QUAN TRỌNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỐI VỚI CÁC NHÓM NHÂN TỐ
Sử dụng phương pháp phân tích Anova một chiều để thấy được sự khác biệt về kết quả đánh giá mức độ quan trọng của các nhóm đối tượng đối với các nhóm nhân tố theo đơn vị trường THPT, xếp loại học lực, giới tính, quê quán. Và khi tiến hành phân tích sâu Anova thì các hệ số sig. từ kiểm định Levene trong nghiên cứu này đều > 0.05 và sig. trong kiểm định F <= 0.05 Tức là đủ điều kiện để tiến hành phân tích sâu Anova (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Bên cạnh đó, để thấy rõ sự khác biệt về tầm quan trọng của các nhóm nhân tố, tác giả tiến hành kiểm định sâu Anova bằng phương pháp Dunnett (thủ tục cho phép chọn so sánh các giá trị trung bình của các nhóm mẫu còn lại với trị trung bình của một nhóm mẫu cụ thể nào đó được chọn ra để so sánh) vì phương pháp này có độ tin cậy cao, không làm gia tăng mức độ phạm sai lầm khi so sánh nhiều nhóm cùng một lúc.
Giả thuyết Ho:không có sự khác biệt về kết quả đánh giá tầm quan trọng của các đối tượng khác nhau đối với các nhóm nhân tố.
Hệ số cần quan tâm là hệ số sig. (với mức ý nghĩa 95 %)
Nếu sig <= 0.05 thì bác bỏ giả thuyết Ho (tức là có sự khác biệt về kết quả đánh giá mức độ quan trọng của các đối tượng đối với các nhóm nhân tố).
Nếu sig > 0.05 thì chấp nhận giả thuyết Ho (tức là không có sự khác biệt về kết quả đánh giá mức độ quan trọng của các đối tượng đối với các nhóm nhân tố).
4.3.1 So sánh sự khác biệt về mức độ quan trọng của các nhóm nhân tố theo đơn vị trường THPT
51
4.3.1.1 So sánh nhóm yếu tố sự định hướng của người thân (F1)
Bảng 4.7 Kết quả so sánh nhóm yếu tố sự định hướng của người thân (J)Trường THPT (I)Trường THPT Độ lệch trung bình (I – J) Sai số chuẩn Sig.
Khoảng tin cậy 95 % Giới hạn dưới Giới hạn trên Chu Văn An Hòa Lạc -0.42187* 0.12144 0.002 -0.7247 -0.1190 Nguyễn Chí Thanh -0.01924 0.12052 1.000 -0.3198 0.2813 Bình Thạnh Đông -0.19492 0.12144 0.353 -0.4978 0.1079 Tiến Bộ -0.22896 0.14415 0.363 -0.5885 0.1305
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013
Với sig. = 0.02 < 0.05, kết quả phân tích cho thấy tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh THPT Chu Văn An và học sinh THPT Hòa Lạc về việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố thuộc về sự định hướng của người thân đến quyết định chọn trường ĐH. Học sinh THPT Chu Văn An đánh giá tầm quan trọng về sự định hướng của người thân cao hơn học sinh THPT Hòa Lạc thông qua giá trị trung bình Mean (2.76 so với 2.34). Trên thực tế, công tác hướng nghiệp thông qua tổ chức giao lưu, gặp gỡ giữa PHHS và nhà trường thì THPT Chu Văn An thực hiện rất tốt nhằm trao đổi thông tin về khả năng học tập, hướng đi của học sinh, thông tin về nghề nghiệp cũng như các trường ĐH, sau đó gia đình và học sinh có thể ra quyết định một cách hợp lý dựa trên khả năng và điều kiện kinh tế của gia đình. Công tác này đã mang lại hiệu quả, góp phần rất lớn cho kết quả tuyển sinh ĐHCĐ hằng năm của trường. Bên cạnh đó, do trường THPT Chu Văn An nằm ngay trung tâm huyện Phú Tân nên những học sinh có quê quán ở nông thôn (các xã lân cận) thường phải thuê nhà trọ gần trường, tự lập trong học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày nên việc trao đổi thông tin giữa học sinh và PHHS cũng tương đối bị hạn chế trong khi học sinh của THPT Hòa Lạc có môi trường học tập gần nhà nên cơ hội được trao đổi, tiếp xúc với người thân thì tốt hơn học sinh THPT Chu Văn An. Do đó, học sinh THPT Hòa Lạc quan tâm những yếu tố khác nhiều hơn, đặc biệt là cơ sở vật chất về công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông để có thể cập nhật thông tin trong việc chọn trường, chọn ngành. Đây cũng là một trong những đối tượng để công tác hướng nghiệp của nhà trường cần quan tâm. Kết quả còn cho thấy, gặp gỡ giữa nhà trường và PHHS cũng là một biện pháp hướng nghiệp hiệu quả có thể áp dụng.
