm) tán (cm) 0.0
Lượng Carbon tích lũy (tấn/ha)
Cành Thân Rễ Lá Tổng
1 7240 64,41 6,86 1,29 1,48 0,73 0,58 4,08 2 8300 86,83 4,49 1,20 1,24 0,67 0,68 3,80 3 9800 75,22 3,24 0,92 0,99 0,56 0,53 3,00
4 9340 86,78 6,12 1,33 1,40 1,03 0,83 4,58 5 10160 81,75 3,94 1,39 1,38 0,70 0,77 4,25 6 9700 84,71 4,10 1,27 1,39 0,87 0,62 4,15 7 8660 77,96 5,74 1,11 1,45 0,79 0,76 4,11 8 9060 80,02 4,58 1,16 1,35 0,74 0,66 3,91 9 8220 82,31 4,21 0,96 1,14 0,60 0,64 3,35 TB 8942 80,00 4,81 1,18 1,31 0,74 0,68 3,91
Kết quả bảng 4.3 cho thấy tổng lượng C tích lũy trong các bộ phận của cây chè trong 09 OTC biến động từ 3,00 đến 4,58 tấn/ha. Trong đó tỷ lệ C tích lũy cao nhất ở bộ phận thân với lượng C tích lũy trung bình 1,31 tấn/ha chiếm 33,35 %, tiếp đến trong cành 1,18 tấn/ha chiếm 30,19%, trong rễ 0,74 tấn/ha chiếm 18,99 % và thấp nhất ở trong lá với lượng tích lũy trung bình 0,68 tấn/ha chiếm 17,27 %. Kết quả lượng C tích lũy trong các bộ phận của cây chè sẽ được thể hiện rõ hơn thông qua hình 4.3 sau:
Hình 4.3. Biểu đồ lượng C tích lũy ở cây chè trong mô hình
NLKH Chè - Rừng