Định hướng phát triển doanh nghiệp khu vực Kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 79)

4. Bố cục của luận văn

4.1.2.Định hướng phát triển doanh nghiệp khu vực Kinh tế tư nhân

4.1.2.1. Định hướng về quy mô và số lượng doanh nghiệp khu vực Kinh tế tư nhân

Trong giai đoạn 2009 - 2013, mặc dù các doanh nghiêp khu vực KTTN thành lập mới chiếm tỷ trọng bình quân 96,68% trên tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh, nhưng số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN vẫn chưa phải là nhiều so với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ hiện nay tỉnh mới có khoảng gần 5000 doanh nghiệp là quá ít, cần phải phát triển trong thời gian tới khoảng 10.000 doanh nghiệp đưa tổng số doanh nghiệp khu vực KTTN tỉnh đạt 15.000 doanh nghiệp, vốn đăng ký khoảng 75.000 tỷ đồng, lao động là 450.000 nghìn người gồm có lao động làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới và doanh nghiệp mở rộng quy mô.

4.1.2.2. Định hướng theo cơ cấu ngành kinh tế

Trong thời gian tới để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khai thác được thợi thế so sánh. Tỉnh định hướng cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ giảm tỷ trọng các ngành nông lâm nghiệp. Giai đoạn 2015 - 2020 cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp xây dựng là 45-47%, cơ cấu kinh tế nghành dich vụ là: 39-40%, cơ cấu kinh tế nghành nông lâm nghiệp là 16-13%.

4.1.2.3. Định hướng phát triển theo lãnh thổ

Doanh nghiệp khu vực KTTN của tỉnh hiện nay thành lập và hoạt động phân bố không đồng đều tại các địa phương của tỉnh, nên định hướng tỷ lệ tăng trưởng doanh nghiệp này đến 2020 là đưa tỷ lệ tăng trưởng thành lập mới doanh nghiệp khu vực KTTN tại thị xã Phú Thọ lên 20%, huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Thanh Sơn lên 15% và các huyện thị còn lại lên 10%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4.1.2.4. Định hướng theo loại hình doanh nghiệp

Đến năm 2020 tỉnh định hướng phát triển 10.000 doanh nghiệp khu vực KTTN trong đó tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập dưới hình thức công ty cổ phần là: 42,5 % tương ứng 4.250 doanh nghiệp, đăng ký thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn là 48% tương ứng với 4.800 doanh nghiệp và đăng ký thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân là 9,5% tương ứng 950 doanh nghiêp.

4.1.2.5. Định hướng về phát triển nguồn lực

Đẩy mạnh phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng then chốt, ưu tiên hạ tầng đô thị, vùng đặc biệt khó khăn, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ xây dựng khu công nghiệp tập trung, hình thành các khu công nghiệp mới, cụm công nghiệp nhỏ và vừa.

Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu trong công nghiệp bằng phát triển các ngành chủ lực như: Phát triển các ngành có lợi thế về tài nguyên, phát triển nhanh công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ gắn với khu công nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng có nghề tại các huyện, thành, thị, nhằm tạo môi trường kinh doanh tốt cho sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phát triển du lịch, dịch vụ trở thành kinh tế quan trọng; trong đó du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao.

Coi trọng phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ phát triển.

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khu vực KTTN tiếp cận thị trường, vốn, đất đai, xuất nhập khẩu, và thị trường công nghệ. Đa dạng hoá và sử dụng linh hoạt các nguồn vốn, mở rộng cửa để các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế tiếp cận kênh vốn vay ưu đãi, vốn tín dụng, vốn thương mại...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 79)