a. Một số công trình 500kV dự kiến đi vào vận hành từ nay đến năm 2010 Phát triển lưới 500kV đấu nối các NMĐ than miền Bắc, đấu nối các thuỷ điện trên sông Đà trong đó có thuỷđiện Sơn La, đấu nối cụm nhiệt điện chạy khí ở
Ô Môn; các công trình dự kiến vào vận hành trong giai đoạn này gồm có:
- Đường dây Sơn La – Hòa Bình dài 180km và Sơn La – Nho Quan dài 240km năm 2010.
- Đường dây Sơn La – Sóc Sơn dài 200km, năm 2010. - Trạm 500kV PiToong Sơn La, 2x450MVA, năm 2010. - Trạm 500kV Sóc Sơn, 1x900 MVA, năm 2010
- Đường dây mạch kép Quảng Ninh – Mông Dương dài 25km, năm 2010. - Đường dây mạch kép Quảng Ninh – Thường Tín dài 152km , năm 2009. - Trạm 500kV Quảng Ninh, 450MVA, đồng bộ với NĐ Quảng Ninh I (tổ
máy 2 và 3), năm 2009.
- Đường dây 500kV Quảng Ninh – Sóc Sơn dài 180km, năm 2010. - Trạm 500kV Dốc Sỏi, 450MVA, năm 2006-2007.
- Trạm 500kV Đắc Nông, 2x450MVA năm 2009.
- Đường dây Phú Mỹ – Song Mây – Tân Định dài 103km, năm 2007. - Trạm 500kV Tân Định (máy 2- 450MVA) vận hành năm 2007. - Trạm 500kV Song Mây, 600MVA, năm 2008.
- Trạm 500kV Di Linh 1x450MVA, khoảng 40 km đường dây 500kV được xây dựng và được đưa vào vận hành đồng bộ với nhà máy thuỷ điện Đại Ninh (cuối năm 2007).
- Đường dây 500kV Ô Môn – Nhà Bè (152km) và Ô Môn – Phú Lâm (155 km) để tạo mối liên hệ mạch vòng giữa Trung tâm nhiệt điện khí Ô Môn với khu vực trung tâm của HTĐ miền Nam, và trạm biến áp 500/220 kV
Ô Môn (450 MVA).
b. Các công trình 500kV dự kiến giai đoạn 2011 - 2015
Giai đoạn này các cụm nhà máy phát huy hết quy mô công suất là: Sơn La 2400MW, Ô Môn 3400 MW và Mông Dương II 1000MW. Mặt khác sẽ nhập khẩu
điện từ Lào và Trung Quốc (với tổng công suất khoảng 2700MW). Các công trình lưới điện 500kV sẽđược xây dựng trong giai đoạn này là:
- Đường dây 500kV mạch kép Lai Châu – Sơn La, dài 180km, để đấu nối NMTĐ Lai Châu vào hệ thống, năm 2013.
- Tại trung tâm nhiệt điện khí Ô Môn, Ô Môn 2 và 4 phát lên lưới 500kV. - Liên kết với lưới điện của Lào qua đường dây 500kV Bản Sok – PleiKu
dài 180km.
Đến 2015, hệ thống điện miền Bắc sẽ có mạch vòng 500kV Sơn La – Hòa Bình – Nho Quan – Thường Tín – Quảng Ninh – Sóc Sơn – Sơn La, còn hệ thống
điện miền Nam sẽ xuất hiện mạch vòng 500kV Phú Lâm – Nhà Bè – Phú Mỹ – Song Mây – Tân Định – Hoc Môn – Phú Lâm đảm bảo cung cấp điện an toàn tin cậy cho các trung tâm tiêu thụđiện lớn nhất của cả nước nằm trong khu vực trọng
điểm kinh tếĐông Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
c. Các công trình 500kV dự kiến giai đoạn 2016 - 2020
Trong giai đoạn này tại khu vực Bắc Trung Bộ sẽ xây dựng thêm 2.400 MW tại trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Vũng Áng (Hà Tĩnh) với tổng công suất của hai trung tâm này là 6.600 MW. Kết cấu lưới 500kV giai đoạn này chủ yếu là đấu nối trung tâm NĐ Nghi Sơn và Vũng Áng vào hệ thống 500kV và hình thành mạch 500kV thứ 3 từ Nghi Sơn – Thái Bình còn NĐ Nghi Sơn 2, Nghi Sơn 3 sẽ phát lên 500kV và đấu transit trên đường dây 500kV Hà Tĩnh – Nho Quan. Trung tâm NĐ Vũng Áng sẽ có 5 tổ máy 600MW (tổng công suất 3.000MW), phát lên 500kV và đấu tranzit trên hai mạch đường dây 500kV Hà Tĩnh - Đà Nẵng.
Tại miền Nam, sẽ xây dựng 2 cụm nhiệt điện tại các tỉnh Trà Vinh (3000MW) và Sóc Trăng (1.200MW). Để đấu nối các cụm nhiệt điện than này cần xây dựng đường dây 500kV Trà Vinh – Mỹ Tho (2 mạch ) và Sóc Trăng – Ô Môn.
Tại khu vực Nam Trung Bộ, lưới điện 500kV được phát triển chủ yếu nhằm giải phóng công suất từ các nhà máy điện hạt nhân công suất 4.000MW đến khu vực thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài gần 300km. Để đảm bảo tiêu chí (n-1), cần thiết phải xây dựng 2 đường dây 500kV mạch kép với tiết diện 4x330 mm2 từ
NMĐ nguyên tử 1 về trạm 500kV Tân Định và Song Mây, đồng thời xây dựng
đường dây 500kV nối Di Linh – NMĐ nguyên tử 1 với chiều dài 95km. Nhà máy thuỷ điện tích năng với qui mô công suất 600MW năm 2020 sẽ được đấu tranzit trên đường dây 500kV NMĐ hạt nhân – Nha Trang. Để đảm bảo an toàn cấp điện cho khu vực Bình Định – Khánh Hòa và nâng cao độ tin cậy vận hành hệ thống 500kV Trung – Nam, sẽ khép mạch 500kV thứ 3 (Dốc Sỏi – Nha Trang – PSPP miền Nam – Điện hạt nhân 1).
Lưới điện 500kV liên kết với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào và CamPuChia cũng được xem xét.
d. Các công trình dự kiến giai đoạn 2021 - 2025
Công suất tăng cường cho HTĐ miền Bắc chủ yếu là nguồn nhiệt điện chạy than nhập, khoảng 7.000MW xây dựng tại các địa điểm: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, do vậy cần tăng cường thêm một mạch đường dây 500kV Quảng Ninh – Sóc Sơn.
Khu vực Trung Trung Bộ sẽ xây dựng thêm 5.000MW tại Đà Nẵng và Quảng Trị, công suất của NMĐ Quảng Trị sẽđược phát lên lưới 500kV.
Khu vực Nam Trung Bộ hoàn thành NMĐ hạt nhân 2 có công suất 4.000MW, để đảm bảo tiêu chí (n-1) cần thiết phải xây dựng thêm 2 đường dây 500kV mạch kép từ NMĐ hạt nhân 2 về trạm 500kV Mỹ Phước (tỉnh Bình Dương) và trạm 500kV Tây bắc của thành phố Hồ Chí Minh.
Tại miền Nam, cụm nhiệt điện than Sóc Trăng vào hết công suất 3.000MW, với 4 mạch 500kV từ Mỹ Tho về đảm bảo sẽ tải hết công suất dư thừa từ khu vực miền Tây Nam Bộ về thành phố Hồ Chí Minh.