TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh phổ thông, huyện phú tân an giang (Trang 45)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Phú Tân là vùng đất đồng bằng có phù sa màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặt, vì thế huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, thuận lợi trồng trọt, đặc biệt là cấy nếp và nuôi thủy sản. Tổng diện tích tự nhiên là 313,5 km2, địa giới hành chính được xác định như sau: phía Bắc giáp thị xã Tân Châu, phía Nam giáp huyện Chợ Mới (ngăn bởi sông Vàm Nao), phía Tây giáp huyện Châu Phú, thị xã Châu Đốc (ngăn bởi sông Hậu), phía Đông giáp huyện Hồng Ngự, Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp (ngăn bởi sông Tiền và sông Cái Vừng). Về phân chia hành chính, huyện có 2 thị trấn: thị trấn Phú Mỹ và thị trấn Chợ Vàm và 16 xã.

Nguồn: http://phutan.angiang.gov.vn

34 3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Nhìn chung tình hình kinh tế của huyện Phú Tân tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, đối với nông nghiệp, người dân ngày càng ứng dụng nhiều khoa học – kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất giúp người nông dân chủ động nguồn giống, gia tăng năng suất, diện tích trồng lúa nếp cả năm (2012) là 59.457 ha (đạt 99,84 % kế hoạch), trong đó, nếp chiếm 45.877 ha (chiếm 77,15 %). Đối với sản xuất công nghiệp, các chủ doanh nghiệp đã chủ động hơn trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ. Đến nay, toàn huyện có 964 cơ sở CN-TTCN góp phần giải quyết việc làm cho 2.717 lao động. Đến năm 2012, huyện có 11.213 cơ sở TM-DV góp phần giải quyết cho 17.763 lao động. Tổng mức bán lẻ là 6.345 tỷ đồng (tăng 10,83 % so với năm 2011). Với tình hình kinh tế như trên đã góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, đặc biệt là tác động rất lớn trong việc tạo điều kiện cho gia đình và xã hội thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con cái, quan tâm đến các đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh nhiều hơn. Bên cạnh đó, cũng đóng góp tích cực cho việc phát triển giáo dục, là nguồn nhu cầu lao động, cũng như giải quyết đầu ra cho các loại hình đào tạo. Thực tế, tình hình kinh tế của huyện cũng góp một phần nâng cao hiệu quả cho công tác hướng nghiệp ở các trường THPT, là một công cụ hướng nghiệp thực tế mà nhiều học sinh và GV có thể nhìn thấy để áp dụng vào việc xây dựng chương trình hướng nghiệp, kế hoạch chọn trường, chọn ngành sao cho phù hợp với nhu cầu của tình hình kinh tế. Hơn nữa, kinh tế của huyện những năm qua ổn định, tăng trưởng giúp ý thức giáo dục của người dân ngày càng được nâng cao, các cơ sở trường học được trang bị tiện nghi đầy đủ hơn, tránh được các ảnh hưởng tiêu cực như: thu hẹp quy mô, bỏ học, mù chữ,…

Đối với xã hội, toàn huyện có khoảng 55.450 hộ với 209950 dân, thành phần dân cư bao gồm 99,6 % dân tộc Kinh, còn lại là các dân tộc: Chăm , Hoa và Khơ-me. Do đó, mạng lưới trường học phân bồ đều khắp toàn huyện, phù hợp với qui hoạch và tạo điều kiện cho học sinh đến trường. Đến năm 2012, toàn huyện có 82 cơ sở trường học và 1 trung tâm GDTX, trong đó có 7 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác phổ cập giáo dục chống mù chữ được quan tâm, kết quả duy trì 3 phổ cập giáo dục (mẫu giáo, tiểu học đúng độ tuổi và THCS). Công tác xã hội có sự chuyển biến ngày càng tích cực, vận động ngày càng nhiều đơn vị, mạnh thường quân, nhà hảo tâm,… đóng góp, hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường. Công tác y tế trong nhà trường ngày càng được chú trọng, mỗi trường đều có phòng ban y tế riêng, góp phần tích cực trong việc cải thiện sức khỏe của học sinh, giáo viên của các trường, nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe, phòng chống một số bệnh thông thường, tác động tích cực đến chất lượng dạy và học.

35

Hệ thống giao thông vận tải được duy trì và thực hiện tốt, chất lượng vận tải được nâng lên, ước tính doanh thu năm 2012 tăng 20,41 %. Kết quả này không những góp phần thúc đẩy giao thương, kinh tế huyện phát triển mà còn giúp giao thông thuận tiện trong giáo dục cho học sinh và giáo viên, giảm khoảng cách ở các xã thuộc vùng khó khăn, tránh tình trạng học sinh bỏ học, học sinh đến trường thuận tiện và an toàn hơn, chất lượng dạy và học được nâng cao.

