Quan điểm phát triển doanh nghiệp khu vực Kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 77)

4. Bố cục của luận văn

4.1.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp khu vực Kinh tế tư nhân

Phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần; phát triển bình đẳng, hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật và cơ chế chính sách hiện có của tỉnh, huy động mọi nguồn lực cho phát triển sản xuất kinh doanh. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dân doanh, phát huy chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học và công nghệ và nguồn lực, mở rộng liên doanh, liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

Phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN một cách bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm; khuyến khích phát triển doanh nghiệp ở nông thôn, làng nghề truyền thống, chú trọng phát triển các địa bàn vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người, địa bàn khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp khu vực KTTN có chủ doanh nghiệp là đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật; quan tâm phát triển đối với các nghành nghề, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh cao hoặc các doanh nghiệp khu vực KTTN có lợi thế cạnh tranh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiếp tục hỗ trợ phát triển doanh nghiệp từ phía cơ quan Nhà nước theo hướng hỗ trợ gián tiếp; hài hòa phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp với bảo vệ mội trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)