So sánh mức độ quan trọng yếu tố danh tiếng theo giới tính học sinh

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh phổ thông, huyện phú tân an giang (Trang 71 - 72)

tâm. Bên cạnh đó, điều kiện để nhóm học sinh này tiếp cận được nguồn thông tin là rất thấp do không có điều kiện tốt, thường là xuất phát từ lời khuyên của cha mẹ, sau đó là sự hướng dẫn của GVCN,GVHN, còn các phương tiện khác thì hạn chế. Tuy nhiên, đây là đối tượng mà công tác hướng nghiệp của nhà trường cần tích cực quan tâm, tuy hạn chế về khả năng tài chính trong học tập nhưng có thể nhóm học sinh này có khả năng là học sinh khá giỏi, nên nhà trường cần giúp học sinh có hướng đi đúng, chọn trường thích hợp với khả năng học tập và điều kiện gia đình.

Bảng 4.20 Thống kê mô tả sự khác nhau về yếu tố mức độ thông tin

Thu nhập N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Khoảng tin cậy 95 % cho Trung bình GTNN GTLN Giới hạn dưới Giới hạn trên < 5triệu 230 3.2812 0.58832 0.03879 3.2047 3.3576 1.33 4.83 >=5 triệu -10 triệu 55 3.0697 0.67104 0.09048 2.8883 3.2511 1.33 4.50 > 10 triệu 9 3.0556 0.54645 0.18215 2.6355 3.4756 2.33 4.00 Tổng 294 3.2347 0.60783 0.03545 3.1649 3.3045 1.33 4.83

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013

4.1.6 So sánh mức độ quan trọng yếu tố danh tiếng theo giới tính học sinh sinh

Bảng 4.21 Kết quả so sánh yếu tố danh tiếng theo giới tính

F6 Tổng bình phương Df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 3.581 1 3.581 4.450 0.036 Trong nhóm 234.947 292 0.805 - - Tổng 238.528 293 - - -

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013

Với sig. < 0.05, kết quả phân tích cho thấy tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh nam so với học sinh nữ về việc đánh giá tầm quan trọng của yếu tố danh tiếng của các trường ĐH. Học sinh nữ quan tâm yếu tố danh tiếng nhiều hơn học sinh nam trong quá trình ra quyết định chọn trường ĐH thông qua giá trị trung bình Mean ( 3.53 so với 3.31). Khi đó, kết quả nghiên cứu của Chenoweth & Galliher (2004) cho rằng đối với nam thì các yếu tố như bạn bè, người thân trong gia đình, đặc điểm cá nhân thì ảnh hưởng nhiều hơn, trong khi học sinh nữ thì quan tâm đến các yếu tố liên quan đến rào cản, sự chuẩn bị học tập cá nhân thì ảnh hưởng nhiều hơn và yếu tố danh tiếng gần như không tác động. Còn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn

60

(2011) thì nam, nữ chỉ khác nhau trong việc đánh giá tầm quan trọng của sự nổ lực giao tiếp với học sinh của các trường ĐH, còn việc đánh giá tầm quan trọng của yếu tố danh tiếng là như nhau.

Bảng 4.22 Thống kê mô tả sự khác biệt về yếu tố danh tiếng F6 N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Khoảng tin cậy 95 % cho Trung bình

GTNN GTLN Giới hạn dưới Giới hạn trên

Nam 141 3.3085 0.94616 0.07968 3.1510 3.4660 1.00 5.00 Nữ 153 3.5294 0.84922 0.06866 3.3938 3.6651 1.00 5.00 Tổng 294 3.4235 0.90227 0.05262 3.3199 3.5270 1.00 5.00

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013

Từ kết quả phân tích Anova cho thấy, để công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả hơn nhà trường cần phân loại đối tượng hướng nghiệp theo một số tiêu chí như: giới tính, thu nhập của gia đình học sinh, học lực, thời gian bắt đầu chọn trường, quê quán để mỗi đối tượng nắm bắt được thông tin quan trọng, cần thiết mà mình quan tâm tránh trường hợp thông tin dàn trãi, không cần thiết. Kế hoạch, nội dung hướng nghiệp với những đối tượng khác nhau, có hướng lựa chọn khác nhau cũng cần được xây dựng khác nhau. Từ đó, công tác hướng nghiệp sẽ thiết thực và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh phổ thông, huyện phú tân an giang (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)