3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN PHÚ TÂN HUYỆN PHÚ TÂN

Huyện Phú Tân tỉnh An Giang có tất cả 5 trường THPT: THPT Chu Văn An (thị trấn Phú Mỹ), THPT Tiến Bộ (thị trấn Phú Mỹ), THPT Nguyễn Chí Thanh (thị trấn Chợ Vàm), THPT Bình Thạnh Đông (xã Bình Thạnh Đông), THPT Hòa Lạc (xã Hòa Lạc).

Bảng 3.1 Thông tin tổng quát về các trường THPT huyện Phú Tân 2013

TRƯỜNG

THÔNG TIN TỔNG QUAN 2013 Số Giáo Viên (giáo viên) Số Học Sinh (học sinh) Số Phòng (phòng) THPT CHU VĂN AN 65 (6 thạc sỹ) 1200 29 THPT BÌNH THẠNH ĐÔNG 38 (2 thạc sỹ) 483 17 THPT NGUYỄN CHÍ THANH 43 (4 thạc sỹ) 635 18 THPT TIẾN BỘ 38 (1 thạc sỹ) 363 14 THPT HÒA LẠC 42 (4 thạc sỹ) 536 17

Nguồn: Số liệu do các trường THPT huyện Phú Tân cung cấp, năm 2013

Những năm vừa qua, tỉnh An Giang chú trọng công tác giáo dục đối với huyện nên cơ sở vật chất của các trường ngày càng hiện đại. Mỗi trường đều được trang bị phòng máy, thiết bị, tạo điều kiện cho học sinh và giáo viên tiếp cận và nâng cao kiến thức công nghệ thông tin, thuận tiện hơn trong công tác đào tạo nghề phổ thông – tin học văn phòng cho học sinh. Bên cạnh đó, mỗi phòng học đều được trang bị dụng cụ hỗ trợ riêng giúp cho giáo viên giảng dạy tốt hơn, tiết học càng sinh động, học sinh tiếp thu tốt hơn và kết quả học tập được cải thiện. Những năm gần đây, hệ thống giáo dục phổ thông của huyện Phú Tân ngày càng chuyển biến tích cực. Các trường THPT đã giải quyết được tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, nâng cao chất lượng giáo dục

36

thật sự thông qua các kì tuyển sinh vào lớp 10, hủy bỏ hình thức xét tuyển như trước đây. Vì thế, năng lực học sinh được phân biệt rất rõ ràng, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công tác tổ chức giảng dạy, phân công giáo viên có năng lực phù hợp, có chính sách riêng cho từng lớp có năng lực học tập khác nhau. Để nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, kết quả tốt nghiệp cũng như tuyển sinh ĐHCĐ hằng năm, các trường đều tạo điều kiện cho giáo viên được nâng cao kiến thức chuyên môn thông qua việc học chương trình thạc sỹ chuyên ngành sư phạm tại ĐH Cần Thơ, các khóa ngắn hạn ở Malaysia, Singapore,....Từ đó, số lượng thạc sỹ và giáo viên có chuyên môn cao tại các trường THPT tăng dầng qua các năm. Điều này góp phần nâng cao tỷ lệ trúng tuyển ĐH của huyện. Ngoài thành tích tốt về nâng cao chuyên môn cho giáo viên, các trường THPT trong huyện còn đạt nhiều thành tích thông qua các kì thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, học sinh cấp quốc gia, giáo viên chuyên môn giỏi,…Từ đó cho thấy môi trường thi đua học tập của huyện rất tích cực, góp phần nâng cao kiến thức, ứng dụng vào thực tế, đặc biệt là kết quả của các kì thi tốt nghiệp THPT, ĐHCĐ hằng năm.

Bên cạnh đó, học sinh của các trường trong huyện hầu hết đầu có quê quán trong huyện và một số xã lân cận như trường THPT Chu Văn An có một số học sinh từ xã Tân Huề (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), từ thị trấn Chợ Mới (huyện Chợ Mới), THPT Hòa Lạc có học sinh từ huyện Châu Phú (huyện giáp với huyện Phú Tân)… Hằng năm, kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức tại trường THPT Chu Văn An (thị trấn Phú Mỹ - trung tâm huyện Phú Tân), riêng trường THPT Bình Thạnh Đông do điều kiện thuận lợi gần huyện Châu Phú nên học sinh trường này sẽ tham gia thi tốt nghiệp tại hội đồng thi của trường THPT Bình Mỹ. Kết quả tốt nghiệp của các trường được tổng hợp ở bảng 3.2.

