DS135, EC – Các biện pháp ảnh hưởng tới amiăng và các sản phẩm chứa amiăng

Một phần của tài liệu cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO các TRANH CHẤP về HÀNG rào kỹ THUẬT TRONG THƯƠNG mại (Trang 31 - 36)

2. 06 vụ tranh chấp có giải pháp thống nhất chung

4.1.DS135, EC – Các biện pháp ảnh hưởng tới amiăng và các sản phẩm chứa amiăng

Nguyên kháng: Canada (03/06/1998) Bị kháng: EC

Bên thứ ba: Brazil, Hoa Kỳ và Zimbabwe

Tóm tắt:

Lệnh cấm của Pháp về việc sản xuất, xử lý, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường nội địa, bán, cung cấp, bán hoặc vận chuyển amiăng và các sản phẩm chứa amiăng. Ngoại trừ, theo các điều kiện cụ thể, lệnh cấm không áp dụng đối với các nguyên liệu hiện hành, các sản phẩm hoặc thiết bị có chứa chrysotile fibre, đóng chức năng tương tự, khi không có chất thay thế cho fibre.

Liên quan tới Hiệp định TBT, Canada cho rằng biện pháp của Pháp, xem như một quy chuẩn kỹ thuật, đã tạo ra rào cản không cần thiết cho thương mại quốc tế, trái với Điều 2.2 của Hiệp định TBT; không dựa trên tiêu chuẩn quốc tế phù hợp và hiệu quả, và cũng không phù hợp với chúng, trái với các quy định của Điều 2.4 trong Hiệp định TBT; không dựa trên các lệnh liên quan tới chrysotile và các sản phẩm có chứa chất này, trái với Điều 2.8 của Hiệp định TBT; và vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc của Điều 2.1 của Hiệp định TBT. EC cho rằng biện pháp không có trong Hiệp định TBT và, trong bất kỳ trường hợp nào, phải phù hợp với các điều khoản liên quan của Hiệp định đó.

Canada cũng cho rằng biện pháp của Pháp không phù hợp với Điều XI và III: 4 của GATT. Thêm vào đó, Canada yêu cầu rằng, khi Ban hội thẩm không thể tìm ra vi phạm về TBT và GATT, Ban hội thẩm quyết định rằng lợi ích của Canada theo các Hiệp định này bị hủy bỏ.

Điều khoản liên quan:

TBT (1, 2); GATT (III, XI, XX, XXIII).

Ban hội thẩm khẳng định rằng lệnh cấm được đưa ra dựa trên yếu tố sức khoẻ. Cấm amiăng có thể được duy trì vì lý do này. Canada đã kháng cáo. Báo cáo AB cho rằng lệnh cấm của Pháp không vi phạm hiệp định WTO. Ban hội thẩm và Báo cáo AB được chấp nhận.

Kết luận chính:

