tải trong thị trường điện Việt Nam
Trong thị trường điện lực cạnh tranh thì phí sử dụng lưới truyền tải là một thành phần quan trọng của giá điện. Đối với Việt Nam, trong bước đầu áp dụng thị
trường điện cạnh tranh do cơ sở kỹ thuật hạ tầng chưa hoàn thiện thì vấn đề cấp thiết là phải xây dựng được cơ chế tính phí đơn giản, minh bạch và thuận tiện đối với các khách hàng sử dụng lưới truyền tải. Từ các phương pháp đã giới thiệu và phân tích ở chương 3, ví dụ tính toán trong chương 4 có thể thấy rằng mặc dù phương pháp “tem thư” còn một số nhược điểm và không phản ánh đúng chi phí nhưng nó lại khá minh bạch và được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Các phương pháp khác tuy phản ánh phí sử dụng sát với thực tế hơn nhưng tính toán lại khá phức tạp và khó quản lý ngược lại phương pháp “tem thư” tính toán đơn giản, dễ
quản lý và điều tiết. Do đó, trong giai đoạn đầu mới áp dụng thị trường điện thì việc thiết lập cơ chế giá tiêu chuẩn cố định dựa trên phương pháp “tem thư” là rất phù hợp. Các phương pháp tính phí phức tạp hơn như MW-km, tracing… phản ánh đầy
đủ hơn và khuyến khích phát triển nguồn và phụ tải hợp lý hơn sẽ phù hợp để áp dụng cho các cấp độ cao hơn của thị trường.
Phí sử dụng lưới điện truyền tải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc: - Các công ty truyền tải điện thu hồi được các chi phí đầu tư cơ sở hạ
tầng lưới, các chi phí vận hành và bảo trì hệ thống, và có một mức lợi nhuận hợp lý. - Phí sử dụng lưới truyền tải sẽđược phân bổ cho tất cả các khách hàng sử dụng lưới dựa trên công suất định mức và mức độ sử dụng lưới của phụ tải hoặc nhà máy.
- Đảm bảo tính minh bạch, đơn giản thuận tiện và phù hợp với các cấp
độ phát triển của thị trường điện.
Các thành phần của phí sử dụng lưới truyền tải được phân bổ như sau:
toán vì đơn giản, không phân biệt đối xử với các khách hàng và dễ thu hồi chi phí
đầu tư cho cơ sở hạ tầng lưới truyền tải.
Thành phần theo vị trí: có thể áp dụng 2 phương pháp tracing và MW-km vì các phương pháp này đưa ra các khuyến khích phát triển quy hoạch hợp lý của nguồn và phụ tải để giảm tổn thất, tắc nghẽn hệ thống. Tuy vậy, qua tính toán và phân tích kiến nghị sử dụng phương pháp tracing vì:
- Phương pháp này dựa trên cơ sở tính toán trào lưu công suất của hệ
thống và phân bổ phí truyền tải theo mức độ sử dụng lưới truyền tải của từng khách hàng và tính cho dòng công suất tổng (AC), do vậy khá chính xác và tương đối toàn diện.
- Xác định mức độ sử dụng lưới truyền tải dựa trên hệ số phân phối cấu trúc lưới do đó khối lượng tính toán được giảm đi nhiều so với phương pháp MW- km, đặc biệt khi áp dụng cho các hệ thống điện lớn.
Các phương pháp tính khác như xác định phí sử dụng lưới truyền tải theo vùng đòi hỏi thị trường điện phát triển hoàn thiện với hạ tầng thông tin, đo lường và
điều khiển hiện đại cho tất cả các nút, các hệ thống phần mềm quản lý mua bán
điện, lập kế hoạch, lập hóa đơn,.. Còn phương pháp đường dẫn hợp đồng không phù hợp với hệ thống điện có nhiều mạch vòng phức tạp như hệ thống điện Việt Nam vì khó có thể xác định một đường dẫn cụ thể nào giữa bên bán điện và bên mua điện.
Thành phần phí không theo vị trí bao gồm các chi phí cho dịch vụ truyền tải chung không liên quan đến vị trí bao gồm: đất đai, nhà trạm, các thiết bị đóng cắt, chi phí quản lý,… có thể phân bổ hai thành phần phí truyền tải theo vị trí và không theo vị trí với tỷ lệ 50%/50%.