Bảng 3.2 Tỷ lệ tốt nghiệp của các trường THPT huyện Phú Tân

TRƯỜNG TỶ LỆ TỐT NGHIỆP (%) 2011 2012 2013 THPT CHU VĂN AN 99.10 100.00 100.00 THPT BÌNH THẠNH ĐÔNG 71.83 99.19 95.29 THPT NGUYỄN CHÍ THANH 87.50 98.03 98.80 THPT TIẾN BỘ 73.85 100.00 99.10 THPT HÒA LẠC 79.71 92.96 99.41

37

Những năm vừa qua, các trường THPT huyện Phú Tân đã đạt nhiều thành tích cao trong kết quả học tập, đặc biệt là kết quả tốt nghiệp và tỷ lệ trúng tuyển ĐH (xem bảng 3.3). Kết quả tốt nghiệp của các trường tăng dầng qua các năm và tỷ lệ dẫn đầu huyện Phú Tân là trường THPT Chu Văn An, luôn cao hơn các trường khác từ 2-5 % (2013), 1-8 % (2012), 12-17 % (2011). Bên cạnh đó, tỷ lệ này cũng cho thấy một hiện trạng tích cực trong công tác giáo dục phổ thông huyện Phú Tân khi học sinh vi phạm quy chế thi, bỏ thi ngày càng giảm, nhận thức của học sinh về học tập ngày càng được nâng cao, sự thành công trong bước đầu thực hiện công tác hướng nghiệp vì kết quả tốt nghiệp có thực sự tốt thì kết quả trúng tuyển vào các trường ĐH sẽ dễ dàng hơn.

3.3 THỰC TRẠNG VIỆC LỰA CHỌN TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP HƯỚNG NGHIỆP

3.3.1 Chọn trường thông qua GVHN, GVCN

Hầu hết học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện bắt đầu đăng ký trường ĐH sẽ dự thi vào đầu tháng 3, riêng THPT Hòa Lạc thì vào khoảng giữa tháng tư hằng năm thông qua một nhóm giáo viên thực hiện công tác hướng dẫn và thu hồ sơ đăng kí. Nhóm giáo viên này hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc cung cấp hồ sơ đăng ký, hướng dẫn học sinh ghi đúng thông tin, cũng như tiếp nhận và chuyển tiếp đến các trường ĐH và là địa điểm thu nhận giấy báo sau khi có kết quả tuyển sinh. Nhìn chung, công tác ở các trường THPT huyện Phú Tân do một nhóm giáo viên chuyên trách bộ phận hướng nghiệp đảm nhận. Cụ thể, trong nội dung hướng nghiệp mỗi tháng là mỗi chủ đề hướng nghiệp và mỗi chủ đề thường liên quan đến nghề nghiệp mà học sinh quan tâm. Nội dung giảng dạy trong chương trình hướng nghiệp đều dựa trên chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (GD&ĐT) quy định, GV giới thiệu, phân tích đặc điểm một số ngành nghề, yêu cầu cần thiết để đáp ứng với từng lĩnh vực nghề nghiệp và học sinh cũng được giới thiệu những phương hướng lập nghiệp, kế hoạch khác nhau sau khi tốt nghiệp THPT như ĐH, CĐ, TCCN,... Song song đó, nhà trường, GVCN, cũng như bộ phận hướng nghiệp luôn cập nhật, cung cấp thông tin về các trường ĐH cho học sinh. Vai trò của GVCN đặc biệt quan trọng vì họ nắm rất rõ kết quả, năng lực học tập của học sinh. Nhiều học sinh căn cứ vào lời khuyên, hướng dẫn của GVCN để chọn ngành, cũng như chọn trường. Theo cô Nguyễn Thị Tuyết Minh – Phó Hiệu trưởng trường THPT Bình Thạnh Đông, chương trình hướng nghiệp của nhà trường cố gắng hướng học sinh của trường, đặc biệt là học sinh 12 cuối cấp, vào việc chọn trường, chọn ngành phù hợp với năng lực và điều kiện của từng học sinh thông qua tiết cuối vào ngày thứ bảy hàng tuần.

