4. Bố cục của luận văn
1.1.4. Các nhân tố tác động đến phát triển Kinh tế tư nhân
1.1.4.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
Những thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đem lại lợi thế so sánh không nhỏ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tận dụng tốt vị trí, điều kiện tự nhiên sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, đầu ra, chi phí sản xuất kinh doanh,... nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngày nay, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tuy không còn đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của khu vực KTTN nhưng vẫn còn đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Nhóm nhân tố xã hội bao gồm dân số và tập quán, truyền thống, lao động và trình độ lao động. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng của đầu vào (nguồn nhân lực), thị trường tiêu thụ cũng như quyết định ngành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghề trong sản xuất kinh doanh. Dân số càng đông thì thị trường tiêu thụ càng rộng lớn, thị trường lao động cũng phát triển về số lượng và ngày càng nâng cao chất lượng.
1.1.4.2. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
Quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới đang diễn ra rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của mọi chủ thể kinh tế, trong đó khu vực KTTN. Nước ta đang trong quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua việc tham gia khối và tổ chức như: ASEAN, APEC, WTO, …và các tổ chức khu vực và quốc tế khác. Đây vừa là một thách thức nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội rất lớn và là một điều kiện rất thuận lợi cho thành phần kinh tế của Việt Nam, trong đó có khu vực KTTN. Đó là việc các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với thế giới bên ngoài để thu nhập thông tin, phát triển công nghệ, tăng cường hợp tác cùng có lợi, mở rộng thị trường đầu vào và thị trường xuất khẩu. Còn thách thức đó là cùng với quá trình hội nhập thì sự bảo hộ đối với sản xuất trong nước thông qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ giảm dần, trong khi khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN nói riêng trên thị trường quốc tế còn rất hạn chế. Nếu không vượt qua được thách thức đó thì các doanh nghiệp này sẽ khó tồn tại ngay cả trên chính thị trường trong nước chứ chưa nói đến thị trường thế giới.
Bên cạnh đó thị trường vốn và sự phân công lao động quốc tế là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình hội nhập... về vốn, chúng ta vẫn xác định vốn trong nước là quyết định, vốn đầu tư nước ngoài là quan trọng cho phát triển kinh tế. Hiện nay và trong những năm tới, nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư trên thế giới ngày càng thiếu. Trong khi đó, các nước trong khu vực và rất nhiều nước trên thế giới tìm cách thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách đưa ra các chính sách hấp dẫn. Việc thu hút vốn Đầu tư nước ngoài vừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tạo thuận lợi nhưng sẽ tăng mức độ cạnh tranh đối với các khu vực kinh tế trong nước nói chung và khu vực KTTN nói riêng.
1.1.4.3. Môi trường kinh doanh
Để đánh giá môi trường kinh doanh và chính sách phát triển KTTN của tỉnh, hiện nay đã có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh và chính sách phát triển KTTN của các tỉnh, thành phố trên cả nước, có tính đến những điều kiện khác biệt về hoàn cảnh địa lý, cơ sở hạ tầng , quy mô thị trường,... giữa các tỉnh. Một trong những đặc điểm của PCI là giúp các tỉnh thành dễ dàng nhận diện những yếu kém trong công tác điều hành kinh tế của địa phương thông qua từng chỉ số thành phần, đặc biệt là đối với những chỉ số có trọng số cao, để từ đó tìm ra giải pháp khắc phục. Cấu thành PCI có các chỉ tiêu sau:
Chi phí gia nhập thị trường: đo lường thời gian một doanh nghiệp cần để đăng ký kinh doanh, xin cấp đất và nhận được mọi loại giấy phép, thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết để bắt đầu tiến hành một hoạt động kinh doanh.
Tiếp cận đất đai: đo lường mức độ khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải trong việc tiếp cận đất đai và mặt bằng cho kinh doanh. Các chỉ tiêu để tính toán bao gồm tình trạng doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không, có đủ mặt bằng để mở rộng kinh doanh hay không, và mức giá đất sau khi đã điều chỉnh cung cầu tại các địa phương trong mối quan tương quan giữa nhu cầu và quỹ đất của địa phương.
Tính minh bạch: đo lường khả năng doanh nghiệp có thể tiếp cận được các kế hoạch của tỉnh và văn bản pháp lý cần thiết cho công việc kinh doanh của mình, tính sẵn có của các văn bản này, tính có thể dự toán được của các quy định và chính sách mới, việc có được đưa ra tham khảo ý kiến doanh nghiệp trước khi ban hành hay không và mức độ phổ biến của trang web tỉnh.
Chi phí về thời gian: đo lường thời gian mà các doanh nghiệp phải bỏ ra khi chấp hành các thủ tục hành chính, cũng như mức độ thường xuyên và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan pháp luật của tỉnh thực hiện việc thanh tra, kiểm tra.
Chi phí không chính thức: đo lường mức chi phí không chính thức doanh nghiệp phải trả và những trở ngại do những chi phí này gây nên cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính năng động: đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của tỉnh trong quá trình thực thi chính sách trung ương cũng như trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực KTTN
Hỗ trợ doanh nghiệp: đo lường chất lượng và tính hữu ích của các chính sách của tỉnh dành cho việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân, việc cung cấp thông tin pháp luật cho doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác kinh doanh và khả năng đào tạo nâng cao chất lượng lao động của tỉnh.
