Phương pháp MW-km

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống truyền tải điện việt nam và tính toán phí sử dụng lưới điện truyền tải (Trang 80 - 83)

Phương pháp MW-km có thể sử dụng cho cả các giao dịch song phương và

đa phương. Phương pháp này định giá trên cơ sở tính toán trào lưu công suất hệ

thống và đưa ra các cách đánh giá gần đúng mức độ sử dụng lưới truyền tải của từng khách hàng. Để tính giá trị MW-km các trào lưu công suất trên các mạch được nhân với khoảng cách điện sau đó cộng lại để tính tổng số các MW-km truyền tải. Trong trường hợp một giao dịch song phương cần tính toán cả hai chế độ phân bố

trào lưu công suất là: khi có và không có giao dịch. Tác dụng gia tăng của giao dịch là chênh lệch giữa giá trị MW-km trong trường hợp có và không có giao dịch đang xét. Tỷ số giữa lượng MW-km gia tăng và lượng MW-km tổng có thểđược sử dụng

để phân bố chi phí truyền tải cho từng giao dịch đơn lẻ.

Phương pháp MW-km khi áp dụng tính toán cho các giao dịch đa phương chính là sự gia tăng công suất của phụ tải ở một nút sẽ kéo theo sự gia tăng công suất phát tại hàng loạt nút khác nhau và ngược lại. Sau đó chi phí sẽđược phân bổ đến từng nút cụ thể.

Phương pháp MW-km phản ánh sự phụ thuộc của chi phí vào công suất và khoảng cách truyền tải. Có bốn biến thể của MW-km, dưới đây sẽ lần lượt giới thiệu các phương pháp này.

a. Phương pháp MW-km cơ bản

Với cách tính này trước hết ta phải tính trào lưu công suất trên từng đường dây do từng khách hàng (nhà máy hoặc phụ tải) sử dụng gây ra trong chế độ trào lưu công suất “cơ bản”. Chi phí sử dụng đường dây của các khách hàng sẽ được phân bổ cho mỗi khách hàng dựa vào tỷ lệ giữa công suất tính toán và công suất

định mức của đường dây tương ứng. Tiếp theo ta tính được tổng chi phí mà khách hàng phải trả sẽ bằng tổng các chi phí thành phần vừa nói ở trên:

R(u) = ∑ − k k k k f u f C ( ) Trong đó:

R(u): chi phí được phân bổ cho khách hàng sử dụng thứ u; Ck: chi phí cho đường dây thứ k;

fk(u): trào lưu công suất do khách hàng sử dụng u gây ra;

f k: công suất định mức đường dây k. Chi phí tổng = ∑kCk

Tuy nhiên, do tổng các trào lưu công suất trên một đường dây bất kỳ thông thường nhỏ hơn công suất định mức đường dây nên nguyên tắc phân bổ và tính toán này chỉ thu hồi được phần chi phí cho lưới điện “cơ bản” mà không thu hồi được phí dự phòng công suất cho đường dây (bằng hiệu số công suất định mức đường dây và trào lưu công suất thực tế) do vậy không thu hồi được toàn bộ chi phí.

b. Phương pháp MW-km theo modul

Một cách đơn giản để thu hồi toàn bộ chi phí trong trường hợp MW-km là thay thế toàn bộ công suất định mức của đường dây bằng tổng các giá trị tuyệt đối của trào lưu công suất do tất cả các khách hàng sử dụng gây nên:

R(u) = ∑ ∑ k k k k k f u u f C ) ( ) (

Phương pháp này thu phí phần sử dụng thực tế và phần công suất dự phòng. Công suất dự phòng có thể xuất phát từ sự cần thiết để đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy, độ ổn định,… tuy vậy phương pháp này không khuyến khích được khách hàng sử dụng giảm quá tải đường dây, nâng cao hoạt động của hệ thống và làm chậm quá trình đầu tư mới.

c. Phương pháp MW-km với chi phí bằng không cho trào lưu công suất ngược chiều

Với cách tính này thì khách hàng sẽ không phải trả phí khi có trào lưu công suất ngược chiều với trào lưu công suất trong phương án “cơ bản” trên mọi đường (3.4)

dây. Như vậy, khách hàng chỉ phải trả phí đối với trào lưu công suất cùng chiều với trào lưu công suất của phương án cơ bản theo tỷ lệ trào lưu công suất của họ.

Ta có: R(u) = ∑ ∑ + Ω ∈ k s k k k k f s u f C ) ( ) ( với fk(u) ≥ 0 R(u) = 0 với fk(u) ≤ 0

Ωk+ là tập hợp những khách hàng sử dụng có trào lưu công suất cùng chiều với chiều công suất trong phương án cơ sở. Phương án này dựa trên lập luận rằng việc giảm công suất truyền tải trên đường dây sẽ mang lại nhiều lợi ích như: tăng khả năng dự phòng và độ an toàn cho lưới.

d. Phương pháp MW-km với trào lưu công suất vượt trội

Phương pháp này thực chất là sự kết hợp của hai phương pháp nói trên, do

đó nó có thể khắc phục được một số nhược điểm của từng phương pháp trên. Theo phương pháp này chi phí của mỗi đường dây được chia làm hai thành phần là R1(u) và R2(u).

R1(u) là chi phí liên quan đến phần công suất đang được sử dụng gọi là công suất cơ bản. Phần công suất này tương ứng với trào lưu công suất trong phương án cơ bản do khách hàng sử dụng có trào lưu công suất cùng chiều trả. Điều kiện phân bổ chi phí này tương tự như trong biến thể MW-km với chi phí bằng không cho trường hợp trào lưu công suất, khi trào lưu công suất ngược chiều bằng CAk:

CAk= Ck x fk/ fk

Trong đó:

fk(u): trào lưu công suất do khách hàng sử dụng u gây ra; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

k

f : công suất định mức đường dây k.

R2(u) là chi phí liên quan đến phần chênh lệch giữa ( fk- fk). Công suất này tương ứng với công suất dự phòng của đường dây và nó được phân bổ cho tất cả các khách hàng sử dụng đường dây bởi lý do là mọi khách hàng đều được hưởng những lợi ích khi có dự phòng công suất cho đường dây như: độ tin cậy, (3.6)

độ ổn định…Chi phí này được phân bổ dựa trên giá trị tuyệt đối của trào lưu công suất như trong biểu thức của biến thể MW-km theo modul bằng cách thay Ck bằng CBk là phần chi phí công suất bổ sung và CBk= Ck- CAk

Do vậy ta có phí sử dụng thu của khách hàng u là: R(u) = R1(u) + R2(u)

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống truyền tải điện việt nam và tính toán phí sử dụng lưới điện truyền tải (Trang 80 - 83)