Những bài học kinh nghiệm rút ra để phát triển Kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 35)

4. Bố cục của luận văn

1.2.2.Những bài học kinh nghiệm rút ra để phát triển Kinh tế tư nhân

Tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lý thực hiện tốt quy hoạch từ đó xây dựng kế hoạch phát triển KTTN cho phù hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân phù hợp với yêu cầu phát triển KTTN

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng một cửa, nhanh gon, giảm thiểu thủ tục, thời gian, chi phí cho các thành phần kinh tế. Nâng cao hiệu quả, năng suất của bộ máy Nhà nước

Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng phát triển

Xây dựng cơ chế đối thoại với khu vực KTTN nhằm khuyến khích, tháo gỡ kịp thời những khúc mắc khó khăn mà khu vực kinh tế này gặp phải

Đầu tư xây dựng, phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh

Có cơ chế chính sách hỗ trợ khu vực KTTN của tỉnh tiếp cận về vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận nào nhằm phát triển KTTN cả nước nói chung và cho tỉnh Phú Thọ nói riêng?

- Thực trạng phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như thế nào? - Các cơ chế chính sách phát triển KTTN, môi trường kinh doanh của tỉnh đã thực sự thuận lợi cho khu vực kinh tế này phát triển chưa?

- Cần có những giải pháp gì để phát triển KTTN trong thời gian sắp tới?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Khung phân tích

Để nghiên cứu luận văn này, tác giả đã xác định và xây dựng một khung phân tích phù hợp để làm căn cứ cho việc tiếp cận giải quyết các nội dung mà luận văn đặt ra một cách hệ thống, khoa học và logic hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận

Lý thuyết về KTTN, nội dung về phát triển KTTN: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của khu vực KTTN; khái niệm, những yếu tố tác động đến

phát triển KTTN

Tổng hợp cơ sở thực tiễn

Kinh nghiệm phát triển KTTN tại tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh;

bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Phú Thọ.

Xác định các nội dung cụ thế, nghiên cứu thực trạng phát triển khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ đó, đánh giá những mặt đạt được, hạn chế, tìm ra nguyên nhân của vấn đề bất cập. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Sử dụng các công cụ đánh giá, phân tích thực trạng, nhân tố ảnh hưởng thông qua các phương pháp cụ thể, tổng hợp các vấn đề đặt ra cần giải quyết có liên quan đến phát triển khu vực Kinh tế tư nhân trên đại bàn

tỉnh Phú Thọ

Đề xuất các giải pháp cho từng nội dung để giải quyết các vấn đề đặt ra nhằm phát triển khu vực KTTN trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Phương phát thu thập thông tin thứ cấp: Tài liệu đươc thu thập từ các nguồn thông tin công bố khác nhau của các cơ quan nhà nước, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê

Tác giả sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho quá trình phân tích thực trạng phát triển KTTN tại tỉnh Phú Thọ từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển khu vực kinh tế này trong những năm tới.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu

Tác giả sử dụng phương pháp so sánh - đối chiếu để so sánh kinh nghiệm của hai tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc trong việc phát triển KTTN. Từ đó, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ

2.2.3.3. Phương pháp phân tích

Phân tích và dự báo môi trường bên ngoài cho phép khu vực KTTN chủ động được trước những rủi ro khi có những biến động của thị trường đồng thời tranh thủ được những cơ hội mà môi trường mang đến. Do đó đề tài phân tích tổng hợp những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến khu vực KTTN.

2.2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT

Đây là mô hình phân tích bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (SWOT): S=Strengths (điểm mạnh), W=Weaknesses (điểm yếu), O=Opportunites (cơ hội), T =

rõ môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng như hình dung rõ hơn về tương lai mong muốn của mình. Phân tích SWOT là chìa khóa để xây dựng chiến lược phát triển, làm rõ thế mạnh của nội bộ doanh nghiệp, những điểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

yếu của doanh nghiệp. Để xây dựng chiến lược kinh doanh, phân tích SWOT thường kết hợp với PEST và một số mô hình khác.

Hình 2.2. Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài

- Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - nguy cơ (SWOT)

- - –

4 loại chiến lược sau: Chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO); Chiến lược cơ hội - điểm yếu (WO); Chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST) và Chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT).

Các yếu tố bên ngoài: - Khách hàng - Kháng cự về giá - Đối thủ cạnh tranh - Phân phối - Công nghệ - Kinh tế vĩ mô - Luật lệ, chính sách, văn hóa - Phong cách làm việc - Những rủi ro chủ yếu - Nhà cung cấp - …………..