Đào tạo lao động: đo lường đánh giá những nỗ lực của chính quyền tỉnh trong việc giải quyết sự thiếu hụt về lao động có kỹ năng tại địa phương.
Thiết chế pháp lý: đánh giá mức độ tin tưởng của doanh nghiệp đối với các thiết chế pháp lý tại địa phương.
1.1.4.4. Môi trường pháp lý và các chính sách vĩ mô
Khu vực KTTN là khu vực phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Các nước đều có chính sách riêng, khuôn khổ luật pháp riêng và rõ ràng cho doanh nghiệp thuộc khu vực này, có cơ quan Nhà nước chuyên soạn thảo chính sách đối với doanh nghiệp này. Trong những năm qua, thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp của Việt nam đã có nhiều dịp tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm phát triển KTTN với các nước trong khu vực, trao đổi về nhu cầu hợp tác, đào tạo cán bộ, cũng như các kỹ năng tư vấn hỗ trợ khu vực KTTN. Tại Việt Nam đã có những chính sách trợ giúp phát triển KTTN, nhưng những chính sách này cũng chưa hỗ trợ được nhiều cho sự phát triển của khu vực kinh tế này. Về môi trường pháp lý và các chính sách vĩ mô liên quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đến doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN hiện nay, có một số hạn chế chủ yếu sau đây:
- Chính sách ưu đãi đầu tư: Nhà đầu tư có dự án đầu tư trên lãnh thổ Việt nam được hưởng ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực và địa bàn được quy định tại nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Thủ tưởng chính phủ. Chính sách ưu đãi đầu tư thể hiện thông qua việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước. Ngoài các ưu đãi đầu tư các nhà đầu tư còn được hỗ trợ đầu tư trên các mặt: Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng... Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khó tiếp cận được với các chính sách ưu đãi đầu tư do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vẫn còn có tình trạng phân biệt giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong các chính sách của Nhà nước, mặc dù quan điểm của Nhà nước là đảm bảo sự phát triển bình đẳng, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế.
- Về chính sách đất đai: Nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN thiếu mặt bằng sản xuất, nhất là ở các tỉnh và các trung tâm công nghiệp. Hiện này ở Việt Nam còn thiếu quy hoạch các khu công nghiệp tập trung dành riêng cho doanh thuộc khu vực KTTN, chưa có chính sách cụ thể và rõ ràng về đất đai cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp này.
- Về chính sách công nghệ: Các doanh nghiệp khu vực KTTN gặp phải những khó khăn liên quan đến thông tin như: Không hiểu biết kỹ đối tác, nhất là đối tác nước ngoài; không biết xuất xứ của công nghệ của nước ngoài cũng như các thông tin để đánh giá sự phù hợp của công nghệ đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó chất lượng nguồn nhân lực nói chung và kỹ năng của người lao động nói riêng cũng là yếu tố quan trọng để có thể tiếp thu được công nghệ chuyển giao. Chính sách của Việt Nam hiện nay mới chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dừng lại ở những phương hướng, chưa có chính sách, chương trình thật cụ thể cho việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài nhiều khi không có lợi cho doanh nghiệp mà còn gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mối liên hệ giữa doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước và doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN với nhau trong chuyển giao công nghệ còn yếu. Ngoài ra, các chính sách vĩ mô về công nghệ vẫn còn mâu thuẫn với nhau. Ví dụ: Nhà nước luôn khẳng định khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đối mới công nghệ, nhưng chế độ khấu hao tài sản đối với các doanh nghiệp lại không phù hợp. Các chính sách thuế, ưu đãi về vốn cũng chưa thực sự khuyến khích việc nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ mới và chuyến giao công nghệ.
- Chính sách lãi suất và tín dụng của các ngân hàng: Chính sách tài chính tín dụng là một chính sách quan trọng đối với sự phát triển của khu vực KTTN. Trong tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng, tỷ lệ dành cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có chiều hướng tăng lên xong chưa tương xứng với số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như đóng góp của các doanh nghiệp này trong nền kinh tế. Hiện nay các thủ tục vay tín dụng của các ngân hàng nhìn chung còn quá phức tạp. Việc thiếu các quy định về đăng ký tài sản cá nhân là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc thế chấp, cầm cố khi vay mượn. Ngoài ra các thủ tục thế chấp này vẫn có nhiều điểm chưa hợp lý như quy định về công chứng, đánh giá tài sản. Một thực tế đó là các ngân hàng thương mại không muốn cho các doanh nghiệp khu vực KTTN vay vì khối lượng vốn vay nhỏ, độ tin cậy thấp, các ngân hàng không đủ cán bộ để quản lý các khoản cho vay nhỏ này. Ngoài ra, các doanh nghiệp này lại thường gặp khó khăn trong việc thế chấp tài sản, năng lực lập dự án để vay vốn… Do vậy, đa số thường phải huy động vốn trong khu vực tài chính phi chính thức với lãi suất cao, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/