Giải pháp hỗ trợ tiếp cận thị trường, mở rộng kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 86 - 92)

4. Bố cục của luận văn

4.2.8. Giải pháp hỗ trợ tiếp cận thị trường, mở rộng kinh doanh

Trong bối cảnh hiện nay thì việc mởi rộng thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp khu vực KTTN của tỉnh là hết sức cần thiết, mở rộng thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trường đồng nghĩa với việc mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy để làm tốt vấn đề này cần làm tốt các nội dung sau:

Trợ giúp doanh nghiêp nắm bắt được các thông tin cần thiết về thị trường, đặc biệt là thị trường xuất nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp có được thông tin cần thiết dễ dàng cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường và nắm bắt được các nhu cầu của đối tác của hai bên.

Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa với các tỉnh nằm trong hành lang kinh tế từ Hà nội - Hải Phòng - Lào Cai - Côn Minh ( Trung Quốc), các tỉnh có địa danh hành chính giáp với Phú Thọ và các địa phương khác trong cả nước.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khu vực KTTN tìm kiếm thị trường mới và xuất khẩu mặt hàng mới.

Quan tâm mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường của doanh nghiệp khu vực KTTN một cách vững chắc, quan tâm trú trọng tuyên truyền quảng bá giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường mới trong nước và nước ngoài.

Xây dựng mạng thông tin doanh nghiệp chung của tỉnh nhằm quảng bá giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm doanh nghiệp ra thị trường bên ngoài giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường.

Khuyến khích các doanh nghiệp khu vực KTTN của tỉnh xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, xây dựng chiến lược marketing, chủ động tìm kiếm thị trường mới, sản phẩm mới.

Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp khu vực KTTN với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài trong và ngoài nước để sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Trải qua một khoảng thời gian hình thành và phát triển, khu vực Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có những bước phát triển nhất định, gặt hái được nhiều thành quả góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống, đóng góp ngày càng to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân cũng chỉ rõ những xu hướng vận động chủ yếu và những yếu kém của khu vực kinh tế này. Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung vào các giải pháp chính sách để phát triển khu vực Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Hệ thộng hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển khu vực Kinh tế tư nhân.

- Góp phần đánh giá thực trạng phát triển khu vực Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ về số lượng doanh nghiệp, về quy mô hoạt động và tình hình sản xuất kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển khu vực Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Để thực hiện được những giải pháp đã đề ra một cách có hiệu quả, bản thân các doanh nghiệp khu vực Kinh tế tư nhân cần phải nỗ lực đổi mới hoàn thiện mình, không ngừng nâng cao trình độ quản lý, chất lượng sản phầm, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cho phù hợp với sự phát triển chung của toàn tỉnh. Đồng thời, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách; các cơ quan ban ngành tỉnh Phú Thọ cũng cần có sự quan tâm hỗ trợ kịp thời, tất cả nhằm phát triển khu vực Kinh tế tư nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trên địa bản tỉnh lớn mạnh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ - Đất tổ Hùng Vương giàu đẹp, phồng vinh và thịnh vượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Đinh Văn Ân (2005), Quan niệm và thực tiễn phát triển Kinh tế, Xã hội tốc độ nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2. TS. Lê Xuân Bá, TS. Trần Kim Hào, TS. Nguyễn Hữu Thắng (2006),

doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Trần Ngọc Bút, (2002), Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Vũ Hùng Cường (2009), Một số vấn đề cơ bản về phát triển khu vực tư nhân với tư cách là động lực cơ bản của mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 – 2020, Viện kinh tế Việt nam, Hà nội.

5. Cục Thống kê Bắc Ninh (2013), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, Nxb Thống kê, Hà nội.

6. Cục Thống kê Phú Thọ (2009;2010;2011;2012;2013), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, Nxb Thống kê, Hà nội.

7. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2013), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc , Nxb Thống kê, Hà nội.

8. Nguyễn Thanh Cừ (1998), “Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế,(246), Tr 35 – 42. 9. Nguyễn Anh Dũng (2004), “ Phát triển kinh tế tư nhân – thực trạng nguyên

nhân giải pháp”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (319).

10. Đảng Cộng sản Việt nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.

11. Đảng cộng sản Việt nam (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX, Hà nội.

12. Đảng cộng sản Việt nam ( 2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

13. Đảng cộng sản Việt nam ( 2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.

14. GS.TS Đỗ Đức Định (2004), Kinh tế phát triển về công nghiệp hóa và cải cách kinh tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.

16. Ngô Văn Giang (2006), “ Khu vực kinh tế tư nhân ở Việt nam: xu hướng phát triển trong cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần”, Tạp chí Tài chính.

17. Đặng Hiển (2006), Kinh tế tư nhân – Một trong những động lực của nền kinh tế nước ta hiện nay, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

18. TS. Phạm Thúy Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội. 19. Phạm Chi Lan (2005), “Khu vực kinh tế tư nhân chưa được đặt đúng vị trí

xứng đáng”, Tạp chí điện tử đầu tư.

20. PGS.TS Đào Phương Liên (2004), “ Suy nghĩ về kinh tế tư nhân và định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt nam”,

Tạp chí kinh tế phát triển, (84).

21. Luật doanh nghiệp (2005), Nxb Thống kê, Hà nội.

22. Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1994), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 23. GS.TS Nguyễn Văn Nam (2004), “Về thực trạng phát triển kinh tế tư nhân

ở Việt Nam”, Tạp chí kinh tế phát triển.

24. Lê Hữu Nghĩa, Đinh Văn Ân (2004), Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam, Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.

25. PGS.TS Phùng Xuân Nhạ (2006) “Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hội nhâp”, Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam.

26. Quyết định số 236/2006QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 23 tháng 10 năm 2006 Phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006 - 2010).

27. Đinh Thị Thơm (2005), Kinh tế tư nhân sau hai thập kỷ đổi mới thực trạng và vấn những đề, Nxb Khoa học Xã hội, Hà nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

28. Mai Tết, Nguyễn Văn Tuất, Đặng Danh Lợi (2006), Sự vận động, phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.

29. Tỉnh ủy Phú Thọ (2010), Văn kiện đại hội đại biểu tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI.

30. Ths. Phạm Minh Tuấn (2013), “Phát triển kinh tế tư nhân: những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính, (6). Tr 32-36.

31. Vũ Quốc Tuấn (2006), Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Quốc Tế, Lương Minh Cừ (2006), Sở hữu tư nhân và KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.

33. PGS.TS Nguyễn Đình Tự (2006), “Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân”, trang web Ngân hàng nhà nước.

34. UBND tỉnh Phú Thọ (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.

35. Các trang web: http://www.vcci.com.vn http://www.moi.gov.vn

http://www.phutho.gov.vn http://ipcn.mpi.gov.vn http://dpi.phutho.gov.vn www.pcivietnam.org

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 86 - 92)