6. Bố cục bài nghiên cứu
3.4. Đào ta ̣o ngƣời dùng tin
Sự cần thiết phải đào tạo người dùng tin
Trong bối cảnh hiện nay do sự phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng của nó trong công tác thông tin tư liệu nói riêng và toàn bộ đời sống xã hội nói chung phải đào tạo người dùng tin một cách thường xuyên và có hệ thống giúp họ có khả năng sử dụng thành thạo, truy nhập, khai thác và sử dụng thông tin mới.
Người cung cấp thông tin thường xuyên hướng dẫn cho người dùng tin biết cách tra tìm tài liệu đồng thời giúp họ biết cách diễn đạt nhu cầu tin của mình một cách dễ hiều nhất. Người dùng tin cần biết rõ những sản phẩm, dịch vụ thông tin dành cho họ.
Hàm lượng chất xám trong các sản phẩm dịch vụ thông tin ngày càng cao, đòi hỏi người dùng tin phải có kiến thức và kỹ năng nhất định để khai thác, sử dụng. Trong xã hội thông tin người dùng tin có quyền được cung cấp thông tin và có quyền được đào tạo, khai thác và sử dụng.
Nội dung và phương pháp đào tạo:
Đào tạo trực tiếp:
Trung tâm cần tổ chức các lớp đào tạo người dùng tin đặc biệt là các lớp đào tạo, tập huấn cho sinh viên khi mới vào trường; đưa chương trình đào tạo người dùng tin vào chương trình học chính thức của nhà trường.
Đào tạo gián tiếp:
Kết hợp với phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức phổ biến thông tin để phổ biến các kiến thức trong nội dung, chương trình đào tạo người dùng tin.
Đối với sinh viên mới nhập trường thư viện cần mở lớp giới thiệu hoạt động của thư viện, cách thức tìm tài liệu, nội quy của thư viện giúp cho sinh viên nắm được, tránh tình trạng lúng túng khi tra tìm tài liệu. Đây là việc làm thường xuyên cần duy trì như cách tra cứu tài liệu thư mục, mục lục truyền thống và hiện đại, tiêu chuẩn mượn, mỗi năm được mượn bao nhiêu giáo trình, sách tham khảo, truyện…
Trong thời gian tới trường cần phải tổ chức đào tạo cho sinh viên năm cuối, kể cả cán bộ về tra tìm tài liệu phục vụ cho việc làm luận văn tốt nghiệp, cách khai thác mạng, khai thác cơ sở dữ liệu, giới thiệu kiến thức, nghiệp vụ thư viện căn bản giúp cho họ có khái niệm về sản phẩm dịch vụ thông tin của thư viện. Thường xuyên trao đổi, ghi nhận ý kiến phản hồi về chất lượng các sản phẩm dịch vụ.
KẾT LUẬN
Người dùng tin là một mắt xích quan trọng để hình thành một thư viện hoàn chỉnh (Cán bộ thư viện – Vốn tài liệu – Cơ sở hạ tầng – Người dùng tin). Không có người dùng tin thì thư viện sẽ mất đi sứ mệnh của nó, không có người dùng tin thư viện sẽ không có mục tiêu để tiếp tục phát triển. Tìm hiểu nhu cầu tin của người dùng tin chính là chìa khóa để thư viện thúc đẩy các hoạt động phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện.
Bài nghiên cứu đề cập đến một vấn đề quan trọng là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các thư viện. Đó là, trả lời cho câu hỏi “ làm thế nào để phục vụ người dùng tin một cách hiệu quả nhất”.
Bài viết đã đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm của người dùng tin, từ đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về sự lựa chọn các lĩnh vực tri thức, loại hình tài liệu, thời gian xuất bản của tài liệu cũng như ngôn ngữ của tài liệu, để có những giải pháp phù hợp với thực tế của từng nhóm người dùng tin khác nhau.
Trung tâm học liệu đã đạt được những thành tựu nhất định trong suốt 5 năm qua, đã là cầu nối tri thức cho một lượng không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; là nơi chứa những nguồn thông tin đa dạng để sinh viên trong toàn trường có thể hoàn thành các chương trình đào tạo;… Tuy nhiên, Trung tâm còn tồn tại một số hạn chế như: nguồn lực thông tin chưa đầy đủ, chất lượng nguồn thông tin chưa đảm bảo; các sản phẩm và dịch vụ thư viện còn nghèo nàn; trình độ đội ngũ cán bộ thư viện còn chưa cao, số lượng ít….