- Định nghĩa “quy chuẩn kỹ thuật” trong Điều 1.1 TBT: Ban hội thẩm đã xem nghĩa gốc của thuật ngữ “quy chuẩn kỹ thuật” trong Điểm 1.1 của Hiệp định TBT, mục tiêu và mục đích của Hiệp định TBT, và văn bản liên quan và kết luận rằng một biện pháp được xem là một “quy chuẩn kỹ thuật” nếu (a) biện pháp đó ảnh hưởng tới một hoặc hơn một sản phẩm đưa ra; (b) biện pháp quy định đặc tính kỹ thuật của sản phẩm nhằm cho phép chúng lưu thông trên thị trường của nước Thành viên sử dụng biện pháp đó; (c) phù hợp là bắt buộc. Ban hội thẩm đã phân biệt giữa lệnh cấm chung trong quy định của Pháp và các miễn trừ, bao gồm cả cơ chế quản lý áp dụng các miễn trừ. Ban hội thẩm đã thông báo rằng không có tham chiếu cụ thể trong Hiệp định TBT về lệnh cấm tổng thể, và rằng vẫn sẽ có lệnh cấm mặc dù mục đích của Hiệp định TBT là thông báo về các trường hợp phức tạp hơn một lệnh cấm vô điều kiện. Ban hội thẩm vì thế thấy rằng không có điểm nào trong định nghĩa cho thấy rằng một lệnh cấm hoàn toàn tạo thành một “quy chuẩn kỹ thuật”. Trong điều kiện đó, thông báo rằng một biện pháp như lệnh cấm nêu trên vẫn phải điều chỉnh theo các nguyên tắc của GATT. Liên quan tới các miễn trừ, Ban hội thẩm thấy rằng những miễn trừ này liên quan tới đặc tính của một hoặc hơn một sản phẩm hoặc liên quan tới phương thức xử lý hoặc sản xuất liên quan tới chúng và rằng việc phù hợp là bắt buộc. Ban hội thẩm vì thế kết luận rằng việc miễn trừ đối với lệnh cấm amiăng nằm trong phạm vi của định nghĩa về “quy chuẩn kỹ thuật”. Tuy nhiên, do Canada không đưa ra yêu cầu cụ thể liên quan tới miễn trừ đối với lệnh cấm, Ban hội thẩm kết luận rằng không cần thiết phải đưa ra kết luận về việc miễn trừ có phù hợp với các điều khoản của Hiệp định TBT. Cơ quan phúc thẩm đảo ngược quyết định này và kết luận rằng biện pháp này là một “quy chuẩn kỹ thuật”. Cơ quan phúc thẩm thông báo:

“ Đặc tính pháp lý của một biện pháp trong trường hợp này không thể được xác định trừ phi biện pháp đó được kiểm tra hoàn toàn… phạm vi và tổng quát lệnh cấm này có thể được hiểu như là các miễn trừ, mặc dù trong một giai đoạn hạn chế, cho phép sử dụng các sản phẩm cụ thể có chứa amiăng và, theo nguyên tắc, các sản phẩm có chứa chrysotile asbestos fibres. Vì thế, biện pháp này không phải lệnh cấm hoàn toàn đối với asbestos fibres, vì nó cũng bao gồm cả các điều khoản cho phép, trong một giai đoạn hạn chế, việc sử dụng amiăng trong những hoàn cảnh cụ thể. Vì thế, để đặc tính hoá biện pháp này thành một lệnh cấm chung, và kiểm tra nó như xem xét chung tính phức tạp của biện pháp này, bao gồm cả các yếu tố được phép và bị cấm. Thêm vào đó, chúng tôi cũng xem xét rằng việc miễn trừ trong biện pháp này không có tầm quan trọng pháp lý khi thiếu các lệnh cấm. Chúng tôi, vì thế, kết luận rằng biện pháp trong trường hợp này là để kiểm tra như một tổng thể hài hoà, có quan tâm tới, ở những nơi phù hợp, các yếu tố cấm và được phép trong đó” (đoạn 64).

Xem xét xem liệu biện pháp của Pháp là một quy chuẩn kỹ thuật hay không, Cơ quan phúc thẩm kết luận 1) một biện pháp phải “quy định” -- tức là đưa ra quy định, đề ra nguyên tắc về “đặc tính sản phẩm”. “Đặc tính” của một sản phẩm bao gồm “mục tiêu có thể định nghĩa là ‘đặc điểm’, ‘chất lượng’, ‘thuộc tính’, hoặc ‘các dấu hiệu phân biệt khác’ như “cấu tạo, kích cỡ, hình dáng, màu sắc, cách dệt, độ cứng, sức căng, tính chống cháy, dẫn suất, tính đậm đặc” của sản phẩm. Thêm vào đó, dựa trên định

nghĩa “thuật ngữ, biểu tượng, bao gói, ghi dấu hoặc ghi nhãn”, Cơ quan phúc thẩm cho rằng thuật ngữ “đặc tính sản phẩm” bao gồm “các đặc tính liên quan” như cách xác định, cách trình bày sản phẩm (đoạn 67); 2) rằng một biện pháp được xác định là “quy chuẩn kỹ thuật”, “phù hợp với” các đặc tính sản phẩm này phải được xem là “bắt buộc”. Vì thế, Cơ quan phúc thẩm cho rằng, “quy chuẩn kỹ thuật” phải có hiệu quả khi “quy định” một hoặc hơn một “đặc tính”. Liên quan tới vấn đề này, Cơ quan phúc thẩm thông báo rằng “đặc tính” có thể được hiểu theo cách “tích cực” và “tiêu cực”. Đó là, các sản phẩm phải có các đặc tính cụ thể, hoặc không được có các đặc tính cụ thể (đoạn 68-69); và 3) “quy chuẩn kỹ thuật” phải được áp dụng cho sản phẩm “đồng nhất” hoặc một nhóm sản phẩm, trừ khi quy chuẩn không có hiệu lực (đoạn 70). Cơ quan phúc thẩm kết luận rằng biện pháp của Pháp quy định các sản phẩm phải không chứa amiăng và bất kỳ sản phẩm nào có chứa chất này đều bị cấm. Thêm vào đó, việc phù hợp với lệnh cấm là bắt buộc. Biện pháp vì thế đã trở thành “quy chuẩn kỹ thuật” theo như quy định của Điều 1.1 Hiệp định TBT. Tuy nhiên, Cơ quan phúc thẩm cho rằng đã không có “cơ sở tương đương” dựa trên điều kiện hoàn thành phân tích pháp lý của Ban hội thẩm và xác định xem liệu quy định của Hiệp định TBT có bị vi phạm hay không.

- Vi phạm quy định đối xử quốc gia trong Điều II của GATT: Ban hội thẩm thấy rằng biện pháp của Pháp được xem là “ít ưu đãi” cho amiăng và các sản phẩm có chứa chất này của Canada hơn “các sản phẩm tương tự” của Pháp và vì thế đã vi phạm Điều III:4 của GATT. Cơ quan phúc thẩm bảo lưu quyết định của Ban hội thẩm rằng các sản phẩm đó là “tương tự”. Vì thế kết luận vi phạm Điều III:4 cũng được bảo lưu.

- Điều XX GATT: Cả Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm thấy rằng việc vi phạm Điều III:4 được quy định theo Điều XX của GATT do biện pháp của Pháp “cần thiết để bảo vệ … sức khoẻ và đời sống con người” theo Điều XX(d), và biện pháp đó không vi phạm các quy định của Điều XX.

- Hủy bỏ: Trong cả hai ví dụ đều thấy rằng biện pháp của Pháp không tạo ra hủy bỏ không vi phạm theo Điều XXIII:1(b) GATT, vì Canada có lý do để chặn trước lệnh cấm amiăng.

Tham vấn

Thời gian yêu cầu: 28/10/1998. Ban hội thẩm

Thời gian yêu cầu: 8/10/1998. Thời gian thành lập: 25/11/1998. Thời gian nộp báo cáo: 18/9/2000. Phúc thẩm

Thời gian yêu cầu: 23/10/2000. Thời gian nộp báo cáo: 12/3/2001.

Thời gian chấp nhận – Ban hội thẩm/báo cáo AB 05/04/2001. 4.2. DS231, EC – Mô tả thương mại cá Sardines

Nguyên kháng: Peru (23/04/201) Bị kháng: EC

Bên thứ ba: Canada, Chile, Ecuador, Hoa Kỳ và Venezuela

Tóm tắt:

Quyết định của Ủy ban Châu Âu EC (EEC) số 2136/89 quy định rằng mô tả thương mại cá “sardines” chỉ được sử dụng cho loại cá sardine có tên là Sardina pilchardus Walbaum và không dùng cho loại cá có tên là Sardinops sagax sagax. Nói cách khác, chỉ những sản phẩm của loại này mới được ghi là “sardines” trên bao bì sản phẩm. Sardina pilchardus được tìm thấy chủ yếu ở quanh vùng biển Đông bắc Atlantic, biển Địa Trung Hải và Biển Đen, và Sardinops sagax sinh sống chủ yếu ở vùng biển Đông Thái Bình Dương dọc bờ biển Peru và Chile. Tiêu chuẩn quốc tế cho cá sardine và các sản phẩm từ sardine là Tiêu chuẩn Codex 94 được thông qua vào năm 1978 bởi Ủy ban Codex của Tổ chức nông lương Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế thế giới. Tiêu chuẩn Codex 94 quy định rằng sardine đóng hộp hoặc các sản phẩm từ sardine đóng hộp phải được chế biến từ cá tươi hoặc đông lạnh trong danh mục 21 loại, bao gồm cả Sardina pilchardus và Sardinops sagax.