Các yếu tố bên trong: - Năng lực hiện tại (vốn,

nguyên liệu) - Sức mạnh hiện tại - Cơ cấu chi phí

- Danh mục đầu tư sản phẩm

- Nghiên cứu, phát triển - Mức thành thạo về kỹ

thuật

- Các khả năng của nhân viên

- Văn hóa doanh nghiệp

- ………..

Mục tiêu cụ thể

Hình thành chiến lược (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển Kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ là địa bàn trung du miền núi, mặc dù không thuận tiện bằng các địa phương vùng đồng bằng, thuận tiện trong giao thông, gần các cảng biển (là điều kiện thuận lợi cho vận chuyển nguyên liệu và hàng hoá) Tuy nhiên, Phú Thọ có đầy đủ các yếu tố phục vụ cho giao thương hàng hoá: Hệ thống sông thuận lợi cho vận tải đường thuỷ với hệ thống cảng sông được quy hoạch; đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai liên vận quốc tế; hệ thống đường bộ với đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai - Côn Minh đang được triển khai xây dựng và sắp hoàn thành là điều kiện thuận lợi cho giao thông, vận tải. Bên cạnh đó, các tiềm năng về khoáng sản, du lịch, vật liệu xây dựng, nông lâm sản là nguyên liệu cho chế biến chè, giấy... các nguyên liệu để phục vụ các ngành công nghiệp phụ trợ, phục vụ là các điều kiện thuận lợi để phát triển KTTN.

3 , vị trí địa lý

Phú Thọ được tái lập ngày 01-01-1997, là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc, theo đường Quốc lộ 2. Phú Thọ có vị trí địa lý tiếp giáp với các tỉnh sau: Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình; phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái, Sơn La. Có 3 dòng sông lớn chảy qua và hợp lưu tại Bạch Hạc (Thành phố Việt Trì) là sông Hồng, sông Đà và sông Lô; Tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.532,94 km2, dân số tính đến 31/12/2013 là 1,349 triệu người, có 11 huyện, 01 Thành phố và 01 thị xã; 277 xã, phường, thị trấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phú Thọ là tỉnh có địa hình đa dạng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt, địa hình có đặc trưng cả 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng, tạo nên vùng đất “sơn chầu, thuỷ tụ”; giao thông ngược xuôi đều thuận lợi. Đó là vùng đất chuyển tiếp, nối kết giữa miền núi cao, thượng du với đồng bằng châu thổ sông Hồng, đã tạo cho Phú Thọ vị thế “địa - chính trị” vô cùng quan trọng và “địa - văn hoá” phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là yếu tố để Phú Thọ trở kinh đô của Quốc gia Văn Lang thời đại Hùng Vương dựng nước.

Về khí hậu, Phú Thọ nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, khô, mùa hè nắng, nóng, mưa nhiều. Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.272 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.524,1 mm, nhiệt độ trung bình 23,4oC, độ ẩm trung bình 84%.

Về tài nguyên nước, Phú Thọ có hệ thống sông suối, hồ ao khá phong phú. Tài nguyên nước được cung cấp chủ yếu bởi hai sông chính là sông Hồng, sông Đà và sông Lô cùng các hồ, đầm dự trữ lớn như đầm Ao Châu, đầm Chính Công, và một hệ thống 72 ngòi lớn nhỏ dồn nước từ khắp các vùng về 3 con sông lớn tạo ra nguồn nước khá dồi dào. Tài nguyên nước ngầm dưới đất theo thống kê đạt tới 2,068 triệu m3/ngày đêm, nhưng mới khai thác từ 13-15%. Đặc biệt, nước khoáng nóng Thanh Thuỷ có trữ lượng gần 50 triệu lít. Tài nguyên nước của Phú Thọ dồi dào, chất lượng còn khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt và điều hào môi trường khí hậu.

Tài nguyên đất, Phú Thọ bao gồm đất nông nghiệp 282.050 ha, chiếm 79,83% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 98.285 ha chiếm 34,85%, đất lâm nghiệp 178.732 ha 63,37%, đất nuôi trồng thủy sản 4.974,5 ha chiếm 1,76%; đất nông nghiệp khác 58,69 ha chiếm 0,02%). Đất đai của Phú Thọ gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của một miền đất cổ, được chia thành 12 nhóm đất, trong đó đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất và đất Feralit trên núi chiếm tới 61% tổng diện tích đất tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiên, nằm ở độ cao trung bình 100m, tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, trữ ẩm tốt, độ phì khá, phù hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm.

Tài nguyên rừng, của Phú Thọ gồm 178,90 nghìn ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 64.064,6 ha và rừng trồng là 114.843,9 ha.