Để giải quyết những vấn đề trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp thiết thực, có tính khả thi cao để áp dụng vào thực tế: phát triển cả về số lượng và chất lượng cho nguồn lực thông tin của Trung tâm; đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thư viện; phát triển nguồn nhân lực cho thư viện;
nâng cao nhận thức, đào tạo người dùng tin có khả năng tự truy cập vào cơ sở dữ liệu của thư viện để đạt được kết quả cao nhất.
Trong nhiều năm qua trung tâm Trung tâm học liệu trường Đại học Điện lực đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động thông tin. Song đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới giáo dục, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, trong thời gian tới trung tâm cần có những thay đổi mới căn bản về cơ cấu tổ chức, quản lí tạo điều kiện cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh vực một cách đầy đủ, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất cho người dùng tin đặc biệt là khâu phát triển nguồn lực thông tin, bổ sung vốn tài liệu, đa dạng hóa các loại hình tài liệu, chú trọng phát triển nguồn tin điện tử, tăng cường việc chia sẻ nguồn lực thông tin với các thư viện trong và ngoài nước.
Để trở thành nột thư viện điện tử trong tương lai, Trung tâm cần chú trọng đến việc phát triển đồng bộ các giải pháp dựa trên những nguồn lực đã có và tích cực xây dựng, tăng cường bổ sung những tài liệu có tính giá trị khoa học cao. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ phía Nhà trường và của tập đoàn nhằm hoàn thiện, đưa phần mềm Libol ra ứng dụng thực tiễn tại Trung tâm. Đây là cơ hội lớn cho Trung tâm học liệu Đại học Điện Lực có thể hòa nhập và giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các trường Đại học có thư viện phát triển, hiện đại ở trong và ngoài nước.
Để nâng cao chất lượng cuộc sống, một nhà khoa học đã từng nói
“Cuộc sống có chất lượng là cuộc sống với thông tin”. Trong thời đại
thông tin, xã hội tri thức lợi thế so sánh sẽ thuộc về quốc gia có năng lực tổ chức, khai thác với hiệu quả cao nhất các nguồn thông tin và tri thức hiện có của nhân loại.
tách rời của trường. Trung tâm học liệu vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một thư viện là cung cấp thông tin lại vừa thực hiện chức năng mà tập đoàn Điện lực Việt Nam giao phó. Trung tâm ngày càng phát triển để hoàn thành tất cả những nhiệm vụ được giao để xứng đáng là linh hồn của trường Đại học Điện lực.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết hoạt động thông tin thư viện năm học 2009-2010 của trường Đại học Điện lực
2. Bùi Loan Thùy. Thư viện học đại cương/ Bùi Loan Thùy.- H.: ĐHQG. TPHCM, 2011 .- 300tr.
3. Đào Hữu Hòa. Đổi mới giáo dục đại học là tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu đào tạo với nhu cầu xã hội // Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng . – 2008, Số 5 (28) . – tr. 135 – 144.
4. Đoàn Phan Tân. Thông tin học/ Đoàn Phan Tân.- H.: ĐHQGHN, 2001.-336tr.
5. Lê Văn Viết. Cẩm nang nghề thư viện / Lê Văn Viết . - H. : Văn hoá thông tin, 2000.- 630tr.
6. Nguyễn Thị Hạnh. Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin cho người dùng tin tại thư viện Đại học Ngoại thương Hà Nội/ Nguyễn Thị Hạnh. – H., 2008. – 63tr.
7. Nguyễn Thị Kim Dung. Công tác phục vụ người dùng tin/ Tập bài giảng.
8. Nguyễn Thị Viên. Tìm hiểu đặc điểm nhu cầu và đảm bảo thông tin khoa học và công nghệ tại trung tâm thông tin thư viện trường Đại học 9. Nguyễn Văn Đồng. Tâm lý học phát triển/ Nguyễn Văn Đồng . – H. : Chính trị quốc gia, 2004 . – 750tr.
10. Trần Mạnh Tuấn. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện.- H.: Trung tâm thông tin tư liệu KHCN Quốc gia, 1998.- 324tr.
11. Trần Thị Minh Nguyệt. Đề cương bài giảng môn người dùng tin.- H. , 2005. – 23tr.
12. Trần Thị Thanh Vân. Sản phẩm và dịch vụ Thông tin – thư viện/ Tập bài giảng.
13. Trung tâm học liệu trường Đại học Điện lực với việc ứng dụng công nghệ thông tin
14. Vũ Văn Nhật. Nghiên cứu nhu cầu thông tin và đảm bảo thông tin Khoa học và Công nghệ: Giáo trình dùng cho sinh viên ngành Thông tin – Thư viện, ngành thông tin học và quản trị thông tin/ Vũ Văn Nhật.- H.: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Ngoài ra, có các Website sau:
http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn http://www.epu.edu.vn/