Peru yêu cầu Ban hội thẩm kết luận rằng biện pháp của EC là trái với: 1) Điều 2.4 của Hiệp định TBT vì EC đã không sử dụng tiêu chuẩn đặt tên được quy định trong đoạn 6.1.1(ii) của Tiêu chuẩn Codex 94 làm cơ sở cho Quy định của mình, mặc dầu rằng tiêu chuẩn là phương tiện phù hợp và hiệu quả để thực thi các mục tiêu pháp lý trong Quy định; 2) Điều 2.2 của Hiệp định TBT do hạn chế hơn mức cần thiết thương mại nhằm đạt được mục tiêu pháp lý là minh bạch thị trường mà EC theo đuổi; 3) Điều 2.1 của Hiệp định TBT vì đây là một quy chuẩn kỹ thuật mà theo đó các sản phẩm được chế biến từ cá

Sardinops sagax của Peru bị đối xử ít ưu đãi hơn các sản phẩm tương tự của Châu Âu chế biến từ Sardina pilchardus; và 4) Điều III:4 GATT vì đây là một yêu cầu ảnh hưởng tới việc chào hàng sardine

nhập khẩu của Peru chế biến từ Sardinops sagax và bị đối xử ít ưu đãi hơn các sản phẩm tương tự của EC có nguồn gốc Sardina pilchardus.

Điều khoản liên quan:

GATT (III:4); TBT (2.1, 2.2, 2.4). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình trạng:

Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm kết luận rằng Quy định EC 2136/89 đã vi phạm Điều 2.4 của Hiệp định TBT (Ban hội thẩm thực thi theo yêu cầu của Peru theo Điều 2.1 và 2.2 của Hiệp định TBT và Điều III:4 của GATT). EC đã áp dụng nguyên tắc của WTO thông qua việc sửa đổi Quy định 2136/89 Giải pháp thống nhất chung đã được thông báo cho WTO vào 25/7/2003. Trong đó phân biệt giữa mô tả thương mại “sardine bảo quản” (sản phẩm chế biến từ Sardina pilchardus ) và “sản phẩm cùng loại sardine” (sản phẩm được trình bày như sardine bảo quản và được chế biến từ loại cá đề cập cụ thể trong Quy định, bao gồm cả Sardinops saga).

Quyết định quan trọng

- Định nghĩa về một “quy chuẩn kỹ thuật”: Cả Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm đều cho rằng biện pháp của EC là một “quy chuẩn kỹ thuật” theo Điều 1.1 của Hiệp định TBT.

- Điều 2.4 Hiệp định TBT: Ban hội thẩm trước tiên thấy rằng Tiêu chuẩn Codex 94 là một tiêu chuẩn quốc tế liên quan. Theo Ban hội thẩm, tiêu chuẩn quốc tế phải “dựa trên, liên quan hoặc thích hợp với” biện pháp, mà trong trường hợp này là tiêu chuẩn quốc tế “liên quan”. Vì cả Quy định EC và Tiêu chuẩn Codex 94 liên quan tới cùng một sản phẩm, có tên là sardine bảo quản, và Quy định EC bao gồm các điều khoản tương đương như những điều khoản trong Tiêu chuẩn Codex 94, Ban hội thẩm thấy rằng Tiêu chuẩn Codex 94 là một tiêu chuẩn quốc tế liên quan. Ban hội thẩm sau đó đã xem xét liệu tiêu chuẩn này có được sử dụng làm cơ sở cho Quy định EC hay không. Ban hội thẩm kết luận rằng tiêu chuẩn quốc tế liên quan không được sử dụng làm cơ sở cho Quy định EC vì quy định EC trái với tất cả 4 khả năng trong tiêu chuẩn đó. Theo Ban hội thẩm, bất kỳ trích dẫn nào khác sẽ làm tiêu chuẩn quốc tế thành vô nghĩa. Ban hội thẩm cũng thấy rằng tiêu chuẩn liên quan “không hiệu quả hoặc phù hợp” để thực thi các “mục tiêu pháp lý”

