Nguồn khai thác thông tin chủ yếu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin tại trường đại học điện lực (Trang 48)

6. Bố cục bài nghiên cứu

2.2.1.Nguồn khai thác thông tin chủ yếu

Theo từ điển tiếng Việt thì tập quán là thói quen hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.

Vậy, tập quán sử dụng thông tin là việc khai thác, sử dụng thông tin của người dùng tin được hình thành từ những thói quen nhất định lâu dần tạo lên tập quán khai thác và sử dụng thông tin. Mỗi người dùng tin khác nhau thì lại có tập quán sử dụng thông tin khác nhau tùy theo nguồn khai thác thông tin, sản phẩm và dịch vụ thông tin mà họ thường sử dụng để phù hợp

với nhu cầu tin của mình. Đồng thời, mỗi người dùng tin thì có khoảng thời gian dành cho việc khai thác thông tin khác nhau nên tập quán sử dụng cũng khác nhau.

Các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học có đạt hiệu quả cao hay không một phần cũng là do nguồn thông tin mà họ được cung cấp có đạt chất lượng tốt hay không. Sự đầy đủ, chính xác và độ tin cậy cao của nguồn thông tin chính là nhân tố quyết định đến chất lượng của cả một ngôi trường. Trung tâm học liệu có thể giúp người dùng tin lựa chọn nguồn thông tin mà họ yêu thích, phù hợp với nhu cầu tin. Tuy nhiên, không phải lúc nào Trung tâm học liệu cũng có thể đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin, vì vậy ngoài Trung tâm học liệu thì người dùng tin còn tìm tài liệu tại các cơ quan khác nhau: Thư viện Quốc gia, Thư viện tỉnh, thành phố, Phòng tư liệu từng khoa, hay các cơ quan khác (Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia….)

Các nguồn khai thác thông tin của người dùng tin tại trường Đại học Điện lực thể hiện qua bảng sau:

Số người Nguồn KTTT

Cán bộ lãnh đạo quản lý

Cán bộ nghiên cứu giảng dạy

Sinh viên hệ chính quy

Sinh viên hệ liên thông, tại chức

Trung tâm học liệu 7 15 80 5

Thư viện quốc gia 5 3 4 3

Thư viện tỉnh, thành 2 5 0 2

Phòng tư liệu khoa 1 15 2 0

Cơ quan khác 15 2 4 20

Như vậy, người dùng tin không chỉ khai thác thông tin tại Trung tâm học liệu mà họ còn có sự lựa chọn khai thác tại các cơ quan khác nhau để phù hợp với vốn thời gian và công việc.

Với cán bộ lãnh đạo quản lý, Trung tâm học liệu là nơi chứa nhiều dạng tài liệu với nội dung phong phú nhưng lại không giúp ích được nhiều cho họ trong việc ra quyết định. Vì vậy, trong 30 người tham gia trả lời chỉ có 7 người sử dụng Trung tâm học liệu, 5 người trong số họ sử dụng Thư viện Quốc gia, thư viện tỉnh thành và phòng tư liệu khoa chiếm một tỷ lệ nhỏ lần lượt là 2 người và 1 người. Cơ quan mà họ có thói quen sử dụng nhiều đó là Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia (13 người) và một số cơ quan khác (2 người). Tại đây họ được cập nhật những thông tin có độ tin cậy cao, nhanh chóng và hữu ích cho việc đưa ra quyết định.

Với cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, Trung tâm học liệu cung cấp cho họ nhiều lựa chọn khác nhau, tuy nhiên do tính đa dạng và tính mới của các công trình nghiên cứu, giảng dạy đòi hỏi họ phải có sự tiếp thu từ nhiều nguồn cơ quan. Số người tìm tài liệu tại Trung tâm học liệu là 15 trên tổng số 40 người. Phòng tư liệu của khoa chính là sự lựa chọn tối ưu nhất (sau Trung tâm học liệu) với 15/40 người (37.5%). Tại đây, tuy số lượng, loại hình tài liệu không có nhiều cho họ lựa chọn nhưng thông tin lại có nội dung chuyên sâu về lĩnh vực mà họ tham gia nghiên cứu. Những nguồn cung cấp thông tin khác cũng được nhóm người này quan tâm cao: cơ quan khác (bao gồm các trung tâm chuyên ngành, nhà sách…): 2 người chiếm 5%; Thư viện Quốc gia: 3 người và thư viện tỉnh, thành phố: 5 người.

