Để đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống điện, đặc biệt là trong giai đoạn thị trường điện cạnh tranh thì hệ thống thông tin của khách hàng phải là hệ thống mở. Trong thị trường điện lực cạnh tranh thì nhu cầu về dữ liệu sẽ tăng lên gấp bội so với hiện nay. Như vậy, các giao diện mở và được chuẩn hoá là cần thiết, trong tương lai không xa, các thiết bịđiện lực phải được trang bị kèm một giao diện thông tin liên lạc nối tiếp; nghĩa là các bộ phận của thiết bị lực sẽ trở thành IED. Dưới đây là các xu hướng phát triển của hệ thống thông tin điện lực trong tương lai mà các thiết bị của khách hàng đấu nối vào lưới điện truyền tải cần hướng tới:
- Các công nghệ mạng như Internet và Intranet (các công nghệ Web) sẽ
thâm nhập ngày càng sâu vào lĩnh vực tự động, đặc biệt là theo dõi, đặt tham số và bảo dưỡng.
- Các chức năng theo dõi và giám sát trực tuyến sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng vì có ưu điểm là làm giảm các chi phí bảo dưỡng, vận hành. Chẳng hạn, bảo dưỡng định hướng theo chu kỳ là quá đắt và sẽ thay đổi thành bảo dưỡng được định hướng theo điều kiện.
- Cùng với sự phát triển về công nghệ, cho phép bảo vệ nhiều hơn, các chức năng điều khiển và chức năng khác được tích hợp vào thiết bị. Người sử dụng đang phát triển các nguyên lý mới để liên tục thích ứng và
đạt được các lợi ích của việc thay đổi môi trường. Do sự phát triển của thị
trường điện lực cạnh tranh nên sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ
chức của các công ty điện lực trong thời gian tới. Như vậy ngày càng nhiều công ty điện lực sẽ áp dụng công nghệ mới bằng cách kiểm tra mức
độ tựđộng và lợi ích của kỹ thuật nhị thứ hiện có.
- Một xu hướng phổ biến hiện nay là sẽ hướng tới chuẩn hoá phần cứng và môđun hoá phần mềm.
- Có một sự tăng lên của việc sử dụng thông tin liên lạc nối tiếp giữa các thiết bị, đặc biệt bởi cáp quang, tiếp sau các phát triển gần đây về công nghệ thông tin liên lạc giúp cho thuận tiện hơn trong chia sẻ thông tin liên lạc/dữ liệu giữa các thiết bị. Sự phát triển liên tục của LAN và WAN
đang xuất hiện nhằm thoả mãn sự tăng lên của các yêu cầu đặc tính thông tin liên lạc.
- Do việc sử dụng các thiết bị số hiện đại đa chức năng tăng lên, dẫn đến trong các sơđồ có ít thiết bị cứng hơn và giảm đi dây trong sơđồ, nỗ lực công nghệđang chuyển từ thiết kế sơđồ sang thiết kế chức năng, mà thực tế sẽđược thực hiện bởi công nghệ thiết bị.
- Sự phát triển của bus xử lý quang và các giao diện bus xử lý đến thiết bị
cảm biến điện áp và dòng điện mới. Các phát triển tiếp theo sẽ giành cho các cấu hình thiết bị lực; chẳng hạn, tổ hợp của máy cắt và dao cách ly, việc kết hợp các cảm biến dòng và áp lắp sẵn, thể hiện một sự tích hợp các bộ phận sơ cấp và thứ cấp ở mức xử lý.
- Cải tiến quản lý thiết bị sơ cấp bằng cách thực hiện các thuật toán ở mức ngăn các khối bảo vệ/điều khiển nhằm theo dõi các danh mục của thiết bị
sơ cấp, với các cơ sở dữ liệu chẩn đoán thu được ở mức trạm.
- Trong khoảng ngắn hạn đến trung hạn, sự tích hợp sẽ bị giới hạn ở tổ hợp của các chức năng nhằm giảm số lượng khối phần cứng và thành tựu của một hệ thống thông tin. Trong giai đoạn lâu dài hơn, trạm không dây sẽ
nổi lên, bao gồm các hệ thống tích hợp trong đó các thiết bị mức ngăn thông tin liên lạc trực tiếp với thiết bị lực nhờ vào bus xử lý. Một bước ngắn hạn có thể thực hiện ngay là sẽ vượt qua việc thực hiện của các môđun giao tiếp giữa một nhà sản xuất bus xử lý đặc biệt và các IED kế
thừa. Điều này không phải đương đầu trong dài hạn hơn vì nó thêm các chi phí lắp đặt.
- Số lượng các máy biến áp đo lường không truyền thống sẽ tăng lên. Trong một vài năm tới các chuẩn quốc tế sẽ có. Các lợi ích của các máy biến áp đo lường không truyền thống là không bão hoà, cách điện, và không bị ảnh hưởng điện từ bởi thiết bị khác và có kích thước nhỏ hơn. Do đó người ta trông đợi rằng các hệ thống đo lường với các cảm biến quang sẽ tăng lên trong 5 đến 10 năm tới.
Chuẩn giao thức IEC 61850 được tạo ra để trở thành một tiêu chuẩn mang tính quốc tế trong thông tin liên lạc và tích hợp với khả năng xây dựng các hệ thống từ nhiều IEDs của các hãng khác nhau, phối hợp hoạt động để thực hiện các chức năng bảo vệ, giám sát, tựđộng hoá, đo lường và điều khiển. Hình dưới đây thể hiện cấu hình có thể có trong tương lai của hệ thống thông tin điện lực.
ơ
Hình 2.3 Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin điện lực