Phân bổ phí sử dụng lưới truyền tải giữa bên bán điện (các nhà máy điện) và bên mua điện (các công ty phân phối, khách hàng lớn mua điện trực tiếp…) nên theo tỷ lệ 30%/70%. Tỷ lệ phân bổ cho các nhà máy thấp hơn là do xét đến các yếu tốđặc thù trong việc xây dựng nhà máy như phải gần nguồn nước, gần nguồn nhiên liệu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Ngành công nghiệp điện lực luôn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Trong hệ thống điện quốc gia thì lưới
điện truyền tải ngoài nhiệm vụ chuyên tải điện năng từ các nhà máy đến các trung tâm phụ tải lớn, liên kết các lưới điện, đảm bảo việc cân bằng năng lượng quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp; lưới điện truyền tải cũng có vai trò quyết định trong việc giữổn định và tin cậy của HTĐ. Như vậy, lưới điện truyền tải luôn giữ vị trí trung tâm trong các hệ thống điện.
Mặc dù thị trường điện cạnh tranh ở các nước trên thế giới phát triển với các mức độ khác nhau nhưng các công ty truyền tải luôn được tổ chức theo mô hình độc quyền. Ở một số quốc gia có thể cho phép tồn tại một vài công ty Truyền tải điện (TTĐ) nhưng các công ty này vẫn mang tính chất độc quyền theo vùng địa lý và không thể cạnh tranh lẫn nhau bởi hoạt động truyền tải mang tính độc quyền tự
nhiên. Việc nhà nước nắm quyền sở hữu lưới truyền tải là một cơ sở quan trọng để
nhà nước quản lý, điều tiết thị trường điện cũng như các doanh nghiệp khác hoạt
động trong ngành công nghiệp năng lượng này.
Cải tổ ngành điện theo hướng cạnh tranh là một đòi hỏi tất yếu. Trong thị
trường điện lực cạnh tranh thì việc thiết lập cơ chế tính phí sử dụng lưới truyền tải là phần rất quan trọng và phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Với đề tài
“Đánh giá hệ thống truyền tải điện Việt Nam và tính toán phí sử dụng lưới truyền tải” luận văn đã tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề sau:
1. Phân tích vai trò, vị trí của hệ thống điện truyền tải, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng của hệ thống lưới điện truyền tải. Lưới điện truyền tải tuy đã phát triển nhanh về số lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của phụ tải, cần phải hoàn thiện hạ tầng lưới truyền tải: nâng cao khả năng tải, độ tin cậy, hệ thống thông tin, đo lường, điều khiển.
2. Phân tích và đánh giá mô hình quản lý kinh doanh lưới điện truyền tải hiện nay: cơ cấu tổ chức, cơ chế hạch toán kinh doanh,... Qua đó đưa đến kết
luận là mô hình hiện nay khó có thểđáp ứng được sự phát triển của thị trường điện. Phân tích vai trò của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc Gia (NPT) trong thị trường
điện cạnh tranh, đồng thời cũng kiến nghị một số hướng phát triển cho NPT trong giai đoạn hiện nay và tiếp theo.
3. Luận văn cũng phân tích đánh giá các quy định yêu cầu kỹ thuật chặt chẽ đối với khách hàng đấu nối vào lưới truyền tải để HTĐ phát triển bền vững, an toàn và tin cậy.
Các cơ quan hữu quan sớm hoàn thành đề án thiết kế thị trường điện các cấp
độ, đặc biệt là giai đoạn thị trường phát điện cạnh tranh để làm cơ sở pháp lý cho việc thanh toán phí sử dụng lưới truyền tải điện và tính toán chi phí đấu nối của các nhà máy điện vào lưới điện truyền tải quốc gia; các quy định về hoạt động của thị
trường điện lực, bao gồm: Quy định vận hành thị trường điện; Quy định lưới điện truyền tải; Quy định lưới điện phân phối; Quy định đo đếm điện năng; Quy định áp dụng hợp đồng mua bán điện mẫu cũng cần được ban hành đồng bộ; khẩn trương hoàn thành các quy định về phương pháp lập, trình tự, thủ tục thẩm định và ban hành các loại giá và phí trong hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật.
4. Nghiên cứu các phương pháp chủ yếu để tính toán phí sử dụng lưới
điện truyền tải:
- Xác định mục tiêu và các nguyên tắc đối với cơ chế thiết lập phí sử
dụng luới truyền tải.
- Nghiên cứu chung về các phương pháp, phân tích đánh giá ưu nhược
điểm của từng phương pháp, đề xuất và kiến nghị một số áp dụng tính phí sử dụng lưới truyền tải cho thị trường điện lực cạnh tranh ở Việt Nam.
5. Trong chương 4 đã tính toán phí sử dụng lưới truyền tải cho các nhà máy điện miền Trung – năm 2009. Phí truyền tải được tính theo phương pháp tỷ lệ
dòng công suất (phương pháp tracing).
