Khi xem xét, lựa chọn các kênh thông tin cần chú ý tới đặc trưng cơ bản của chúng là dải thông, tốc độ truyền, độ suy hao và độ nhiễm điện từ
- Dải thông (bandwidth): dải thông của một đường truyền là độđo phạm vi tần số mà nó có thể đáp ứng được. Đối với cáp truyền thì dải thông phụ
thuộc vào độ dài cáp. Cáp ngắn có dải thông lớn hơn cáp dài, nên khi thiết kết mạng phải chỉ rõ độ dài tối đa của tuyến cáp vì ngoài giới hạn đó chất lượng truyền tín hiệu sẽ không được đảm bảo.
- Tốc độ truyền dữ liệu: tốc độ truyền dữ liệu trên đường dây còn được gọi là thông lượng của đường truyền thường được tính bằng số lượng bít truyền đi trong 1 giây (bps).
- Độ suy hao: là sự yếu đi của tín hiệu trên đường truyền, nó cũng phụ
thuộc vào độ dài của đường truyền.
- Độ nhiễu điện từ: gây ra bởi tiếng ồn điện từ bên ngoài làm ảnh hưởng
đến tín hiệu trên đường truyền. Các kênh truyền tín hiệu thường bị ảnh hưởng của nhiều loại nhiễu khác nhau tùy theo đặc điểm của loại kênh truyền. Nhiễu sẽ làm cho bảo vệ rơ le tác động sai hoặc làm mất hoàn toàn tín hiệu điều khiển. Do đó việc sử dụng các kênh truyền phải phù hợp với các tần số khác nhau của tín hiệu.
Các tần số radio có thể truyền bằng cáp điện (đồng trục hoặc dây đôi xoắn) hoặc bằng sóng vô tuyến (radio broadcasting).
vệ tinh, chúng cũng có thể được dùng để truyền các tín hiệu vô tuyến từ một trạm phát tới nhiều trạm thu.
Tia hồng ngoại là loại tia lý tưởng đối với nhiều loại truyền thông mạng. Nó có thể được truyền giữa hai điểm hoặc từ một nguồn phát đến nhiều máy thu. Tia hồng ngoại và các tần số cao hơn của ánh sáng có thểđược truyền qua cáp quang.
Trong hệ thống điện hiện nay, cả hai loại đường truyền hữu tuyến (cáp đồng trục, cáp đôi dây xoắn, cáp sợi quang) và vô tuyến (radio, viba, tia hồng ngoại) đều
được sử dụng cho truyền dữ liệu và tín hiệu điều khiển trong hệ thống điện. Ngoài ra còn sử dụng phương thức thông tin tải ba điện lực (PLC).