3.1.1.1 Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp
Từ ngàn đời nay, mối quan hệ giữa con người và đất nông nghiệp là mối quan hệ đa chiều, vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội. Có thể nói, đất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng nó là sự liên kết cuộc sống của con người qua bao hế hệ. Vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, đòi hỏi phải sự giải quyết và quan tâm của Nhà nước và của các cấp lãnh đạo. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng của đất nông nghiệp thì có một số vấn đề phát sinh như chuyển đổi bao nhiêu là đủ, có gây ra hiện tượng thiếu lương thực và vấn đề bồi thường, giải quyết việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất (chuyển mục đích sử
Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng
dụng ở đây là Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp phục vụ mục đích phát triển kinh tế).
Vẩn đề đặt ra khi chuyển đối mục đích sử dụng đất nông nghiệp
♦ Ở phía Bắc (tiêu biểu ở Hà Nội)
Hiện nay, do yêu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa, Nhà nước cần lấy đi một phần đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế chung của đất nước. Đó là một yêu cầu khách quan và còn có xu hướng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, việc thu hồi đất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp mới, đô thị mới đã gây ra hiện tượng nhiều hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất. Kết quả15 của một nghiên cứu cho thấy, ừong thời gian 5 năm (1999 - 2000) đã có 400.000 ha đất nông nghiệp được chuyển sang mục đích sử dụng khác, trong đó chuyển sang đất chuyên dùng là 96.780 ha, chiếm 24,19% tổng diện tích đất nông nghiệp thực giảm
“Theo Hội nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, mỗi năm cả nước có gần 200.000 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng, tương ứng mỗi hộ có khoảng 1,5 lao động mất việc làm. Năm 2001, thành phố Hà Nội thu hồi 733 ha cho 159 dự án, năm 2002 lấy 1.980 ha cho 280 dự án. Cùng với đất bị thu hồi, tình trạng nông dân không có việc làm rất nhiều. Bình quân mỗi năm có khoản 1 3 - 1 5 nghìn lao động không có việc làm, phần lớn chưa qua đào tạo nghề.
Như vậy, nếu bình quân một hộ nông dân có khoảng 0,6 ha đất nông nghiệp (trong đó 7 triệu héc ta đất nông nghiệp của 11 triệu hộ nông dân trên cả nước), thì sẽ giảm 96.000 ha đất nông nghiệp khi chuyến sang mục đích xây dựng và đồng thời có khoảng 161.300 hộ nông dân không có đất nông nghiệp để sản xuất”.
Thất nghiệp khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, diện tích đất nông nghiệp sẽ tăng từ 8.973.783 ha (năm 2010). Tuy nhiên, dân số nước ta từ hơn 77,6 của năm 2000 sẽ tăng lên khoảng 86,5 triệu người vào năm 2010. Như vậy, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của cả nước sẽ giảm từ 0,113 ha (năm 2000) xuống còn 0,108 ha (năm 2010) và trong vòng 10 năm, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người đã giảm 50m2. Đây là con số mà Phó Giáo Sư, Tiến sĩ Lê Thái Bạt (Hội khoa học đất Việt Nam) cho rằng đáng lo ngại, vì hiện nay khoảng 75% dân số nước ta sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng
Thực trạng trên đã ảnh hưởng lớn tới đời sống và việc làm của hàng chục vạn người dân. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng trưng bình cứ mỗi hộ sau khi bị thu hồi đất có khoảng 1,5 lao động mất việc làm, và cứ mỗi ha đất nông nghiệp bị chuyển đối sẽ cỏ 20 lao động nông nghiệp mất việc làm. Tương ứng với 8 - 1 0 vạn ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi trong mỗi năm sẽ có 1,5 đến 2 triệu chỗ làm việc bị mất đi.