Kết quả tính toán: khi tính toán đã sử dụng một số giả thiết để đơn giản hóa như: chỉ tính cho các nhà máy đấu nối trực tiếp vào lưới truyền tải, cấp điện áp tính toán là 220kV-500kV, sử dụng suất đầu tư cho các phần tử truyền tải,… Kết quả thu
được mang tính thực tiễn cao, đảm bảo thu hồi được các chi phí của công công ty truyền tải đồng thời cũng có tính đến lợi nhuận hợp lý để tái đầu tư và mở rộng, nâng cao chất lượng lưới truyền tải. Do sử dụng phương pháp tracing nên kết quả
cũng phản ánh yếu tố vị trí của các nhà máy: nhà máy ở gần phụ tải thì chịu phí truyền tải thấp hơn, từđó khuyến khích phát triển quy hoạch nguồn và tải hợp lý.
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Tên luận văn: “Đánh giá hệ thống truyền tải điện Việt Nam và tính toán phí sử
dụng lưới truyền tải”
Học viên: Nguyễn Văn Giáp
Chuyên ngành: Hệ thống điện
Khóa: 2007-2009
Người hướng dẫn khoa học: VS.GS.TSKH Trần Đình Long
Luận văn nghiên cứu đánh giá Hệ thống truyền tải điện Việt Nam, các yêu cầu kỹ
thuật lưới điện truyền tải và các phương pháp tính phí sử dụng lưới truyền tải. Nội dung chính của luận văn bao gồm các vấn đề sau:
- Phân tích vai trò, vị trí của lưới điện truyền tải; đánh giá thực trạng và mô hình quản lý của hệ thống truyền tải điện Việt Nam. Từ đó, đưa ra những nhận xét và kiến nghị cho mô hình phát triển trong tương lai.
- Phân tích làm rõ các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với thiết bị của khách hàng khi đấu nối vào lưới điện truyền tải đểđảm bảo cho hệ thống điện vận hành an toàn, tin cậy và hiệu quả trong quá trình phát triển.
- Trình bày và phân tích các nguyên tắc cơ bản khi tính toán phí sử dụng lưới truyền tải. Nghiên cứu chung về các phương pháp tính phí sử dụng lưới truyền tải, đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp và khả năng áp dụng cho thị trường điện lực cạnh tranh ở Việt Nam.
- Áp dụng tính toán phí sử dụng cho lưới điện đơn giản 5 nút theo phương pháp MW-km và Tracing. Sau đó tính toán phí sử dụng lưới truyền tải cho các nhà máy điện miền Trung – năm 2009 theo phương pháp Tracing. Qua các kết quả tính toán tác giả rút ra nhận xét và đánh giá cho áp dụng phí sử
dụng lưới điện truyền tải trong thị trường điện Việt Nam.
Từ khóa: phí sử dụng lưới truyền tải, phí truyền tải, thị trường điện, lưới điện truyền tải, hệ thống truyền tải điện Việt Nam.
SUMMARY OF THESIS - MASTER OF SCIENCES Topic:“ Evaluation of transmission system in Vietnam and determination of
transmission use charge”
Student: Nguyen Van Giap
Major: Electrical Power System
Cohort: 2007-2009
Instructor: Mr. Tran Dinh Long / Academician - Professor - Doctor of Science This thesis aims to evaluate Transmission System in Vietnam, technical standards of Transmission network and Transmission fees methodologies. Main content of the thesis is as follows:
- Analyzing importance of transmission network, evaluating present situation and management model of transmission system in Vietnam. With comments and recommendation are for the development of model in the future.
- Analyzing basic standards of transmission user’s device so that its connection to transmission network helps power system operate securely, properly and effectively in the future development.
- Representing and analyzing basic principles of transmission use charge. It also shows methodologies and analysis of each their advantages and disadvantages including the possibility of application in Vietnam’s competitive electricity market.
- The use of 5-bus system transmission charge is determined according to MW-km and Tracing method.
- The use of transmission charge for power plants in Central region of Vietnam is calculated based on Tracing method. Comments and evaluation of transmission use charge in Vietnam are drawn from these calculations.
Key words: use of transmission charge, transmission fees, elctricity market, Transmission network, Viet Nam’s transmission system.
Tiếng Việt
[1] Bộ Công Thương (2008), Thông tư Quy định hệ thống điện truyền tải - Dự thảo lần 1.
[2] Phùng Văn Cường (2005), Nghiên cứu các mô hình thị trường điện và phương pháp tính phí truyền tải trong thị trường điện cạnh tranh.