38

3.3.2 Chọn trường thông qua đại diện của trường ĐH

Bên cạnh đó, ban tư vấn hướng nghiệp của trường Đại học An Giang hằng năm đến trường để cung cấp thông tin hướng nghiệp và một số đại diện của trường khác giao tiếp với học sinh thông qua các chương trình ngoại khóa. Riêng nhà trường có riêng 1 ban phụ trách hướng nghiệp (1 Ban Giám Hiệu, 2 giáo viên giảng dạy, 1 giáo viên phụ trách hồ sơ). Những năm qua, học sinh của trường đa phần chọn Đại học An Giang (đa phần là do khoảng cách địa lý gần, điểm chuẩn đầu vào thấp) và một số trường ĐH dân lập tại Sài Gòn. Những người đại diện từ các trường ĐH thường là các sinh viên thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau ở nhiều trường ĐH khác nhau – cựu học sinh của các trường THPT thuộc huyện trình bày về chuyên ngành mà học sinh dự định đăng ký (sơ lược về trường ĐH, khoa, bộ môn, giảng viên của ngành, nội dung chương trình đào tạo,…), giải đáp các câu hỏi mà học sinh thắc mắc, quan tâm. Ngoài ra, nhiều đại diện của các trường ĐH đến các trường THPT trong huyện cung cấp các tài liệu liên quan đến nhà trường (cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chuyên ngành đào tạo, mức học phí, cơ hội việc làm trong tương lai,…) giải đáp các vấn đề mà học sinh muốn tìm hiểu. Nhiều học sinh thông qua kênh này mà chọn trường ĐH sau khi tốt nghiệp vì các trường ĐH này thường mới thành lập đào tạo nhiều ngành mới và có điểm tuyển sinh đầu vào tương đối thấp.

3.3.3 Chọn trường thông qua gợi ý của người thân

Một thực trạng khác trong việc chọn trường là một số học sinh đã chọn trường, chọn ngành từ những năm lớp dưới (10,11). Học sinh tự định hướng cho bản thân thông qua gợi ý của người thân (thực tế có người thân đang làm việc trong lĩnh vực sẽ chọn, dễ dàng cho công việc tương lai sau khi tốt nghiệp hoặc họ đang học tại trường ĐH nào đó) để tập trung ôn luyện những môn học thuộc khối thi mà trường ĐH tuyển sinh. Những học sinh này thường có kết quả học tập khá, giỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.4 Chọn trường thông qua GVBM

Các giờ học trái buổi, các giờ luyện thi ĐH, các giáo viên bộ môn cũng góp ý kiến cho những học sinh có năng lực, đủ khả năng trúng tuyển. Hầu hết các giáo viên này nắm rất rõ những thế mạnh của một số trường, thường thì giáo viên chuyên trách ở bộ môn nào thì cung cấp thông tin của những trường có ưu thế đào tạo về chuyên ngành có liên quan. Chẳng hạn, giáo viên thuộc bộ môn hóa học – khối chuyên khoa học tự nhiên thì tư vấn về các trường có thế mạnh về lĩnh vực này như: ĐH Khoa học Tự Nhiên (ĐH Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh), ĐH Bách Khoa, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng (Đại học Cần Thơ),… Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy cho việc quyết định

39

chọn trường ĐH của nhiều học sinh từng tham gia các kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, học sinh giỏi Quốc gia do chính các giáo viên này bồi dưỡng, ôn luyện. Hơn nữa, trãi qua nhiều cuộc thi cấp Tỉnh, khu vực, quốc gia những học sinh này hiểu rất rõ sở thích, năng lực của bản thân nên sẽ chọn trường theo sở thích và năng lực của mình. Cụ thể, là những học sinh chuyên Hóa sẽ chọn vào những trường có đào tạo các nghề nghiệp liên quan đến môn học này như: Hóa Dược, Công Nghệ Hóa, Công Nghệ Sinh Học, Vi Sinh,… học sinh chuyên Anh thì chọn các trường chuyên về ngoại ngữ: ĐH Khoa Học Xã Hội – Nhân Văn (Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh), ĐH ngoại ngữ Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc Tế, Huflit, RMIT… và tương tự, các học sinh chuyên những môn học khác cũng chọn trường theo cách này.

3.3.5. Chọn trường thông qua năng lực cá nhân học sinh

THPT Chu Văn An, THPT Bình Thạnh Đông đã áp dụng rất tốt công tác này vào việc hướng dẫn học sinh chọn ngành, chọn trường thông qua khả năng học tập mà học sinh đạt được trong các kiểm tra chất lượng, các kì thi cuối kì. Điều này không những giúp nâng cao tỷ lệ trúng tuyển ĐHCĐ hằng năm của trường mà còn hạn chế được tình trạng chọn nhằm trường do không đủ khả năng vượt qua tiêu chuẩn đầu vào. Trường khuyến khích học sinh chọn ĐH phù hợp với khả năng và những điều kiện thật sự phù hợp, nếu không đạt thì hướng vào các trường CĐ hoặc những trường ĐH có tiêu chuẩn đầu vào tương đối. ĐH An Giang, ĐH Đồng Tháp là những trường mà học sinh có học lực khá ưu tiên chọn trước vì điểm chuẩn đầu vào tương đối thấp, khoảng cách địa lý thuận tiện.

3.3.6 Chọn trường thông qua các phương tiện truyền thông

Đây là kênh chọn trường quan trọng và đầu tiên của hầu hết học sinh ở

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh phổ thông, huyện phú tân an giang (Trang 45)