Kiến nghị về bồi thường tài sản đã được nêu trong phần thực trang. Ở đây chỉ nêu lại một số vấn đề quan trọng là :
Nên ban hành quy định thống nhất về bồi thường nhà vách chung vách tạm.
Nên ban hành thêm quy định về bồi thường trong trường họp không thu hồi đất nhưng bị ảnh hưởng từ việc thu hồi đất: nguồn nước bị ô nhiễm, độ rung, bụi, che khuất tầm nhìn.
Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất góp phần giải quyết triệt để hiện tượng xây nhà ừái phép.
Còn về chính sách bồi thường di chuyển mồ mả thì họp lý là, người được bồi thường về di chuyển mồ mả là người thờ cứng người được chôn trong mộ. Bởi vì, theo tập quán của người Việt thì chỉ có người thân của người chết mới thờ cúng họ và theo lẽ thông thường họ cũng là người di dời mồ mả trên thực tế. Ai là người thờ cúng được xác định dựa vào điều tra, kiểm kê thực tế. Nếu người chết không được thờ cúng, thì mới bồi thường cho người có đất và phải kiểm kra để bảo đảm rằng mộ được di dời.
Như vậy, kết thúc chương 3 đã thấy được một số thực trạng của bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị góp phàn hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng, vấn đề đặt ra trong công tác bồi thường hiện nay là phải đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người bị thu hồi đất, chủ đầu tư. Nếu thực hiện được như vậy thì sẽ ổn định được cuộc sống của người bị thu hồi đất, ổn định xã hội. Vì vậy việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng được đặt ra như là một nhu càu cấp thiết, càn phải được thực hiện ngay.
Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng
KẾT LUẬN
Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hiện nay Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta phải chấp nhận một “sân chơi” bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Đây là thách thức lớn đối với các ngành sản xuất và dịch vụ trong nước, vì vậy mục tiêu phát triển kinh tế nói riêng và phát triển đất nước nói chung trở thành mục tiêu quan trọng và cấp thiết ở nước ta.
Để phát triển đất nước theo mục tiêu nêu trên thì nhu cầu xây dựng các công trình kinh tế, công trình quốc gia và việc lập quy hoạch xây dựng để phát triển kinh tế ở mỗi vùng, mỗi tỉnh và trên cả nước là điều không thể thiếu được. Đi song song với việc lập quy hoạch xây dựng là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đây là bước đầu tiên và tiên quyết trong quá trĩnh triển khai dự án theo đúng quy hoạch. Công tác này ảnh hưởng trực tiếp đến người bị thu hồi đất, Nhà nước, chủ đầu tư và điều quan trọng là phải đảm bảo được lợi ích của các đối tượng nêu trên. Người bị thu hồi đất là người góp phần trực tiếp vào sự phát triển kinh tế của đất nước nên họ xứng đáng được hưởng tương xứng với sự phát triển đó đem lại. Phải làm thế nào để người bị thu hồi đất được bồi thường một cách công bằng và tương xứng. Vì vậy, khi lập quy hoạch xây dựng phải làm thế nào để hài hòa được lọi ích của các bên. Trong những năm qua việc xây dựng pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng ngày càng cụ thể, rõ ràng, và gần như hoàn thiện khi ngày càng đảm bảo được lợi ích của người dân.
Tuy nhiên, do tình hình kinh tế xã hội ngày càng chuyển biến nhanh chóng, nên ở mức độ nhất định thì chính sách bồi thường thiệt hại còn có một số bất cập.
