0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ CỦA CÁC BỆNH NHÂN VÀ MỐ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN CÁC BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG (Trang 67 -68 )

MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ VỚI CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

4.5.1. Đặc điểm nhiễm khuẩn vết mổ của các bệnh nhân trong nghiên cứu

Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung trong nghiên cứu của chúng tôi ở cả nhóm hồi cứu và tiến cứu đều là 4,2% khá tương đồng với một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận như bệnh viện đa khoa Phố Nối (2009 - 2010) (4,4%), bệnh viện Bạch Mai (2009 - 2010) (4,1%), bệnh viện Giao thông vận tải (2011) (4,4%) [2], [7]. Tuy nhiên, tỷ lệ này thấp hơn so với một số viện khác như bệnh viện Trung Ương Huế (4,9%), bệnh viện đa khoa Ninh Bình (6,0%), bệnh viện đa khoa Hưng Yên (6,4%) (2009 - 2010) [2].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại khoa Ngoại tổng hợp, Chấn thương chỉnh hình lần lượt là 8,1%; 3,8% (nhóm hồi cứu) và 7,4%; 4,1% (nhóm tiến cứu). Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung của 2 khoa trên ở nhóm hồi cứu, tiến cứu đều là 5,6%. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng tại bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ (tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại các khoa ngoại chung là 5,7% trong đó ngoại tổng quát: 5,8%; chấn thương: 5,8%; thần kinh: 5,1%) [10]. Trong khi đó, số bệnh nhân nhiễm khuẩn ở khoa Sản trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,9% (nhóm hồi cứu), 1,8% (nhóm tiến cứu) cao hơn so với nghiên cứu tại bệnh viện Giao Thông Vận Tải Trung Ương (2011) (0%), bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình (2011) (0,2%), tuy nhiên thấp hơn so với tỷ lệ chung của 8 viện tỉnh phía Bắc (2008) (5,4%) [7], [8], [9].

58

Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ có thể khác nhau giữa các viện và khác nhau giữa các khoa phòng trong cùng một bệnh viện điều này có thể do đặc thù về mô hình bệnh tật tại từng khoa, từng viện, sự phối hợp giữa khoa Chống nhiễm khuẩn và các khoa điều trị. Tại bệnh viện đa khoa Đức Giang, công tác vô khuẩn trong phẫu thuật (vệ sinh, thông khí buồng phẫu thuật, tiệt khuẩn dụng cụ đồ vải phẫu thuật, chất lượng nước rửa tay, thực hành vô khuẩn của nhân viên) đã được chú trọng. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa 2 nhóm hồi cứu và tiến cứu mặc dù chúng tôi có theo dõi thêm tình trạng bệnh nhân ở nhóm tiến cứu trong vòng 30 ngày sau mổ. Điều này có thể là do nhóm bệnh nhân hồi cứu đều mổ ở khu phẫu thuật cũ, xây dựng từ lâu, không có hệ thống thông khí áp lực dương. Trong khi đó, từ tháng 7/2014 bệnh viện đã đưa khu phẫu thuật mới vào hoạt động với các trang thiết bị hiện đại hơn khu phẫu thuật cũ, có hệ thống thông khí áp lực dương. Bên cạnh đó, việc chuyển từ kháng sinh điều trị, dùng dài ngày sang phác đồ kháng sinh dự phòng ở những bệnh nhân phẫu thuật cũng có nhiều tiến bộ đáng kể.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN CÁC BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG (Trang 67 -68 )

×