52
Bảng 4.8 Thống kê mô tả sự khác biệt yếu tố sự định hướng của người thân F1 N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
Khoảng tin cậy 95% cho Trung bình GTNN GTLN GHD GHT Chu Văn An 122 2.7623 0.70870 0.06416 2.6353 2.8893 1.33 4.67 Hòa Lạc 47 2.3404 0.72728 0.10608 2.1269 2.5540 1.00 4.00 Nguyễn Chí Thanh 48 2.7431 0.75085 0.10838 2.5250 2.9611 1.00 4.33 Bình Thạnh Đông 47 2.5674 0.69127 0.10083 2.3644 2.7703 1.00 4.00 Tiến Bộ 30 2.5333 0.61650 0.11256 2.3031 2.7635 1.67 4.00 Tổng cộng 294 2.6372 0.71965 0.04197 2.5546 2.7198 1.00 4.67
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013
4.3.1.2 So sánh nhóm yếu tố điều kiện đầu vào
Bảng 4.9 Kết quả so sánh yếu tố điều kiện đầu vào giữa các trường
(I) THPT (J) THPT Độ lệch trung bình
Sai số
chuẩn Sig.
Khoảng tin cậy 96% Giới hạn trên Giới hạn dưới Hòa Lạc Chu Văn An -0.07682 0.14688 0.971 -0.4431 0.2895 Nguyễn Chí Thanh 0.49898* 0.14577 0.003 0.1355 0.8625 Bình Thạnh Đông 0.36999* 0.14688 0.047 0.0037 0.7363 Tiến Bộ 0.26148 0.17435 0.418 -0.1733 0.6963
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013
Với sig. < 0.05, kết quả phân tích cho thấy tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh THPT Chu Văn An so với học sinh THPT Nguyễn Chí Thanh và THPT Bình Thạnh Đông về việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố thuộc về điều kiện đầu vào đến quyết định chọn trường ĐH. Học sinh THPT Nguyễn Chí Thanh và Bình Thạnh Đông đánh giá tầm quan trọng về yếu tố điều kiện đầu vào cao hơn học sinh THPT Chu Văn An thông qua giá trị trung bình Mean (3.94 và 3.81 so với 3.44). Trên thực tế, THPT Chu Văn, THPT Nguyễn Chí Thanh, THPT Bình Thạnh Đông là 3 trường có thành tích cao về tỷ lệ trúng tuyển sinh ĐH hằng năm ở huyện, trong đó cao nhất là THPT Chu Văn An (xem bảng 3.3, chương 3). Công tác bồi dưỡng, ôn luyện chuẩn bị cho các kì thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐHCĐ hằng năm thì THPT Chu Văn An thực hiện rất tốt do có điều kiện về cơ sở vật chất tốt (trường được xây mới và trang bị vào năm 2010), vị trí địa lý (nằm ngay trung tâm huyện), có đội ngũ giáo viên chuyên môn cao là thạc sỹ, chất lượng đầu
53
vào trong quá trình tuyển sinh 10 của trường là tốt nhất nên học sinh của trường có chất lượng đầu vào cao hơn các trường còn lại. Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh cấp quốc gia thường đạt kết quả cao hơn THPT Nguyễn Chí Thanh, THPT Bình Thạnh Đông nên điều kiện đầu vào các trường ĐH thường không là trở ngại lớn cho học sinh của trường THPT Chu Văn An.
Bảng 4.10 Thống kê mô tả sự khác biệt yếu tố điều kiện đầu vào
F4 N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
Khoảng tin cậy 95% cho Trung bình GTNN GTLN GHD GHT Chu Văn An 122 3.4385 0.84447 0.07645 3.2872 3.5899 1.00 5.00 Hòa Lạc 47 3.3617 0.91308 0.13319 3.0936 3.6298 1.50 5.00 Nguyễn Chí Thanh 48 3.9375 0.92037 0.13284 3.6703 4.2047 1.00 5.00 Bình Thạnh Đông 47 3.8085 0.78403 0.11436 3.5783 4.0387 1.50 5.00 Tiến Bộ 30 3.7000 0.80516 0.14700 3.3993 4.0007 2.00 5.00 Tổng cộng 294 3.5935 0.87666 0.05113 3.4929 3.6942 1.00 5.00
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013
4.3.2 So sánh sự khác biệt về mức độ quan trọng của các nhóm nhân tố theo xếp loại học lực của học sinh tố theo xếp loại học lực của học sinh
4.3.2.1 So sánh nhóm yếu tố điều kiện đầu vào
Bảng 4.11 Kết quả so sánh yếu tố điều kiện đầu vào (I) Xếp Loại (J) Xếp Loại Độ lệch trung
bình (I-J) Sai số chuẩn Sig.
Khoảng tin cậy 95 % Giới hạn dưới Giới hạn trên Khá Trung bình -0.34779* 0.13702 0.021 -0.6488 -0.0468 Giỏi -0.34212* 0.14213 0.030 -0.6544 -0.0299
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013
Với sig. < 0.05, kết quả phân tích cho thấy tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh có học lực khá, giỏi so với học sinh có học lực trung bình về việc đánh giá tầm quan trọng của yếu tố điều kiện đầu vào của các trường ĐH. Học sinh có học lực trung bình thì quan tâm yếu tố điều kiện đầu vào nhiều hơn học sinh có học lực khá, giỏi trong quá trình ra quyết định chọn trường ĐH thông qua giá trị trung bình Mean (3.87 so với 3.52 và 3.53). Nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011) cũng cho kết quả tương tự về việc đánh giá tầm quan trọng của học sinh trung bình cao hơn học sinh có học
54
lực khá giỏi. Trên thực tế, học sinh có học lực khá giỏi bắt đầu chọn trường từ rất sớm, có kế hoạch ôn luyện, tập trung cho các kì thi tốt nghiệp THPT, ĐHCĐ hằng năm tốt hơn học sinh có học lực trung bình. Bên cạnh đó, học sinh giỏi thường được GV chọn để bồi dưỡng kiến thức tham gia vào các kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, học sinh giỏi cấp quốc gia nên có nền tảng kiến thức rất tốt. Do đó, điều kiện đầu vào, điểm chuẩn tuyển sinh không là rào cản lớn đối với nhóm học sinh này. Ngược lại, nhóm học sinh có học lực trung bình thường chọn trường rất trễ do tập trung vào kì thi tốt nghiệp THPT, sau đó mới quan tâm đến khả năng trúng tuyển vào kì thi ĐHCĐ và các trường ĐH dân lập thường là sự lựa chọn của nhóm học sinh này do điều kiện đầu vào tương đối thấp. Qua đó cho thấy, khi thực hiện công tác hướng nghiệp, nhà trường nên phân loại nhóm học sinh có học lực khác nhau để tư vấn, cung cấp thông tin phù hợp cho từng đối tượng.
Bảng 4.12 Thống kê mô tả sự khác nhau về yếu tố điều kiện đầu vào
F4 N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
Khoảng tin cậy 95% cho Trung bình GTNN GTLN GHD GHT Trung bình 58 3.8707 0.72281 0.09491 3.6806 4.0607 2.50 5.00 Khá 131 3.5229 0.88549 0.07737 3.3698 3.6760 1.00 5.00 Giỏi 105 3.5286 0.91942 0.08973 3.3506 3.7065 1.00 5.00 Tổng cộng 294 3.5935 0.87666 0.05113 3.4929 3.6942 1.00 5.00
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013
4.3.2.2 So sánh nhóm yếu tố danh tiếng của trường ĐH
Bảng 4.13 Kết quả so sánh yếu tố danh tiếng (I) Xếp Loại (J) Xếp Loại Độ lệch trung bình (I-J) Sai số chuẩn Sig.