trong Quy định EC (bảo vệ người tiêu dùng, minh bạch thị trường và cạnh tranh công bằng). Ban hội thẩm thông báo rằng “không hiệu quả” có nghĩa là không có chức năng thực hiện mục tiêu pháp lý, trong khi đó “không phù hợp” nghĩa là không phù hợp để thực hiện mục tiêu pháp lý. Ban hội thẩm cho rằng cụm từ “mục tiêu pháp lý theo đuổi” phải được trích dẫn trong phần văn bản của Điều 2.2, trong đó liệt kê ví dụ về các mục tiêu được xem là hợp pháp theo Hiệp định TBT. Ban hội thẩm thông báo rằng ban không nhận được chứng minh người tiêu dùng ở “phần lớn” các nước Thành viên EC đã quen với tên chung “sardines” dùng riêng cho Sardina

pilchardus và rằng việc sử dụng “X sardines” không cho phép người tiêu dùng Châu Âu phân biệt

giữa Sardina pilchardus và Sardinops sagax. Vì thế không chứng minh được rằng Tiêu chuẩn Codex 94 không hiệu quả và không phù hợp để thực hiện các mục tiêu pháp lý của Quy định EC. Ban hội thẩm cuối cùng đã quyết định rằng Quy định EC không phù hợp với Điều 2.4 của Hiệp định TBT. Cơ quan phúc thẩm chấp nhận kết luận này.

- Trách nhiệm dẫn chứng: Ban hội thẩm cũng đi đến kết luận rằng EC phải chứng minh rằng tiêu chuẩn quốc tế liên quan, Codex 94, là “không hiệu lực hoặc không hiệu quả” để thực hiện “mục tiêu pháp lý” trong Quy định EC, vì nó là một phần của “xác nhận yêu cầu cụ thể hoặc chống đối”. Ban hội thẩm thông báo rằng bên nguyên kháng đã phản đối như một cái cớ, và rằng bên nguyên kháng viện dẫn miễn trừ hoặc phản đối để chứng minh rằng họ đã đáp ứng được điều kiện đưa ra. Theo Điều 2.4 của Hiệp định TBT, Ban hội thẩm cho rằng, Peru, là bên nguyên kháng, phải có trách nhiệm chỉ ra rằng tồn tại tiêu chuẩn quốc tế liên quan và rằng tiêu chuẩn này không được sử dụng làm cơ sở cho các quy chuẩn kỹ thuật trong trường hợp này. Sau đó, nếu Ủy ban Châu Âu từ chối yêu cầu của Peru, thì Ủy ban phải khẳng định điều đó. Ban hội thẩm cho rằng bên nguyên kháng có thể không đứng trong vai trò xác định, các mục tiêu “pháp lý” của bên kia theo đuổi là gì và đâu là yếu tố thể hiện tiêu chuẩn quốc tế không phù hợp. Cơ quan phúc thẩm từ chối kết quả của Ban hội thẩm. Cơ quan phúc thẩm lấy dẫn chứng từ quyết định trong vụ Hormones và kết luận rằng không có mối quan hệ “miễn trừ quy định chung” giữa các bên thứ nhất và thứ hai của Điều 2.4. Vì thế, với Peru, đây được xem như bên nguyên kháng tìm kiếm các quy định không phù hợp với Điều 2.4, để chứng minh cáo buộc của mình. Việc này bao gồm, thứ nhất, “khẳng định rằng Tiêu chuẩn Codex 4 không được sử dụng ‘làm cơ sở’ cho Quy định EC” và thứ hai, “khẳng định rằng Tiêu chuẩn Codex 94 hiệu quả và phù hợp để thực hiện ‘mục

Một phần của tài liệu cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO các TRANH CHẤP về HÀNG rào kỹ THUẬT TRONG THƯƠNG mại (Trang 31 - 36)