0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ trong các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN CÁC BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG (Trang 25 -27 )

Tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại Việt Nam có nhiều điểm giống với các nước đang phát triển trên thế giới và khác so với các nước phát triển do những đặc điểm môi sinh và khó khăn về kinh tế [1].

Kết quả điều tra về tình hình nhiễm khuẩn năm 1997 tại bệnh viện Hùng Vương cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật sản – phụ khoa là 14,2% [63].

16

Năm 1999, nghiên cứu tại 2 bệnh viện lớn ở Hà Nội cũng chỉ ra rằng số bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 10,9% số bệnh nhân phẫu thuật. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ của loại phẫu thuật sạch là 8,3%, phẫu thuật sạch - nhiễm 8,6%, phẫu thuật nhiễm 12,2% và phẫu thuật bẩn là 43,9%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ thấp nhất là ở các bệnh nhân phẫu thuật sản – phụ khoa (2,4%) và cao nhất (33,3%) ở các bệnh nhân phẫu thuật tim – lồng ngực. Dựa vào chỉ số SENIC (Study on the Efficacy of

Nosocomial Infection Control - Nghiên cứu hiệu quả của giám sát nhiễm trùng bệnh

viện), các tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn vết mổ của các bệnh nhân có nguy cơ thấp là 5,1%, bệnh nhân có nguy cơ trung bình 13,5%, bệnh nhân có nguy cơ cao 24,2%. Từ đó, Nguyễn D. và cộng sự đã đưa ra kết luận, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở các bệnh nhân có nguy cơ thấp tại Việt Nam cao hơn so với các nước phát triển [49].

Trong những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở nước ta đã có nhiều cải thiện. Tại bệnh viện Giao Thông Vận Tải Trung Ương, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung là 8,3%, mổ phiên 4,4% và mổ cấp cứu 16,7% [7]. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh (2005 - 2006) tại khoa Ngoại bệnh viện Bạch Mai cho thấy, số bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 4,2% trong tổng số 3446 bệnh nhân phẫu thuật [1]. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở các bệnh viện tỉnh vẫn còn khá cao. Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và cộng sự ở 8 bệnh viện tỉnh phía Bắc năm 2008, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 10,5%. Tác nhân chính gây nhiễm khuẩn vết mổ là E. coli (20,5%),

P. aeruginosa (20,5%) và S.aureus (18,0%) [9]. Tiếp theo nghiên cứu này, năm 2009 -2010 Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Quốc Anh và cộng sự đã xác định tỷ lệ mới mắc nhiễm khuẩn vết mổ tại 4 bệnh viện tuyến tỉnh và 3 bệnh viện tuyến trung ương của Việt Nam là 5,5%, trong đó tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ nông, sâu là 41,9% và 53,5%. Mật độ nhiễm khuẩn vết mổ cao nhất ở phẫu thuật ruột non, đại tràng và ruột thừa theo thứ tự là 18,1; 11,2; 11,1 NKVM/1000 ngày nằm viện sau phẫu thuật. Các tác giả cũng chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại các bệnh viện tuyến tỉnh cao hơn khoảng 2 lần so với các bệnh viện tuyến trung ương (OR = 2,2; 95% CI = 1,3 – 3,7; p < 0,05). Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện Bạch Mai, Trung Ương Cần Thơ, Trung Ương Huế là 4,1%; 4,6%; 4,9% trong khi đó tại các bệnh viện

17

tuyến tỉnh: Yên Bái, Ninh Bình, Hưng Yên tỷ lệ này lần lượt là 6,0%; 6,4%; 7,9% [2]. Có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giữa hình thức phẫu thuật, cơ địa của bệnh nhân, loại phẫu thuật. Theo nghiên cứu của Phạm Thúy Trinh và cộng sự tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung tại khoa Ngoại Tổng hợp là 3%, trong đó tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ của mổ mở là 6%, mổ nội soi là 1%, của bệnh nhân tiểu đường là 21%, các cơ địa khác là 2%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ của các phân khoa lần lượt là: Niệu (7%), Thần kinh (6%), Tiêu hóa (4%), Lồng ngực - mạch máu (3%), Xương khớp (2%) [15].

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN CÁC BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG (Trang 25 -27 )

×