Khoảng tin cậy 95% Giới hạn dưới Giới hạn trên Khá Trung bình 0.50934* 0.13958 0.001 0.2027 0.8160 Giỏi 0.40542* 0.14479 0.010 0.0873 0.7235
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013
Với sig. < 0.05, kết quả phân tích cho thấy tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh có học lực khá, giỏi so với học sinh có học lực trung bình về việc đánh giá tầm quan trọng của yếu tố danh tiếng của các trường ĐH. Học sinh có học lực khá, giỏi thì quan tâm yếu tố danh tiếng nhiều hơn học sinh có học lực trung bình trong quá trình ra quyết định chọn trường ĐH thông qua giá trị trung bình Mean ( 3.56 và 3.46 so với 3.05). Khi đó, kết quả
55
nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011) cũng cho rằng học sinh có học lực giỏi thì lựa chọn dự thi vào các trường có danh tiếng thương hiệu, trong khi học sinh có học lực trung bình thì đánh giá yếu tố này thấp hơn. Hay kết quả nghiên cứu của Cannon & Broyles (2006) tại trường Virginia thông qua đối tượng học sinh có học lực giỏi cũng cho rằng yếu tố uy tín, danh tiếng có sự ảnh hưởng rất lớn trong quá trình chọn trường. Trên thực tế, những trường ĐH có danh tiếng thương hiệu thường có điểm chuẩn đầu vào khá cao như trường ĐH Ngoại Thương, ĐH Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, ĐH Khoa học Xã Hội & Nhân Văn, ĐH bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh…, học sinh cần có sự đầu tư lớn vào các kì thi tuyển sinh, có kết quả học tập tốt mới quan tâm những trường này. Bên cạnh đó, những học sinh có học lực trung bình thì yếu tố về điều kiện đầu vào, điểm chuẩn tuyển sinh cao là một trở ngại rất lớn trong quá trình ra quyết định lựa chọn trường ĐH và thông thường những học sinh này quan tâm đến kết quả tốt nghiệp THPT nhiều hơn, sau đó mới tính toán đến dự định thi ĐH (như kết quả thống kê mô tả ở bảng 4.4, đa phần học sinh có học lực trung bình chọn hình thức lao động phổ thông là chủ yếu, còn dự định thi ĐH hay thi lại nếu không đỗ là rất thấp). Kết quả còn cho thấy các trường THPT cần quan tâm đến những đối tượng học sinh có học lực trung bình để hướng dẫn, giúp đỡ các em có hướng đi phù hợp để tránh tình trạng không đủ khả năng, chọn nhằm trường và cung cấp thông tin thiết thực cho những học sinh có học lực khá giỏi để việc lựa chọn trường càng trở nên tốt hơn. Đặc biệt là cung cấp thông tin về điểm chuẩn tuyển sinh, điều kiện đầu vào của các trường ĐH mà học sinh quan tâm nhằm đánh giá lại năng lực học tập của học sinh để chọn trường cho thích hợp.
Bảng 4.14 Thống kê mô tả sự khác biệt yếu tố danh tiếng theo học lực
F6 N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
Khoảng tin cậy 95% cho Trung bình GTNN GTLN GHD GHT Trung bình 58 3.0517 0.96741 0.12703 2.7974 3.3061 1.00 5.00 Khá 131 3.5611 0.82979 0.07250 3.4176 3.7045 1.00 5.00 Giỏi 105 3.4571 0.90435 0.08826 3.2821 3.6322 1.00 5.00 Tổng cộng 294 3.4235 0.90227 0.05262 3.3199 3.5270 1.00 5.00
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013
4.3.3 So sánh sự khác biệt về mức độ quan trọng của các nhóm nhân tố theo quê quán của học sinh tố theo quê quán của học sinh
56 (I) Quê quán (J) Quê quán Độ lệch trung bình (I-J) Sai số chuẩn Sig.
Khoảng tin cậy 95 % Giới hạn dưới Giới hạn trên Thị trấn Nông thôn 0.10432 0.08234 0.369 -0.0807 0.2893 Thị xã 0.57703* 0.21660 0.016 0.0903 1.0637
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp năm 2013
Với sig. = 0.016 < 0.05, kết quả phân tích cho thấy tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh có quê quán ở nông thôn so với học sinh có quê quán ở thị xã về việc đánh giá tầm quan trọng của yếu tố mức độ thông tin mà học sinh nhận được. Học sinh có quê quán ở thị xã quan tâm yếu tố mức độ thông tin mà học sinh có thể nhận nhiều hơn học sinh có quê quán ở nông thôn trong quá trình ra quyết định chọn trường ĐH thông qua giá trị trung bình Mean ( 3.77 so với 3.19). Học sinh có quê quán ở thị xã có nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, đặc biệt là các phương tiện truyền thông (mạng lưới Internet phát triển mạnh, phân bố rộng, nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ truy cập Internet,..) tốt hơn học sinh có quê quán ở nông thôn nên có thể nắm bắt thông tin tốt hơn và ra quyết định chọn trường tốt hơn. Trên thức tế, học sinh có quê quán ở nông thôn thường ra quyết định chọn trường dựa vào sự hỗ trợ của gia đình, tư vấn, giúp đỡ của cha mẹ. Bên cạnh đó, học sinh cũng dựa vào khả năng, điều kiện kinh tế của gia đình, khoảng cách địa lý để chọn trường cho thích hợp nên việc ra quyết định chọn trường thường bị hạn chế hơn học sinh có quê quán ở thị xã. Do đó, yếu tố mức độ thông tin học sinh nông thôn ít quan tâm hơn học sinh thị xã, thường thì học sinh nông thôn có được sự giúp đỡ từ GVCN, GVHN cung cấp thông tin về các trường công lập để tiết kiệm