Về khoáng sản, Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng về khoáng sản, phong phú về chủng loại, một số khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng khá cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và một phần để xuất khẩu. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn đó là: Khoáng sản làm vật liệu xây dựng có: Đá vôi xi măng, đá xây dựng, sét xi măng, đá silic, Puzơlan.. Khoáng sản công nghiệp có: Barit, Kaolin, Fenspat, sét gốm sứ, quăczit.. và nhiều loại khoáng sản nhiên liệu, khoáng sản kim loại, nước khoáng- nước nóng và nguyên tố phóng xạ. Các khoáng sản trên được phân bố rải rác tại 241 điểm mỏ và điểm quặng các loại, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 52 mỏ nhỏ và 169 điểm quặng. Trong các loại khoáng sản của tỉnh Phú Thọ chiếm ưu thế về trữ lượng, chất lượng là Kaolin, Fenspat, cát sỏi Sông Lô, đá xây dựng. (Với trữ lượng: Kaolin: 16,8 triệu tấn; Fenspat: 19 triệu tấn; Cát vàng sông Lô: 31 triệu tấn; đá xây dựng: 930 triệu tấn; Keramit dự báo: 49 triệu tấn; than bùn: 2 triệu tấn; Quăczit: 10 triệu tấn; Talc: 1 triệu tấn, ngoài ra còn có Mica, đá silic, Disten, Uran…) rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp phụ trợ.

Với đặc điểm tự nhiên thuận lợi, Phú Thọ có nhiều tiềm năng trong việc phát triển các ngành công nghiệp: Dệt, Giấy, phân bón, vật liệu xây dựng… do có nguồn nguyên liệu, tài nguyên khoáng sản phong phú. Bên cạnh đó, nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên phong phú thuận lợi cho việc khai thác, phát triển tiềm năng du lịch trên địa bàn: Khu du lịch Xuân Sơn - Tân Sơn, Ao Giời - Suối Tiên, Khu nghỉ dưỡng - nước nóng Thanh Thuỷ… và đặc biệt là Di tích lịch sử đặc biệt cấp Quốc Gia Đền Hùng với Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm và các lễ hội gắn liền với thời đại Hùng Vương dựng nước và giữ nước....

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3

Tỉnh Phú Thọ có lực lượng lao động trẻ, dồi dào và được đào tạo với tỷ lệ 39% đến năm 2013. Bên cạnh đó, là một tỉnh có nhiều danh lam, di tích lịch sử, là cội nguồn dân tộc Việt Nam với các di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Với lượng lao động trẻ chiếm phần lớn là một trong những nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của phát triển doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh. Kể từ khi tái lập tỉnh, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương, sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Phú Thọ đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai.

Những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn so với trung bình của cả nước, bình quân 8.5%, biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: GRDP của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2013 Năm GRDP (triệu đồng) Tăng trƣởng Kinh tế (%)

2009 6.594.829 8,7

2010 7.427.197 12,6

2011 20.736.931 8,9

2012 21.938.366 5,8

2013 23.357.480 6,5

( : Niên giám thống kê Phú Thọ)

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực: Năm 2005, tỷ trọng trong tổng số: Nông, lâm, thủy sản 28,7% , Công nghiệp xây dựng là 36,1% , Dịch vụ 35,2% ; Đến năm 2010, tỷ trọng đó là: Nông, lâm thủy sản 27,2% , Công nghiệp xây dựng là 40,5% , Dịch vụ là 32,3%; Năm 2012, Nông, lâm thủy sản 27,8% , Công nghiệp xây dựng là 41% , Dịch vụ là 31,2%; Năm 2013, Nông, lâm thủy sản 27,4% , Công nghiệp xây dựng là 41% , Dịch vụ là 31,6%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng nhanh. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 78,5 triệu USD năm 2000 lên 340,7 triệu USD năm 2010 và 599,3 triệu USD năm 2013; tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu từ 109,9 triệu USD năm 2000 lên 384,7 triệu USD năm 2010 và 601,4 triệu USD năm 2013. Thu chi ngân sách của tỉnh chuyển biến theo chiều hướng tích cực, thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước và vượt chỉ tiêu được giao. Năm 1997, khi tái lập tỉnh, kế hoạch thu Ngân sách giao 268,1 tỷ đồng; năm 2000 tổng thu ngân sách đạt 361,097 tỷ đồng, năm 2005 là 769,280 tỷ đồng, năm 2010 là 2.669 tỷ đồng, Năm 2011 là 3.068 tỷ đồng, năm 2012 là 2.507 tỷ đồng, năm 2013 thu 2.753 tỷ đồng . Kế hoạch năm 2014, tổng thu trên địa bàn ước đạt mức là 2.700 tỷ đồng.

Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật đã tương đối phát triển. Phú Thọ có cả đường bộ, đường sắt, đường sông. Về đường bộ, ngoài Quốc lộ 2A mới được đầu tư nâng cấp, Đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai được khởi công xây dựng

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 35)