Những hạn chế của công tác hướng nghiệp hiện nay

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh phổ thông, huyện phú tân an giang (Trang 53 - 55)

Trên thực tế, công tác hướng nghiệp tại các trường THPT còn mang nặng tính hình thức, được thực hiện thông qua việc dạy nghề phổ thông như: điện gia dụng, tin học văn phòng,…, sự giới thiệu về nghề nghiệp, lao động sản xuất. Từ khi có quy định của Bộ GD&ĐT về việc cộng điểm khuyến khích trong kì thi tốt nghiệp THPT cho học sinh tham gia học nghề hướng nghiệp thì nhận thức của học sinh về ý nghĩa của công tác hướng nghiệp là chỉ để được cộng điểm khuyến khích, ngoài ra không còn mục đích gì khác. Nguyên nhân của điều này là do nhận thức của người học cũng như người dạy chưa cao, chưa hiễu rõ hết ý nghĩa mục tiêu của công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Hầu hết các GV chỉ tập trung giúp đỡ học sinh 12 thực hiện hồ sơ tuyển sinh theo quy định và đến giai đoạn này, thông tin hướng nghiệp mới được cung cấp thông qua báo chí, Internet,… Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất – kinh doanh tại địa phương, PHHS còn chưa thực sự quan tâm đến công tác này do nhận thức kém về trách nhiệm của hướng nghiệp và cho rằng hướng nghiệp là nhiệm vụ của nhà trường, của ban hướng nghiệp. Hơn nữa, công tác hướng nghiệp do đội ngũ giáo viên không đủ chuyên môn, năng lực để thực hiện, chưa nghiên cứu các chính sách, quy định, chỉ thực hiện mang tính chiếu lệ. Chưa có chương trình nào thật sự chuyên sâu về nội dung hướng nghiệp để đào tạo, nâng cao chuyên môn cho GVHN. Từ đó, không đáp ứng được nhu cầu thông tin về trường, ngành, quy định tuyển sinh mà học sinh quan tâm.

Thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng là một trong những nguyên nhân khiến

công tác hướng nghiệp không hiệu quả. Hằng năm, ngoài cuốn sách “Những

điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng” do Bộ GD&ĐT phát hành hằng

năm thì không còn nguồn tài liệu nào cung cấp thông tin hướng nghiệp cho học sinh và tài liệu này chỉ đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về điểm chuẩn hằng năm, chỉ tiêu tuyển sinh, chuyên ngành đào tạo, danh sách các trường, vùng tuyển sinh và các thông tin cần thiét khác chứ không hướng dẫn học sinh xây dựng hướng đi chọn trường, chọn ngành. Bên cạnh đó, một số tài liệu chuyên môn trong công tác giảng dạy cũng như hướng nghiệp còn thiếu thốn và chưa được cập nhật, gây không ít khó khăn cho giáo viên phụ trách và học sinh quan tâm. Ngoài ra thiết bị, phòng máy phục vụ cho công tác hướng nghiệp ở một số trường chưa được trang bị đầy đủ, ngoài nguồn thông tin từ

42

GVHN cung cấp thì học sinh gặp khó khăn khi muốn tìm một tài liệu khác về tâm lý, kĩ năng, kinh nghiệm chọn ngành, chọn trường.

Sự phối hợp giữa nhà trường và PHHS chưa thực sự được quan tâm, nhiều gia đình góp ý chọn ngành, chọn trường cho học sinh còn mang tính áp đặt, không cân nhắc đến khả năng, sở thích của con em. Không liên kết với nhà trường để biết thông tin về năng lực học tập, xu hướng chọn trường của học sinh, phụ huynh còn giữ quan điểm “cha mẹ là người quyết định” và theo xu hướng, trào lưu của xã hội. Mỗi trường, mỗi ngành thì cần có những phẩm chất, năng lực, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nhưng điều này thường bị PHHS bỏ qua.

Chương trình giáo dục hướng nghiệp được áp dụng trong nhà trường còn mang nặng lý thuyết, chưa có sự liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương. Nghề nghiệp và trường mà học sinh chọn chỉ dựa trên sự góp ý từ gia đình là chính, chưa có cái nhìn tổng quát thực sự nên nhiều học sinh đã chọn trường nhưng còn chưa chắc chắn. Công tác hướng nghiệp chủ yếu tập trung cho đối tượng là học sinh cuối cấp – học sinh 12 và chỉ dừng lại ở việc thu nhận, hướng dẫn ghi hồ sơ dự tuyển, cung cấp thông tin cơ bản về một số trường ĐH, CĐ. Riêng đối với công tác tư vấn tuyển sinh của các trường ĐH vẫn chưa mang lại kết quả tốt. Nguyên nhân, hình thức này được xem như là một công cụ marketing, quảng bá thương hiệu, nhiều thông tin còn sai lệch, không đúng sự thật với mục đích là thu hút học sinh vào trường.

43

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH THPT HUYỆN PHÚ

TÂN

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh phổ thông, huyện phú tân an giang (Trang 53 - 55)