Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 85 - 86)

4. Bố cục của luận văn

4.2.7. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình phát triển kinh tế - xã hội với xu thế hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp khu vực KTTN của tỉnh muốn đứng vững trong cạnh tranh và phát triển đòi hỏi năng lực và trình độ không chỉ của chủ doanh nghiệp mà người lao động trong doanh nghiệp cũng cần phải có trình độ tay nghề cao mới đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và của các doanh nghiệp khu vực KTTN nói riêng, chính sách phát triển nguồn nhân lực cần tập trung vào một số nội dung:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cho các chủ doanh nghiệp khu vực KTTN để nâng cao trình độ tri thức quản lý, xây dựng những chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp thiết thực cho đội ngũ này.

Mở rộng, nâng cấp hệ thống các trường đào tạo nghề của tỉnh, trong đó tập trung vào đào tạo các nghề, lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh như: cơ khí, điện, may mặc, hóa thực phẩm .... Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo, các cơ sở đào tạo đảm bảo cung cấp những lao động đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp là điều lý tưởng nhất. Muốn vậy, các cơ sở đào tạo vì lợi ích của mình phải gắn kết với doanh nghiệp, phải đào tạo có địa chỉ còn các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là những nhà cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu lao động mà thị trường cần.

Lồng ghép nhiệm vụ của các chương trình kinh tế - xã hội với việc đào tạo nghề: như khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công...Mỗi chương trình dự án cụ thể ở địa phương đặt ra nhiệm vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ với việc thành lập doanh nghiệp khu vực KTTN hoặc bổ sung nguồn nhân lực cho doanh nghiệp này. Tranh thủ tối đa hợp tác kêu gọi tài trợ quốc tế cho đào tạo.

Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm xúc tiến và hỗ trợ việc làm cho người lao động, phát triển thị trường lao động và cho phép các doanh nghiệp khu vực KTTN được mở rộng quyền thuê và tuyển dụng lao động.

Tỉnh xem xét có thể cấp lại một phần hay toàn bộ số tiền thuế thu nhập mà các cơ sở đào tạo, dạy nghề đã nộp vào ngân sách để dùng vào đầu tư phát triển phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Có kế hoạch điều tra, đánh giá hiệu quả của các chương trình dậy nghề ở các cơ sở hiện có, phân tích ưu điểm hạn chế, từ đó đề xuất nội dung dậy nghề phù hợp với yêu cầu về lao động của địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 85 - 86)