[3] Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2008), Quy trình đấu nối Hệ thống điện Quốc gia.
[4] Trần Anh Thái (2008), Mô hình tính phí truyền tải điện.
[5] Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia A0 (2009), Tổng kết vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2008.
[6] Viện năng lượng (2005), Tổng sơ đồ VI – Qui hoạch phát triển điện lực Quốc gia gia đoạn 2006 – 2015 có xét triển vọng đến 2025.
Tiếng Anh
[7] A.R. Abhyankar and S.A. Khaparde, Electricity transmission pricing: Tracing based point-of-connection tariff .
[8] Arellano, M. Soledad, Serra, Pablo, The competitive role of the transmission system in price-regulated power industries, Journal Energy Economics.Volume (Year): 30 (2009) Issue (Month): 4 (July) Pages: 1568-1576.
[9] Ault, G.W.; Elders, I.M.; Green, R.J., Transmission Use of System Charges Under Future GB Power System Scenarios, Power Systems, IEEE Transactions on Volume 22, Issue 4, Nov. 2007 Page(s):1523 – 1531.
[10] G. C. Bakos and M. Soursosb, Technical feasibility and economic viability of a grid-connected PV installation for low cost electricity production.
[11] B. S. Gisin, M. V. Obessis, and J. V. Mitsche, “Practical methods for transfer limit analysis in the power industry deregulated environment” in Proc. PICA IEEE Int. Conf., 1999, pp. 261-266.
Power Electronics Specialists Conference, 2006. PESC '06. 37th IEEE. [13] M. Madrigal, Optimization Model and Techiniques for Implementation
and Pricing of Electricity Markets, Ph.D. Waterloo, ON, Canada: Univ. Waterloo, 2000.
[14] Mesic, M. Toljan, I. Tesnjak, S., The role of transmission network maintenance in achieving power system reliability, Electrotechnical Conference, 2009. MELECON 2009. The 14th IEEE Mediterranean, Publication Date: 5-7 May 2009, ISBN: 978-1-4244-1632-5.
[15] Milano, F. Canizares, C.A. Invernizzi, M., Multiobjective optimization for pricing system security in electricity market, Power Systems, IEEE Transactions, Publication Date: May 2003, Volume: 18, Issue: 2 On page(s): 596- 604 ISSN: 0885-8950.
[16] Mohammad Shahidehpour, Hatim Yamin, Zuyi Li, Market Operations in Electric Power Systems, Print ISBN: 9780471443377 Online ISBN: 9780471224129 DOI: 10.1002/047122412X Copyright © 2002 John Wiley & Sons, Inc.
[17] V. H. Quintana and G. L. Torres, “Introduction to interior-point methods,” IEEE PICA Santa Clara, CA, May 1999.
[18] W. Rosehart, C. A. Cañizares, and V. Quintana, “Costs of voltage security in electricity markets,” in Proc. 2001 IEEE Power Eng. Soc. Summer Meeting Seattle, WA, USA, July 2000.
[19] Ruiyou Zhang Anjie Shu Shui Han Jinzhu Zhang Dingwei Wang Xiwen Liao, NETA Approach of Power Transmission Pricing and Its Tryout in Northeastern Power Grid of China, Transmission and Distribution Conference and Exhibition: Asia and Pacific, 2005 IEEE/PES.
[20] Tan, X.H., Lie, T.T., Allocation of transmission loss cost using cooperative game theory in the context of open transmission access, Sch. of Electr. & Electron. Eng., Nanyang Technol. Univ.
transmission grid Energy Management and Power Delivery, 1998. Proceedings of EMPD apos;98. 1998 International Conference onVolume 2, Issue , 3-5 Mar 1998 Page(s):443 - 448 vol.2.
[22] Wang Cheng-jiang, Wang Bin, Yuan Zhaoqiang, Yuan Yong, An excitation and risk mechanism to power transmission market, Power System Technology, 2002. Proceedings. PowerCon 2002. International Conference on Volume 4, 13-17 Oct. 2002 Page(s):2395 - 2399 vol.4 [23] Wollenberg, B.F., The price of change [electricity supply industry
deregulation]Potentials, IEEE Volume 16, Issue 5, Dec 1997/Jan 1998 Page(s):14 - 16.
[24] K. Xie, Y.-H. Song, J. Stonham, E. Yu, and G. Liu, “Decomposition model and interior point methods for optimal spot pricing of electricity in deregulation environments,” IEEE Trans. Power Syst., vol. 15, pp. 39-50, Feb. 2000.
MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng