0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN CÁC BỆNH NHÂN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN CÁC BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG (Trang 61 -63 )

Nhìn chung, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh sau mổ ở nhóm bệnh nhân tiến cứu (tỷ lệ chung và tỷ lệ theo khoa phẫu thuật)

52

đều giảm so với nhóm bệnh nhân hồi cứu. Điều này có thể là do các bác sĩ đã chuyển dần từ việc dùng kháng sinh điều trị như truyền thống sang kháng sinh dự phòng. Tuy nhiên, số bệnh nhân được chỉ định kháng sinh dự phòng ở khoa Ngoại tổng hợp tương đối thấp (16,0%) và tỷ lệ bệnh nhân khoa này dùng kháng sinh sau mổ còn khá cao (trên 80%).

Về việc sử dụng kháng sinh theo loại vết mổ, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ có 4 bệnh nhân phẫu thuật sạch, sạch nhiễm sử dụng kháng sinh trước mổ (chiếm 1,4% đối với trường hợp phẫu thuật sạch và 2,1% với mổ sạch nhiễm). Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng kháng sinh sau mổ ở bệnh nhân phẫu thuật sạch, sạch nhiễm vẫn còn tương đối cao (12,7%; 35,2%). Các bệnh nhân này chủ yếu thuộc khoa Sản và Ngoại tổng hợp. Trừ 5 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ, các bệnh nhân được chỉ định kháng sinh sau mổ thường là do thể trạng bệnh nhân suy yếu, trong quá trình mổ cắt u xơ tử cung, tử cung bị dính nhiều và đôi khi cũng có thể do tâm lý chưa thực sự an tâm nếu không dùng kháng sinh điều trị của các bác sĩ (phần lớn các trường hợp cắt túi mật nội soi, lấy sỏi ống mật chủ đều không sử dụng kháng sinh dự phòng). Tuy nhiên, tỷ lệ trên vẫn thấp hơn nhiều so với nghiên cứu tại khoa Ngoại bệnh viện Bạch Mai năm 2008. Mặc dù khoảng 80% bệnh nhân phẫu thuật sạch, sạch nhiễm được sử dụng kháng sinh ceftriaxon dự phòng nhưng trên 99% số bệnh nhân này có sử dụng kháng sinh sau mổ [1]. Tất cả các bệnh nhân phẫu thuật nhiễm, bẩn ở nhóm tiến cứu của chúng tôi đều sử dụng kháng sinh sau mổ. Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008), tỷ lệ sử dụng kháng sinh sau mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tại 8 bệnh viện tỉnh phía Bắc là 100% [9].

Trong các kháng sinh được sử dụng trên bệnh nhân nghiên cứu, nhóm β- lactam được sử dụng nhiều nhất, sau đó là 5 – nitro imidazol, aminogycosid và fluoroquinolon. Cephalosporin thế hệ 2 là kháng sinh dùng nhiều nhất trong phác đồ sau mổ ở nhóm hồi cứu (37,3%) tuy nhiên ở các bệnh nhân tiến cứu phác đồ phổ biến nhất là β – lactam/ chất ức chế β – lactamase (15,8%), tiếp đến là cephalosporin thế hệ 2 (15,3%). β – lactam/ chất ức chế β – lactamase và cephalosporin thế hệ 2 thường được dùng là amoxicillin/ acid clavulanic, cefuroxim. Trong khi đó, kháng sinh được chỉ định chính trên các bệnh nhân sau phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa

53

tỉnh Ninh Bình (2010) và 8 viện tỉnh ở phía Bắc (2008) là cephalosporin thế hệ III (tỷ lệ lần lượt là 84,1%; 65,1%) [8], [9]. Điều này có thể do các vi khuẩn gây bệnh chủ yếu tại bệnh viện đa khoa Đức Giang vẫn còn nhạy cảm với cefuroxim, amoxicillin/ acid clavulanic và như vậy thì việc sử dụng nhiều các cephalosporin thế hệ 3 là không cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng các cephalosporin thế hệ 3 tại viện của chúng tôi đã bắt đầu có sự tăng dần năm 2014 là 6,3%; năm 2015 là 10,0%.

Tỷ lệ phác đồ đơn trị liệu, phác đồ 2 kháng sinh được chỉ định để điều trị sau mổ là khá tương đương nhau ở cả 2 nhóm (44,1%; 46,0% - nhóm hồi cứu; 50,8%; 44,2% - nhóm tiến cứu). Phác đồ sử dụng ít nhất là các phác đồ phối hợp 3, 4 kháng sinh (9,9% - nhóm hồi cứu; 4,8% - nhóm tiến cứu). Kết quả này tương đối phù hợp với tình hình chung tại 8 bệnh viện tỉnh phía Bắc (2008), phối hợp 3 kháng sinh trở lên chỉ chiếm 4,4% trong tổng số phác đồ được dùng [9].

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN CÁC BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG (Trang 61 -63 )

×