Sinh viên là nhóm người thỏa mãn nguồn tin tại Trung tâm học liệu cao nhất (80/90 người chiếm 88,9%). Họ ít sử dụng những cơ quan thông tin khác, một số lượng nhỏ sử dụng Thư viện Quốc gia, không ai sử dụng phòng

tư liệu khoa và 4/90 người sử dụng các cơ quan khác như là: Trung tâm Khoa học và Công nghệ quốc gia, nhà sách… Nguyên nhân mà sinh viên chủ yếu sử dụng thông tin tại Trung tâm học liệu là do tại đây có gần như đầy đủ các tài liệu chuyên ngành, giáo trình phục vụ cho nhu cầu học tập của nhóm đối tượng này. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như: sinh viên còn thụ động trong việc tìm tài liệu từ các cơ quan cung cấp thông tin; sinh viên không có thời gian nhiều cho việc đi lại để tìm hiểu thông tin. Những sinh viên có nhu cầu tìm tin tại các cơ quan khác phần lớn là sinh viên của năm cuối khi họ chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp. Tại các cơ quan này chứa đựng những luận văn, luận án nghiên cứu chuyên sâu giúp họ có được những thông tin bổ ích cho đề tài nghiên cứu của bản thân.

Như đã phân tích trên phần đặc điểm nhóm sinh viên hệ tại chức liên thông thì những đối tượng này là những người không sử dụng nhiều nguồn tin trong Trung tâm học liệu (2/20 người chiếm 10%). Thời gian phục vụ của thư viện và thời gian làm việc của họ trùng nhau nên nhóm đối tượng này rất ít khi sử dụng thông tin của Trung tâm học liệu. Nhóm đối tượng này thường sử dụng nguồn tin từ chính cơ quan mà họ công tác (18/30 người chiếm 66,7%). Hiện nay, nhiều công ty, xí nghiệp đã khá chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên tại công ty của họ. Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư sách, tạp chí chuyên ngành liên quan để người lao động có thể tìm thông tin ngay tại nơi làm việc. Ví dụ như là Tập đoàn Điện lực thì có riêng một phòng tư liệu rộng lớn chứa thông tin cho cán bộ nhân viên của tập đoàn có thể tìm hiểu, nghiên cứu.

Nhìn từ bảng số liệu trên, có thể thấy rằng Trung tâm học liệu vẫn chưa thể đáp ứng tối đa nhu cầu cho người dùng tin trong nhà trường vì các nhóm đối tượng vẫn đi tìm thêm thông tin của các cơ quan khác.

Thời gian dành cho việc khai thác thông tin thể hiện mức độ quan tâm của người dùng tin với thông tin. Với câu hỏi: Mỗi ngày anh, chị dành bao nhiêu thời gian cho việc khai thác thông tin? thì 71% (tương ứng với 135 người) cho rằng mình bỏ ra từ 1-2h để khai thác và sử dụng thông tin; số người dành thời gian cho việc khai thác thông tin dưới 1h mỗi ngày là 5% (tương ứng 10 người); từ 2-4 h là 21% (tương ứng 40 người) và >4h chiếm 3% (tương ứng với 5 người).

Tuy nhiên, mỗi nhóm người dùng tin lại dành lượng thời gian khác nhau. Những người bỏ từ 2-4h và >4h mỗi ngày cho việc tìm tin phần lớn thuộc nhóm cán bộ quản lý và nhóm nghiên cứu giảng dạy. Đối với họ thông tin chính là công việc và thời gian tìm tin chính là thời gian làm việc. Vì vậy, họ không ngần ngại bỏ một lượng thời gian tương đối lớn để dành cho việc khai thác và sử dụng thông tin.

Nhóm người dùng tin bỏ ra 1-2h mỗi ngày đa phần là sinh viên hệ chính quy và dưới 1h mỗi ngày là sinh viên hệ tại chức, liên thông. Đa số sinh viên tiếp thu thông tin chủ yếu là trên lớp học qua lời giảng của thầy cô nên thời gian còn lại họ dành cho việc giải trí hơn là học tập, nghiên cứu.

2.2.3. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin thường sử dụng

Sản phẩm và dịch vụ thư viện chính là cầu nối giữa cán bộ thư viện với người dùng tin, giữa người dùng tin với vốn tài liệu.

Sản phẩm thư viện

Do quá trình chuyển từ một trường đào tạo cao đẳng sang là trường đào tạo đại học chưa được lâu nên sự phát triển của thư viện vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Thư viện đã và đang xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử nhưng sản phẩm này vẫn chưa được đưa ra phục vụ cho người dùng tin. Hiện nay, Trung tâm học liệu mới chỉ có 2 sản phẩm thư viện tương đối hoàn chỉnh là tủ phiếu mục lục và danh mục các tài liệu trên máy tính.

Tủ phiếu mục lục của thư viện được chia làm 20 lĩnh vực khác nhau: văn học, tin học, toán học, năng lượng, điện…. người dùng tin có nhu cầu sẽ đến đây tra tìm tài liệu rồi ghi các thông tin ra phiếu yêu cầu. Trước đây, 100% sinh viên khi đến với thư viện sử dụng tủ mục lục nhưng bây giờ thì họ lại sử dụng danh mục tài liệu trên máy tính do tủ mục lục đã bị cất đi.

Do còn nhiều hạn chế nên danh mục tài liệu trên máy tính điện tử làm tốn khá nhiều thời gian của người dùng tin, thông tin về các tài liệu mới nhập cũng không được cập nhật thường xuyên.

Dịch vụ thư viện

Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý và nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy thường chỉ sử dụng một loại hình tài liệu nhưng nhóm người dùng tin là sinh viên hệ chính quy thì họ sử dụng tất cả các loại hình của Trung tâm học liệu, tuy nhiên mỗi loại hình lại có sức thu hút khác nhau với mỗi bạn sinh viên.

Các dịch vụ thư viện khá phong phú và mỗi người dùng tin khác nhau thì lại sử dụng những dịch vụ khác nhau. Dưới đây là tình hình sử dụng các dịch vụ của Trung tâm học liệu của các nhóm người dùng tin:

Tỉ lệ (%) Các DV CB lãnh đạo quản lý CB nghiên cứu giảng dạy Sinh viên chính quy SV tại chức, liên thông DV đọc tại chỗ 2 10 86,7 10 DV mượn về nhà 88 90 97 25 DV tra cứu 0 0 100 15 DV sao chụp TL 10 15 20 50

Dịch vụ đọc tại chỗ

Tầng 2 của thư viện được phục vụ như một kho mở. Tại đây bao gồm những tài liệu bằng tiếng nước ngoài, những tài liệu như từ điển chuyên ngành, từ điển tiếng Anh, các loại sách tra cứu, bách khoa thư, những tài liệu thuộc tổng tập: tổng tập một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội…. và những tạp chí tổng hợp, tạp chí chuyên ngành….

Người dùng tin có thể vào mượn tài liệu sau đó mang ra bên ngoài đọc, ở đây người dùng tin chỉ được mượn tài liệu trong giờ hành chính, khi hết giờ hành chính thì phải trả lại cho thư viện.

Dịch vụ này chỉ áp dụng trên tầng 2 của thư viện, tại tầng 1 của thư viện sinh viên có thể tự do học tập, nghiên cứu, trao đổi, họp nhóm (có khoảng 150 chỗ ngồi) nhưng kho tài liệu ở tầng 1 chỉ cho sinh viên mượn tài liệu về nhà, họ có thể đọc tại thư viện nhưng không phải trả khi hết giờ hành chính.

Dịch vụ này được rất nhiều bạn sinh viên sử dụng (86,7%), chủ yếu tại tầng 1. Nhóm người dùng tin là sinh viên thường sử dụng dịch vụ này khi họ có thời gian rảnh tại trường (đặc biệt là những sinh viên ở ký túc xá và những sinh viên ở gần trường). Sinh viên sử dụng dịch vụ đọc tại chỗ nhiều do nguyên nhân chủ yếu là họ cần không gian yên tĩnh để học bài cho tốt vì đa số sinh viên ở tập thể nên rất ồn ào. Đồng thời khi đọc tại chỗ của thư viện sinh viên sẽ có một không gian thoáng đãng, điều kiện cơ sở vật chất, ánh sáng đầy đủ, tiện nghi.

Tuy nhiên, dịch vụ này lại không được các nhóm còn lại hưởng ứng: cán bộ lãnh đạo quản lý 2%; cán bộ nghiên cứu giảng dạy 10%; nhóm sinh viên liên thông, tại chức 10%. Sở dĩ, những nhóm đối tượng này ít sử dụng dịch vụ đọc tại chỗ là do quỹ thời gian của họ bị hạn chế, họ chỉ có thể sử dụng tài liệu trong khoảng thời gian rãnh rỗi ở nhà.

Dịch vụ mƣợn về nhà

Theo quy định của Trung tâm học liệu mỗi sinh viên sẽ được mượn tối đa 3 tài liệu/1 lần mượn và thời gian tối đa là 30 ngày (Quy định chung cho tất cả các tài liệu).

Sinh viên muốn mượn tài liệu sẽ phải mua giấy mượn sau đó tra tìm tài liệu tại hộp phiếu mục lục hoặc trên máy tính. Ghi rõ các thông tin: tên Sinh viên, Mã số thẻ, tên nhan đề tài liệu, mã số tài liệu.

Cán bộ thư viện sẽ dựa vào số lượng bản sách trên mỗi đầu sách và hệ số lưu thông mà quyết định cho bạn đọc mượn bao lâu. Với những loại sách có ít bản mà nhiều người có nhu cầu thì thời gian mượn sẽ giảm đi, và ngược lại.

Sinh viên trả quá hạn sẽ bị phạt tiền theo quy định, cứ quá hạn 1 ngày sẽ bị phạt 1000đ/ngày. Mất sách sẽ phải mua sách đền trả thư viện hoặc bị phạt gấp 5 lần giá trị của tài liệu.

Đây là dịch vụ được các nhóm người dùng tin sử dụng nhiều nhất do tính linh hoạt về mặt thời gian của nó. Người dùng tin có thể mang về nhà và sử dụng tại bất cứ nơi đâu mà họ muốn, bất cứ khi nào mà họ cần, họ có thể sử dụng tại nhà, tại nơi làm việc, tại lớp học… Nhóm sử dụng dịch vụ này đông nhất vẫn là: sinh viên hệ chính quy (97%), cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy (90%) và nhóm người làm công tác lãnh đạo, quản lý (88%).

Dịch vụ tra cứu tin

Trước đây, người dùng tin tra cứu bằng công cụ truyền thống đó là các phiếu mục lục. Những phiếu này được sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định: những phiếu có cùng lĩnh vực sẽ được xếp trong cùng một hộp, trong hộp các phiếu sẽ được sắp xếp theo trật tự chữ cái tên tài liệu hoặc tên tác giả.

điện tử nhưng cơ sở dữ liệu sách lại không có phần mềm tìm kiếm hay quản lý nào nên người dùng tin gặp nhiều khó khăn rất nhiều đặc biệt là sinh viên hệ chính quy 100% đều sử dụng. Họ phải sử dụng dịch vụ này mới có thể yêu cầu mượn tài liệu. Những nhóm người dùng tin khác thì sử dụng ít hơn: sinh viên hệ tại chức, liên thông 15%, thậm chí không sử dụng như nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy. Tồn tại hiện tượng này là do, những người thuộc hai nhóm đối tượng trên thường được cán bộ thư viện giúp đỡ, không cần phải tra tìm nhưng vẫn mượn được tài liệu mà mình mong muốn. Cán bộ thư viện sẽ vào kho lấy tài liệu theo yêu cầu của người dùng tin sau đó ghi tên tài liệu, tên tác giả người dùng tin sẽ ký nhận và mang tài liệu về.

Dịch vụ in ấn, sao chụp tài liệu

Mỗi tầng của thư viện đều đươc trang bị một máy in. Với những tài liệu quan trọng như giáo trình thì Trung tâm học liệu sẽ in sẵn rồi người dùng tin có thể đến đó mua.

Dịch vụ này được nhóm người dùng tin là sinh viên liên thông, tại chức quan tâm nhiều nhất vì họ là những người ít có thời gian đọc tại chỗ, cũng ít mượn tài liệu về nhà. Đối với họ những tài liệu được giảng viên đề cập tới sẽ được mua tại các nhà sách hoặc photo tại thư viện để dùng khi làm bài kiểm tra hoặc ôn thi trong các kỳ thi hết môn.

Nhóm sinh viên hệ chính quy cũng sử dụng dịch vụ này với những cuốn tài liệu không có tại các nhà sách.

2.3. Đá nh giá chung

2.3.1. Mứ c độ thỏa mãn nhu cầu tin

Trải qua quá trình hình thành và phát triển Trung tâm học liệu đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần đẩy mạnh hoạt động của Thư Viện và

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin tại trường đại học điện lực (Trang 48)