KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh phổ thông, huyện phú tân an giang (Trang 76)

4.5.1 Giả thuyết 1

Kiểm định giả thuyết: Trường ĐH có nhiều chuyên ngành đào tạo,

các ngành đào tạo hấp dẫn thì có nhiều học sinh chọn trường đó.

Bảng 4.26 Hệ số hồi quy riêng từng phần yếu tố chương trình đào tạo

Nhân tố Β T Sig.

Hệ số tương quan

Riêng Từng

phần

F3 0.179 3.069 0.002 0.178 0.149

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013

Với sig. = 0.002 < 0.05, có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa việc chọn trường ĐH và yếu tố thuộc về sự đa dạng, hấp dẫn của các chuyên ngành đào tạo, tức là trường ĐH càng có nhiều chuyên ngành đào tạo, các ngành càng hấp dẫn thì càng nhiều học sinh chọn trường đó, tức là chấp nhận giả thuyết 1. Nghiên cứu tương tự của Yusof (2008) khi đưa ra nhận định giá trị và sự đa dạng của chương trình học là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường. Nguyễn phương Toàn (2011) cũng tìm ra

65

được yếu tố về sự đa dạng của chương trình đào tạo ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường của học sinh.

4.5.2 Giả thuyết 2

Kiểm định giả thuyết: Trường ĐH càng có danh tiếng thì càng nhiều

học sinh chọn trường đó.

Bảng 4.27 Hệ số hồi quy riêng từng phần nhân tố thuộc về danh tiếng

Nhân tố Β T Sig.

Hệ số tương quan

Riêng Từng

phần

F6 0.250 4.446 0.000 0.253 0.216

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013

Với sig. = 0.000 < 0.05, có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa việc chọn trường ĐH và yếu tố danh tiếng của trường, tức là trường ĐH càng có danh tiếng thương hiệu thì càng nhiều học sinh chọn trường đó, tức là chấp nhận giả thuyết 2. Nghiên cứu của Klein (2011) cũng tìm ra kết quả tương tự khi cho rằng uy tín, danh tiếng của trường ĐH ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường ĐH của học sinh. Mô hình 3 giai đoạn của Hossler & Gallagher (1987) cũng đề cập đến yếu tố danh tiếng, và yếu tố này thuộc giai đoạn thứ 2. Nguyễn Phương Toàn (2011) cũng tìm được mối quan hệ này khi cho rằng học sinh giỏi thì có xu hướng lựa chọn vào những trường ĐH danh tiếng trong khi đó thì học sinh có học lực trung bình thì ít lựa chọn hơn.

4.5.3 Giả thuyết 3

Kiểm định giả thuyết: Trường ĐH đáp ứng nhu cầu về cơ hội nghề

nghiệp, thu nhập, địa vị cho học sinh sau khi tốt nghiệp càng cao, càng nhiều học sinh chọn trường đó.

Bảng 4.28 Hệ số hồi quy riêng từng phần nhân tố cơ hội nghề nghiệp

Nhân tố Β T Sig.

Hệ số tương quan

Riêng Từng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phần

F8 0.064 0.827 0.409 0.049 0.040

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013

Với sig. = 0.409 > 0.05, có thể kết luận rằng không có mối tương quan giữa việc chọn trường ĐH và yếu tố thuộc về cơ hội nghề nghiệp, tức là giả thuyết 3 bị bác bỏ. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chapman (1981) khi tác giả không đề cập đến yếu tố này trong mô hình của mình. Tuy nhiên, Nguyễn Phương Toàn (2011) lại tìm ra được tác động tích cực của yếu tố nghề nghiệp đến việc chọn trường của học sinh hay Trần Văn Quí & Cao Hào Thi (2003) cùng tìm ra được kết quả tương tự.

66 4.5.4 Giả thuyết 4

Kiểm định giả thuyết: Người thân càng định hướng cho học sinh

vào trường ĐH nào thì khả năng học sinh chọn trường đó càng cao.

Bảng 4.29 Hệ số hồi quy riêng từng phần yếu tố định hướng của người thân

Nhân tố Β T Sig.