Đơn cử xã An Khánh, thuộc huyện Hoài Đức (Hà Tây). Đây là một ngôi làng cổ vốn nằm lặng lẽ giữa cánh đồng lúa rộng hàng trăm héc ta. Thế nhưng hiện tại, bốn bên đều bị “vây bọc” bởi dự án khu đô thị mới. Ông Nguyễn Đức Cương ở xã An Khánh, cho biết: “100% đất nông nghiệp của xã đã bị thu hồi để làm khu đô thị mới và khu công nghiệp”. Không chỉ có những dự án đã được phê duyệt, còn có thêm nhiều nhả đầu tư khác cũng muốn nhảy vào đất Hà Tây để “thôn tính” nốt những cánh đồng còn lại, nhằm biến thành khu đô thị mới vì Hà Tây đã nhập vào Hà Nội, ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây cho biết, ngoài những dự án đã và đang triển khai, còn có hàng loạt dự án chờ phê duyệt như dự án khu đô thị mới Sơn Đông, Vân Canh, Tân Lập, khu đô thị mới của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và còn hàng chục khu đô thị khác nằm rải rác khắp địa bàng tỉnh Hà Tây. Với tốc độ phát triển các dự án như hiện nay, Hà Tây sẽ còn có thêm nhiều xã khác, nông dân tiếp tục không còn đất mộng để trồng rau màu, ngô, lúa. Và rồi, những nông dân sẽ làm gì để kiếm sống khi không còn đất để sản xuất?
Thực tế, anh Đức một nông dân ở Quốc Oai than thở: “cả nhà có 8 miệng ăn, chỉ trông chờ vào 1 mẫu mộng. Thế mà nay gia đình tôi đã bị thu hồi tới 7 sào để cho các doanh nghiệp xây nhà máy. Với 3 sào còn lại chắc chắn gia đình tôi sẽ không đủ ăn”.
Điều mà người nông dân này canh cánh bấy lâu nay là, số tiền được bồi thường quá ít không đủ đế anh và các thành viên khác trong gia đình ở độ tuổi lao động học nghề và tìm được việc làm phù hcrp. Do đó, cái đói vẫn treo lơ lửng trên 8 thành viên gia đình anh mà chưa có lối thoát.
Ông Nguyễn Văn Thửa, một bô lão trong xã cho biết: Đa số các hộ trong thôn đều nghèo, nhà cửa đang tềnh toàng nên nhận được tiền bồi thường là họ xây nhà và mua sắm đồ dùng sinh hoạt. Để xây nhả được, nhiều hộ lại phải vay thêm tiền ngân hàng. Hàng chục hộ nông dân trở thành “con nợ”, nhiều gia đình khó có khả năng “trả nợ”.
Theo sở Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn tỉnh Vĩnh Phúc trong vòng 10 năm qua, tinh đã thu hồi trên 4.000 ha đất nông nghiệp để bàn giao cho 650 dự án xây
www.cpv.org.vn, ngày 27/5/2008
Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng
Những hộ nông dân đã bị thu hồi hết đất, bây giờ trông mong vào đâu. Nhiều hộ nông dân đang đói mặt với nguy cơ tái nghèo do không biết chuyển đổi ngành nghề để phát triển kinh tế.
* Ớ phía Nam (tiêu biếu là Đồng bằng sông Cửu Long)
Tốc độ “đô thị hóa”, “du lịch hóa” đang diễn ra rộng khắp cả nước nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng hẹp dần. Có thể nói chúng ta đang đi ngược. Ở nước ngoài, những vùng đất không sản xuất được nông nghiệp họ mới đưa công nghiệp vào. Còn ở Việt Nam, thì thu hồi đất nông nghiệp diễn ra rộng khắp không kể đất đó sản xuất nông nghiệp rất tốt. Việc đất nông nghiệp chuyển thành đất phục vụ cho công nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống nông thôn như nông dân mất đất, không nghề nghiệp, trình độ văn hóa thấp, mất hết đất làm ruộng thì họ lấy gì để sống?
Không chỉ diện tích đất nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc thì thu hẹp mà ở các tỉnh phía Nam đất nông nghiệp cũng bị thu hẹp dần. Đom cử16 là “Vựa lúa” Đồng bằng sông Cửu Long - nơi cung cấp 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước - cũng đang phải đối mặt với tình trạng đất nông nghiệp bị thu hẹp và diễn ra tràn lan.
Nhiều cánh đồng lúa phì nhiêu trước đây đã bị quy hoạch để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, sân golf.. .Điều đáng nói là sau khi quy hoạch, nhiều dự án bị bỏ hoang hóa, khó triển khai trong khi nông dân phải “ ly nông, ly hương”.