Thứ nhất là ngày càng có nhiều dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, đô thị... đã làm diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Nếu diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều thì vấn đề an ninh lương thực quốc gia của đất nước sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng không tốt (thiếu lương thực, không có gạo xuất khẩu). Đi cùng với an ninh lương thực quốc gia là vấn đề thất nghiệp của người có đất sản xuất bị thu hồi, vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất là vấn đề khó khăn và là bài toán khó chưa tìm được lời giải hiện nay, vì vậy vấn đề đặt ra là phải bảo vệ đất nông nghiệp (đất trồng lúa). Thứ hai là “giá” trong bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng chưa
các quy định để xác định được giá thị trường. Thứ ba, những thiệt hại vô hình từ việc thu hồi đất, những thiệt hại từ việc không thu hồi đất nhưng gây thiệt hại cho người dân từ việc thu hồi đất thì chưa được tính bồi thường như: nguồn nước bị ô nhiễm, độ rung, tiếng ồn, bụi, che khuất tầm nhìn. Nhà nước nên có thêm các quy định về bồi thường trong các trường hợp nêu trên. Thứ tư là về bồi thường tài sản thì chưa giải quyết được tình trạng xây nhà trái phép, không phép. Các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm ha và phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Chính sách bồi thường tài sản cần có thêm bồi thường công trình xây dựng trong các trường hợp đặc thù như: nhà vách chung, vách nhờ.
Vì vậy, để thực hiện được các mục tiêu đã đặt ra thì Nhà nước cần phải hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng để giải quyết được những khó khăn về công tác quy hoach, bồi thường, giải phóng mặt bằng góp phần ổn định được cuộc sống của người dân, ổn định xã hội, thu hút chính sách đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Không còn hiện tượng khiếu kiện về chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và trong quy hoạch xây dựng nói riêng. Góp phần ổn định và phát triển đất nước giàu mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Bộ Luật Dân Sự năm 2000
2. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 3. Hiến Pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 4. Hiến Pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1980
5. Hiển Pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001)
6. Luật Cải cách ruộng đất năm 1953 7. Luật Đất đai năm 2003
8. Luật Xây dựng năm 2003 9. Luật Nhà ở năm 2005
10. Nghị định của Hội đồng Chính phủ số 151/TTg ngày 14 tháng 01 năm 1959 quy định tạm thời về trưng dụng ruộng đất
11. Nghị đinh số 90- CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.
12. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 quy định về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.
13. Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
14. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
15. Nghị định số số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
16. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quản lý chất lượng xây dựng
17. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thuờng, hỗ trợ, tái định cu khi nhà nuớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
20. Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ truởng Bộ Tài Nguyên và Môi truờng về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
21. Quyết định số 106/2005/QĐ-UBND ngày 16/6/2005 của UBND thành phố Hồ Chí Minh quy định về bồi thuờng, hỗ trợ, tái định cu khi Nhà nuớc thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
22. Quyết định số 53/2005/QĐ-UB ngày 11/8/2005 của UBND thành phố cần Thơ quy định về bồi thuờng, hỗ trợ và tái định cu khi Nhà nuớc thu hồi đất trên địa bàn Thành phố cần Thơ.
23. Thông tu liên tịch của Bộ tài chính - Bộ Công nghiệp SỐ106/2002/TTLT-BTC - BCN ngày 22 tháng 11 năm 2002, huớng dẫn việc bồi thuờng, hỗ trợ để xây dựng công trình luới điện cao áp.
24. Thông tư số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 09 tháng 3 năm 2003
25. Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
SÁCH, BÁO, WEBSITE
26. Anh Tuấn, Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa): Dân hiên ngang xây nhà trái phép, http://www.vntrades.com, ngày 30/6/2008.
27. Báo tuổi trẻ, Thi công công trình làm nứt nhà dân: sốt sắng dân nhờ, thơ ơ dân chịu, http://www.diaoc.tuoitre.com.vn, cập nhật 20/03/2009
28. Hạnh Liên, Tư duy mới về giá đất, báo Sài gòn 01/9/2008.
29. Lan Hương, Một đề án khả thi: Tổng công ty đền bù giải tỏa, ngày 12/5/2008.
30. Luật gia Nguyễn Thị Mai, Luật gia Trần Minh Sơn, Hỏi đáp pháp luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nhà xuất bản Tư pháp.
31. Giáo hình Luật Đất đai, Trường Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, năm xuất bản 2003.
32. Khánh Yến, Đền bù giá trị vô hình ra sao? báo tuổi trẻ,, ngày 9/11/2008. 33. Lương Kết, Công trình tra tấn người dân,, cập nhật ngày 11/03/2009