Qua ví dụ tính toán đơn giản về hệ thống điện 5 nút tác giảđưa ra một số kết luận dưới đây:
a) Khi áp dụng các phương pháp tính toán phí khác nhau thì sẽ cho kết quả phí sử dụng lưới truyền tải khác nhau, nhưng vẫn phải đảm bảo rằng toàn bộ chi phí truyền tải của hệ thống phải được thu hồi hoàn toàn. Đối với ví dụ trên thì toàn bộ phí truyền tải được tính cho các nhà máy điện.
máy đều được phản ánh rõ nét, cụ thể là kết quả cho thấy phí truyền tải của nhà máy G4 cao hơn hẳn so với nhà máy G1 là do:
- Vị trí của nhà máy G4 nằm xa trung tâm phụ tải hơn;
- Đấu nối tại vị trí g vào hệ thống chưa hợp lý: các đường dây 4-2, 4-3 và 5-2 chỉ tải với công suất rất nhỏ so với khả năng tải 100MW nhưng nhà máy G4 vẫn phải chịu toàn bộ phí truyền tải của đường dây.
Bảng 4.12 Phí truyền tải tính theo các phương pháp
Phí truyền tải NM – G1 Phí truyền tải NM – G4 Phương pháp x 106 VNĐ/năm VNĐ/kW x 106 VNĐ/năm VNĐ/kW MW-km 1113,14 12.368,3 1187,02 13.189,1 Tracing 600,000 6.644,5 1.700,000 18.888,9
c) Phương pháp MW-km tính bằng cách xét ảnh hưởng lần lượt của từng nhà máy lên các đường dây vì vậy nó không phản ánh đúng dòng công suất thực tế
trên mỗi đường dây do các nhà máy gây ra. Và phương pháp này khối lượng tính toán sẽ rất lớn khi hệ thống điện có nhiều nút.
d) Phương pháp Tracing xác định khá chính xác mức độ sử dụng lưới truyền tải của các nhà máy do tính toán theo công suất tổng (AC). Mặt khác việc xác định dòng công suất thành phần do các nhà máy gây ra trên mỗi đường dây
được tính bằng hệ số phân phối theo cấu trúc lưới vì vậy khối lượng tính toán giảm khá nhiều so với phương pháp MW-km, và nó có khả năng áp dụng rất cao cho các hệ thống có nhiều nút.