Hệ số tương quan

Riêng Từng

phần

F1 - 0.028 -0.402 0.688 - 0.024 0.020

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013

Với sig. = 0.688 > 0.05, có thể kết luận rằng không có mối tương quan giữa việc chọn trường ĐH và yếu tố thuộc về sự định hướng của người thân, tức là giả thuyết 4 bị bác bỏ. Tuy nhiên, yếu tố về sự định hướng của người thân là một nhóm nhân tố lớn trong mô hình của Chapman (1981) và thuộc nhóm ảnh hưởng từ bên ngoài. Hay nghiên cứu của Cannon & Broyles (2006) thì ý kiến từ cha mẹ có ảnh hưởng rất mạnh đến quá trình chọn trường của học sinh. Bên cạnh đó, Kusumawati (2013) cho rằng người thân là yếu tố tác động rất lớn đến khả năng vào một trường ĐH hay không.

4.5.5 Giả thuyết 5

Kiểm định giả thuyết: Trường ĐH có đặc điểm càng tốt, học sinh

càng có xu hướng chọn trường đó.

Bảng 4.30 Hệ số hồi quy riêng từng phần yếu tố đặc điểm trường ĐH

Nhân tố Β T Sig.

Hệ số tương quan

Riêng Từng

phần

F5 0.101 1.314 0.190 0.078 0.064

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013

Với sig. = 0.190 > 0.05, có thể kết luận rằng không có mối tương quan giữa việc chọn trường ĐH và yếu tố thuộc về đặc điểm của trường, tức là giả thuyết 5 bị bác bỏ. Tuy nhiên, đặc điểm của trường ĐH cũng là một yếu tố lớn trong mô hình nghiên cứu của Chapman (1981) bao gồm các yếu tố chi phí, địa điểm, các chương trình đào tạo có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Quí và Cao Hào Thi (2003) cũng cho rằng yếu tố đặc điểm cố định của trường ĐH thuộc một trong năm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH. Còn những nghiên cứu khác lại chỉ ra từng yếu tố nhỏ trong nhóm đặc điểm của trường ĐH như chi phí, khoảng cách, cơ sở vật chất,… và trong nghiên cứu này, yếu tố chi phí có ảnh hưởng mạnh nhất.

67 4.5.6 Giả thuyết 6

Kiểm định giả thuyết: Trường ĐH càng nỗ lực giao tiếp với học sinh

thì khả năng học sinh chọn trường đó càng cao.

Bảng 4.31 Hệ số hồi quy riêng từng phần yếu tố nỗ lực giao tiếp của trường ĐH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân tố Β T Sig.

Hệ số tương quan

Riêng Từng

phần

F7 0.262 4.097 0.000 0.235 0.199

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013

Với sig. = 0.000 < 0.05, có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa việc chọn trường ĐH và yếu tố thuộc về nỗ lực giao tiếp của trường với học sinh, tức là trường ĐH càng nỗ lực giao tiếp với học sinh thì khả năng học sinh chọn trường đó càng cao, tức là chấp nhận giả thuyết 6. Nỗ lực giao tiếp là yếu tố lớn, bao gồm nhiều yếu tố khác trong mô hình lựa chọn trường của Chapman. Còn Lee & Chatfield (2010) phương tiện truyền thông được sử dụng trong nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với học sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút học sinh vào trường. Nguyễn Văn Toàn (2011) cũng tìm ra được kết quả tương tự.

4.5.7 Giả thuyết 7

Kiểm định giả thuyết: ĐH có khả năng trúng tuyển càng cao thì học

sinh càng chọn trường đó.

Bảng 4.32 Hệ số hồi quy riêng từng phần yếu tố khả điều kiện đầu vào

Nhân tố Β T Sig.

Hệ số tương quan

Riêng Từng

phần

F4 0.269 4.961 0.000 0.281 0.241

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013

Với sig. = 0.000 < 0.05, có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa việc chọn trường ĐH và yếu tố thuộc về điều kiện đầu vào, tức là trường ĐH mà học sinh càng có khả năng trúng tuyển thì càng nhiều học sinh chọn trường đó, tức là chấp nhận giả thuyết 7. Mô hình của Chapman (1981) đề cập đến yếu tố này trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của mình hay Burns (2006) cũng cho rằng yếu tố điều kiện đầu vào thì người trúng tuyển quan tâm nhiều hơn người không trúng tuyển. Rashedull Hasan (2013) cũng tìm ra đuọc mối liên hệ giữa yếu tố điều kiện đầu vào và sự lựa chọn trường ĐH của học sinh.

68 4.5.8 Giả thuyết 8

Kiểm định giả thuyết: ĐH có chương trình đào tạo phù hợp với sở

thích và khả năng của học sinh thì học sinh càng chọn trường đó.

Giả thuyết này tương ứng với nhóm nhân tố F9 đã bị loại trong quá trình phân tích nhân tố và kiểm định Cronbach Alpha nên không được đưa vào phân tích trong mô hồi hồi quy, tức là bác bỏ giả thuyết 8. Từ đó, giả thuyết 8 bị bác bỏ, tức là không có mối tương quan giữa việc chọn trường ĐH và yếu tố phù hợp với đặc điểm cá nhân. Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu của Chapman (1981) lại cho rằng yếu tố giá trị từ chương trình đào tạo nằm trong nhóm yếu tố đặc điểm của trường ĐH và có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh hay Kallio (1995) cũng đề cập đến yếu tố này trong nghiên cứu của mình. Và nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) được thực hiện dựa trên mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của Chapman đã tìm ra được mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố cá nhân và chương trình đào tạo.

69

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN 5.1.1 Kết luận

Trong quá trình ra quyết định chọn trường ĐH, học sinh THPT huyện Phú Tân bị tác động bởi các nhóm yếu tố: danh tiếng của trường ĐH, nỗ lực giao tiếp của trường ĐH, sự hấp dẫn và đa dạng của các chuyên ngành đào tạo, điều kiện đầu vào. Dựa trên kết quả nghiên cứu đã thực hiện, tác giả có thể đưa ra một số kết luận như sau:

Học sinh đưa ra quyết định chọn trường ĐH thông qua việc đánh giá tầm quan trọng của 8 nhóm yếu tố: danh tiếng, đặc điểm trường, sự đa dạng và hấp dẫn của chương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, sự định hướng của người thân, khả năng thông tin mà học sinh có thể nhận được, nỗ lực giao tiếp của trường ĐH, điều kiện đầu vào.

Có sự khác nhau giữa các học sinh khác nhau về quê quán, xếp loại học lực, trường THPT, giới tính, thời gian bắt đầu chọn trường về việc đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố. Kết quả cho thấy khác nhau nhiều nhất là ở nhân tố danh tiếng, điều kiện đầu vào và mức độ thông tin. So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 12, số 15) thì mô hình trong nghiên cứu này thì khả năng suy rộng ra tổng thể lớn hơn (31.9 % > 21.5 %). Tuy nhiên, mô hình chỉ tìm được 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH là: danh tiếng, điều kiện đầu vào, sự hấp dẫn và đa dạng của các chuyên ngành, nỗ lực giao tiếp của trường ĐH. Còn các nhóm nhân tố còn lại thì không có ý nghĩa thống kê trong việc ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định chọn trường của học sinh.

Bốn nhóm tác động trong mô hình thì 3 nhóm yếu tố: điều kiện đầu vào, nỗ lực giao tiếp của trường ĐH, danh tiếng của trường là tác động mạnh nhất. Từ kết quả nghiên cứu hoàn toàn có thể xác định rằng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường ĐH có điểm tuyển sinh thấp, khả năng trúng tuyển cao thì có nhiều học sinh chọn trường đó.

Trường ĐH càng có danh tiếng, thương hiệu thì càng nhiều học sinh chọn trường đó.

70

Trường ĐH càng nỗ lực giao tiếp với học sinh thì càng nhiều học sinh chọn trường đó.

Trường ĐH càng có nhiều chương trình đào tạo, chương trình đào tạo càng hấp dẫn thì càng nhiều học sinh chọn trường đó.

