Báo cáo Ban hội thẩm được chuyển

Một phần của tài liệu cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO các TRANH CHẤP về HÀNG rào kỹ THUẬT TRONG THƯƠNG mại (Trang 114 - 116)

V. Tổ chức thựchiện

Báo cáo Ban hội thẩm được chuyển

chuyển

20/6/2003

Vào ngày 11/1/2002, Ấn độ yêu cầu đàm phán với US về nguyên tắc xuất xứ áp dụng đối với hàng dệt may nhập khẩu và các sản phẩm thêu như đã quy định trong Mục 334 của Luật về hiệp định

trong Vòng Uruguay, Mục 405 của Luật phát triển và thương mại và quy định hải quan áp dụng các điều khoản này.

Ấn Độ cho rằng, trước đây Mục 334, nguyên tắc xuất xứ áp dụng đối với hàng dệt may và thêu là nguyên tắc “chuyển đổi quan trọng”. Ấn độ cho rằng Mục 334 đã thay đổi hệ thống bằng cách xác định hoạt động quy trình cụ thể mà cấp nguyên tắc xuất xứ cho các loại hàng dệt may và thêu khác nhau. Theo quan điểm của Ấn độ, những thay đổi này có vẻ bảo vệ hàng dệt may của Hoa kỳ khỏi cạnh tranh nhập khẩu. Ấn độ chỉ ra rằng những thay đổi này đưa ra trong Mục 334 đã bị thách thức bởi EC với lý lẽ rằng họ không phù hợp với nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo Hiệp định về nguyên tắc xuất xứ và các Hiệp định khác của WTO. Ấn độ giải thích rằng tranh chấp đó được giải quyết thông qua procès-verbal trong đó US nhất trí sửa đổi Mục 334. Theo Ấn độ, những thay đổi đưa ra nhằm đạt được lợi ích xuất khẩu cụ thể của EC.

Ấn Độ quan điểm rằng những thay đổi đưa ra trong Mục 334 và 405 đã tạo ra các quyết định phức tạp thêm theo đó tiêu chí công nhận xuất xứ khác nhau cho các sản phẩm hoặc hệ thống tương tự. Ấn Độ tranh cãi rằng những thay đổi, các trường hợp theo đó những thay đổi được chấp nhận và ảnh hưởng tới điều kiện cạnh tranh dệt may và thêu yêu cầu phải tuân theo các mục đích chính sách thương mại. Với lý lẽ này, Ấn Độ yêu cầu phải có tính tương thích của những thay đổi này với đoạn (b), (c), (d) và (e) trong Điều 2 của Hiệp định về nguyên tắc xuất xứ.

Vào ngày 7/5/2002, Ấn Độ yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 22/5/2002, DSB đã trì hoãn việc thành lập Ban hội thẩm. Phải đến lần thứ hai tại cuộc họp ngày 24/6/2002, yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Ấn Độ mới được DSB chấp thuận. EC, Pakistan và Phillipines bảo lưu quyền lợi bên thứ ba của mình. Vào ngày 3/7/2002, Bangladesh bảo lưu quyền lợi bên thứ ba của mình. Vào 4/7/2002, Trung Quốc bảo lưu quyền lợi bên thứ ba. Ngày 10/10/2002, Ban hội thẩm được thành lập. Ngày 9/4/2003, Chủ tịch Ban hội thẩm thông báo với DSB rằng do tính phức tạp của vấn đề, Ban hội thẩm sẽ không thể hoàn tất công việc trong vòng 6 tháng. Ban hội thẩm hy vọng sẽ chuyển báo cáo cuối cùng cho các bên vào đầu tháng 5 năm 2003.

Vào 20/6/2003, Báo cáo của Ban hội thẩm được chuyển tới các Thành viên. Ban hội thẩm cho rằng:

· Ấn Độ đã thất bại trong việc chứng minh rằng mục 334 của Luật Hiệp định vòng đàm phán Uruguay trái với Điều 2(b) hoặc 2(c) của Hiệp định RO; và

· Ấn Độ thất bại trong việc chứng minh rằng mục 405 của Luật phát triển và thương mại trái với Điều 2(b), 2(c) hoặc 2(d) của Luật Ro;

· Ấn Độ thất bại trong việc chứng minh rằng các quy định của hải quan trong 19 C.F.R § 102.21 trái với Điều 2(b), 2(c) hoặc 2(d) của Hiệp định RO.

Một phần của tài liệu cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO các TRANH CHẤP về HÀNG rào kỹ THUẬT TRONG THƯƠNG mại (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w