Đi dọc theo Quốc lộ 1A về các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long từ Tiền Giang đến Vĩnh Long, cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cà Mau... có thể thấy nhiều khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, sân golf cắm biển quy hoạch nhưng đang bị bỏ hoang. Theo thống kê của ngành chức năng, tính đến cuối năm 2007, Đồng bằng sông Cửu Long đã có 134 khu, cụm công nghiệp thuộc cấp tỉnh, cấp huyện. Riêng tỉnh Đồng Tháp có đến 18 khu, cụm công nghiệp được quy hoạch. Thành phố cần Thơ có 4 khu công nghiệp, chiếm diện tích hơn l.OOOha (hiện mói chỉ có khu công nghiệp Trà Nóc là có sức thu hút các nhà đàu tư). Tỉnh Hậu Giang, sau khi chia tách từ tỉnh càn Thơ (cũ) cũng đã quy hoạch 3 khu công nghiệp và nhiều cụm công nghiệp ở các huyện, thị xã... Tỉnh Cà Mau, địa bàn cuối cùng của đất nước, nơi sức hút đầu tư còn khó khăn, cũng đã quy hoạch 4 khu công nghiệp. Toàn vùng chỉ có 4 khu công nghiệp đã có nhà đầu tư sử dụng 100% diện tích, còn lại vẫn dừng ở tỷ lệ quá thấp, từ 10 đến 50% do triển khai chậm, không có nhà đầu tư. Các khu, cụm công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết đang rơi vào thực trạng quá vắng vẻ.
Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng
Khu công nghiệp Bình Minh quy hoạch ừên diện tích đất nông nghiệp rộng 130 ha, nhưng 4 năm qua, vẫn chưa rõ hình hài, chưa xây dựng nhà xưởng nào. Tại đây mới chỉ có Công ty cổ Phần địa ốc Hoàng Quân Mê Kông đầu tư, nhưng lại xin bổ sung mục đích đầu tư là xây dựng dự án khu nhà chuyên gia thuộc đô thị Bình Minh. Và dự án này mới chỉ xây dựng ở việc san lấp mặt bằng, xây dựng xong một phần nội bộ.
Thành phố cần Thơ (tỉnh cần Thơ trước đây) cũng đã quy hoạch hàng loạt dự án khu đô thị ở những nơi trước đây là vùng chuyên canh sản xuất lúa. Chỉ riêng khu đô thị ở Nam sông cần Thơ, đã có 2.000ha đất nông nghiệp đất nông nghiệp bị quy hoạch và hơn 1 .OOOha đã được giao cho chủ đầu tư. Nhiều doanh nghiệp đăng ký để “xí chỗ” nhưng không triển khai dự án, làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi bỏ hoang nhiều năm.
Ở tỉnh Cà Mau, trong 8 năm qua, các dự án khu quy hoạch khu công nghiệp, khu đô thị đã “nuốt chửng” hơn 120.000 ha đất nông nghiệp, đưa diện tích đất nông nghiệp từ hơn 200.000ha nay xuống còn 80.700ha.
Tại Long An, từ năm 2003 đến năm 2007 đã chấp thuận đầu tư 13 dự án sân golf và tiếp nhận hồ sơ 5 dự án sân golf khác với tổng diện tích 9.500ha. Mặc dù, hiện nay tỉnh đã giảm số dự án sân golf xuống còn 3 dự án, tất cả đều quy hoạch trên diện tích đất trồng lúa. Hậu Giang có phương án mở sân golf trên diện tích 200ha. Tiền Giang cũng đã chấp thuận dự án khu du lịch Thái Sơn (Tiền Giang), trong đó đất sân golf và khu biệt thự chiếm tổng diện tích là 220ha. Rồi ở Đồng bằng sông Cửu Long còn bao nhiêu sân golf nữa sẽ mở ra, một dự án sân golf cần trung bình 180 - 200ha, cần 5.000m3 nước/ngày, phục vụ cho bao nhiêu người? Và sẽ có ít nhất 300 hộ nông dân phải tái định cư, thiếu công ăn việc làm để nhường chỗ cho một sân golf. Họ phải rời bỏ ruộng vườn, rời bỏ nơi sinh sống lâu nay để phục vụ cho mục đích vui chơi giải trí. Phong trào đô thị hóa, tỉnh nào cũng đô thị hóa, công nghiệp hóa, tỉnh nào cũng quy hoạch 5-10 khu công nghiệp đang làm cho đất trồng lúa, trồng hoa màu ở đồng bằng sông Cửu Long ngày càng cạn dần. Có thể nói, Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những nơi có lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, việc bảo vệ khai thác hiệu quả, bền vững hơn 4 triệu ha đất nông nghiệp cần có những giải pháp cấp bách. Hiện nay, nước ta đang có gạo xuất khẩu nhưng xét trên thực tế, với thực trạng đất nông nghiệp đang bị mất dần với mức độ nghiêm trọng như hiện nay, sẽ gây mất cân đối sản xuất, đe dọa an ninh lương thực quốc gia.
<$> Vấn đề đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
Song song vấn đề thu hẹp diện tích đất nông nghiệp thì đào tạo và giải quyết việc lảm cho người bị thu hồi đất còn gặp phải một số vướng mắt chưa giải quyết được. Sự khỏ khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp, tìm việc làm mới đối với lao động không còn đất gặp phải một số khó khăn mà trước tiên là trình độ của người lao động.
Trình độ người bi thu hồi đất (nông dân) là những thanh niên và những người có độ tuổi trên 35 thường có trình độ văn hóa thấp. Những thanh thiếu niên và thanh niên thường có trình độ văn hóa thấp, phụ gia đình làm ruộng và làm vườn.
Việc đào tạo nghề người bị thu hồi đất còn mang tính tràn lan, ồ ạt, không dựa trên đánh giá nhu cầu của thị trường lao động hiện nay mà cứ đào tạo những nghề mà trung tâm dạy chứ không phải là những nghề mà các doanh nghiệp cần. Từ việc đào tạo nghề như vậy nên hệ quả là chất lượng đào tạo không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Có nơi hỗ trợ tiền đào tạo nghề nhưng không được người dân sử dụng vì họ không biết và không được định hướng chuyển đổi nghề gì cho hiệu quả. Nhiều khi các trung tâm đào tạo nghề còn thiếu trang thiết bị, dụng cụ để dạy. Thời gian đào tạo nghề đa phần là ngắn (thường không quá 5 tháng) nên việc đào tạo nghề chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ở nhiều địa phương, khi thu hồi đất chưa gắn với quy hoạch tái định cư và kế hoạch cụ thể về hỗ trợ tay nghề, việc làm cho người bị thu hồi đất, việc thông tin, tuyên truyền đến người dân về kế hoạch, quy hoạch chuyển đổi đất thực hiện chậm trễ, chưa đấy đủ khiến người lao động còn bị động chưa có sự phối họp chặt chẽ giữa các ngành trong việc nâng cao nhận thức và định hướng cho người dân học nghề, chuyển đổi nghề cho phù họp sau khi bị thu hồi đất. Nhiều người còn dùng tiền bồi thường, hỗ trợ để xây nhà, mua sắm trang thiết bị phục vụ sinh hoạt trong gia đình, họ không biết phải đầu tư vào đâu và làm gì để có thu nhập ổn định lâu dài. Vì làm nông thường nên nhiều khi họ không có được nhiều tiền nhưng khi họ được bồi thường khi thu hồi đất họ có được một số tiền lớn nên thường mua xe, các trang thiết bị dùng trong gia đình.
Bên cạnh đó còn một trở ngại nữa là do thói quen tác phong làm việc của người nông dân và một số người còn có tâm lý trông chờ vào Nhà nước, các cơ quan chức năng chứ chưa có thái đô tích cực, chủ động cho việc học nghề. Họ đã quen với việc lảm nông - công việc không có quy định giờ giấc cụ thể (làm theo thời vụ) còn giờ làm việc có quy định cụ thể về thời gian, làm việc theo dây chuyền máy móc nhiều khi họ chưa thích ứng được tác phong công nghiệp.
Hiện nay, tuy nhiều địa phương có chính sách yêu cầu các doanh nghiệp lấy đất phải ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ, song không ít doanh nghiệp sau khi lấy được
17 Ngọc Hiếu, phải có cơ chế tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, trên http://www ■thegioi.sannghenghiep.vn/, cập nhật [7/11/2008]