5.1.2 Hạn chế của đề tài

Hạn chế của đề tài thuộc về mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu thuận tiện nên mẫu có thể chưa mang tính tổng quát cao. Bên cạnh đó, mô hình chỉ giải thích được vấn đề nghiên cứu ở mức 31,9 % khi suy rộng ra tổng thể. Nguyên nhân có thể là kích thước mẫu chưa phù hợp với quy mô tổng thể, còn nhiều nhân tố chưa được đưa vào mô hình để khảo sát, thang đo nghiên cứu chưa được hoàn thiện.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Một số kiến nghị góp phần nâng cao công tác hướng nghiệp

5.2.1.1 Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT

Kết quả phân tích thực trạng (chương 3) cho thấy nhận thức về ý nghĩa của công tác hướng nghiệp của giáo viên, học sinh, PHHS là còn rất thấp. Do đó, nâng cao ý thức của giáo viên nhà trường, đặc biệt là cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp và học sinh. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp. Sự hợp tác của GVBM và GVCN có tác động tích cực, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong trong công tác hướng nghiệp vì mỗi bộ phận đều đóng vai trò quan trọng:

GVBM thu thập và cung cấp thông tin có liên quan đến thái độ, khả năng học tập của từng học sinh một cách cụ thể.

GVCN cung cấp những thông tin phản ánh ý thức xã hội, phẩm chất đạo đức, kĩ năng hòa nhập công đồng của mỗi học sinh thông qua việc thu thập những thông tin do các bộ phận khác cung cấp để có thể đánh giá xu hướng chọn trường, chọn nghề của từng học sinh.

Đối với học sinh THPT, đây là lứa tuổi tâm lý diễn biến phức tạp, chưa có nhiều hiểu biết sâu sắc, rất cần sự giúp đỡ của người thân, đặc biệt là trong việc chọn trường chọn ngành. Vì vậy, công tác nâng cao nhận thức rất cần được quan tâm thông qua các buổi ngoại khóa, sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần hoặc trong tiết học của các bộ môn văn hóa: giáo dục công dân, công nghệ, tin học,… giáo viên nên cung cấp những kiến thức liên quan đến tầm quan trọng của hướng nghiệp, thực trạng của việc chọn trường, chọn ngành hiện nay để học sinh hiểu rõ, cân nhắc nhằm hình thành ý

71

thức tìm hiểu thông tin về trường ĐH trong tương lai, từ đó xây dựng hướng đi cần thiết.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần giúp PHHS, các cơ sở sản xuất-kinh doanh tại địa phương có ý thức về công tác hướng nghiệp, hình thành một môi trường hướng nghiệp thực sự để học sinh có thể thấy rõ sở thích, năng lực và điều kiện phù hợp khi chọn trường ĐH thông qua các buổi thực tế ngoài trường như: đến các cơ sở sản xuất kinh doanh, trao đổi với lao động về yếu tố của nghề nghiệp,.... Như vậy, sự hợp tác giữa nhà trường và xã hội mới có thể tạo cho học sinh có một môi trường hướng nghiệp tốt nhất.

5.2.1.2 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên và ban hướng nghiệp

Kết quả phân tích Anova về tầm quan trọng của mức độ thông tin mà học sinh có thể tiếp nhận trong quá trình chọn trường. Do đó, hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo GVHN, GVCN,GVBM, đặc biệt là GV khối 12 nắm vững chương trình hoạt động hướng nghiệp theo quy định chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chương trình xây dựng theo chủ đề hàng tháng. Các cán bộ được phân công phải biên soạn tài liệu, giáo án một cách chi tiết, cụ thể cho công tác hướng nghiệp và có bộ phận kiểm tra, đánh giá để tránh tình trạng biên soạn để đối phó, không đúng quy định. Để công tác hướng nghiệp có hiệu quả, có chất lượng thì trách nhiệm không những thuộc về cán bộ, giáo viên được phân công mà là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống sư phạm nhà trường và toàn thể học sinh. Do đó, nâng cao công tác chuyên môn trong lĩnh vực hướng nghiệp là điều hết sức cần thiết. Song song với công tác nâng cao chuyên môn, GVHN cũng cần phải tìm hiểu thức tế về việc sản xuất kinh doanh, nghề nghiệp, lao động ở địa phương để có thêm kiến thức thực tế giúp học sinh hứng thú, quan tâm hơn đến hướng nghiệp chứ không chỉ hoạt động trên mặt lý thuyết.

5.2.1.3 Trang bị cơ sở vật chất cần thiết cho công tác hướng nghiệp

Thực trạng công tác hướng nghiệp đang gặp khó khăn về vấn đề cơ sở vật chất. Do đó, nâng cao công tác hướng nghiệp với các hình thức khác nhau thì cần kinh phí để mua sắm trang thiết bị, tài liệu cần thiết. Công tác hướng

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh phổ thông, huyện phú tân an giang (Trang 76)