Bồi thường đối với cây trồng vật nuôi

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng (Trang 38)

<$> Bồi thường đối với cây trồng

Cây trồng có thể được trồng trực tiếp trên đất, trồng trong chậu, trong bồn. Theo quy định chỉ có cây trồng trên đất mới được xem xét bồi thường. Cây trồng trong chậu, bồn có thế di chuyển dễ dàng mà không gây thiệt hại nên không được xem xét bồi thường.

Cây trồng được tính bồi thường chia thành 03 loại: cây hàng năm, cây lâu năm, cây rừng.

♦ Cây hàng năm

Cây hàng năm là loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc...cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trãi qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả...

Mức bồi thường đối với cây trồng hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng vụ thu hoạch đó.

Giá trị sản lượng vụ thu hoạch — Năng suất vụ thu hoạch * giá bản nông sản

Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng

Năng suất của vụ thu hoạch được xác định theo năng suất của vụ thu hoạch cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phưcmg.

Giá nông sản được tính theo giá trung bình của nông sản cùng loại tại địa phưcmg tại thời điểm thu hồi đất.

Năng suất thu hoạch được xác định theo năng suất của cây trồng chính là vì cây hàng năm bao gồm nhiều loại, được trồng ở nhiều hộ nên không thể xác định theo năng suất ở mỗi hộ hay năng suất trung bình của mỗi loại (nếu làm như vậy thì mất rất nhiều thời gian, công sức). Xác định theo năng suất của cây trồng chính tuy chỉ chính xác tưomg đối nhưng nỏ đảm bảo việc xác định năng suất đom giản và nhanh chóng (tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí) đồng thời cũng đảm bảo sự công bằng (không hoàn toàn tuyệt đối) giữa những người được bồi thường. Không có quy định về cách xác định cây trồng chính tại mỗi địa phương. Thực tế, Hội Đồng Bồi Thường dựa vào cơ cấu cây trồng ở địa phương cùng với sự hỗ trợ của ủy ban nhân dân cấp xã để xác định cây trồng chính.

♦ Cây lâu năm

Cây lâu năm là loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần thu hoạch nhiều lần và phải trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, cà phê, cam, nhãn...

Cây lâu năm gồm cây công nghiệp, cây ăn rau, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng. Do cây rừng có những đặc trưng riêng nên sẽ được trình bày sau.

Mức bồi thường: khi bồi thường cây lâu năm Nhà nước tính bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây (giá trị không bao gồm quyền sử dụng đất) theo giá trị trường tại địa phương tại thời điếm thu hồi đất. Giá hiện có của vườn cây được xác định khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây.

Cây đang ở thời kỳ đầu tư hoặc đang ở thời kỳ xây dựng cơ bản thì:

Giá trị hiện có = tổng chi phí đầu tư + tổng chi phi chăm sóc

Những chi phí này được tính từ lúc trồng đến thời điểm thu hồi đất và được tính thành tiền theo thời giá thị trường địa phương.

Cây đang ở thời kỳ thu hoạch, giá trị hiện có được tính khác nhau đối với cây lâu năm thu hoạch một lần và cây lâu năm cho thu hoạch nhiều lần.

+ Cây lâu năm cho thu hoạch 01 lần (cây lấy gỗ)

Giả trị hiện có = số lượng từng loại cây * giả bản một cây - giả trị thu hồi

Số lượng từng loại cây được xác định thông qua bước kiểm kê tài sản trước khi lập phương án bồi thường.

Giá bán một loại cây được tính theo giá bán một cây tưomg ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường tại thời điểm thu hồi đất.

Giá trị thu hồi không được quy định là những giá trị nào. Một số tỉnh quy định giá trị thu hồi do Hội Đồng Bồi Thường đề nghị và đưa vào phưomg án.

+ Cây lâu năm cho thu hoạch nhiều lần (cây ăn quả, cây lấy dầu, cây lấy nhựa...)

Giá trị hiện có = Giả bán vườn cây - Giá trị thu hồi

Theo tập quán của người dân ở các địa phương, những cây lâu năm thu hoạch nhiều lần (cây ăn quả, cây lấy dầu, lấy nhựa...) khi đến kỳ thu hoạch sẽ được thương lái đến “mua mão” cả vườn. Khi tính bồi thường, Nhà nước cũng dựa vào thực tế này mà xác định giá trị hiện có dựa vào giá bán vườn cây.

Cây lâu năm đến hạn thanh lý thì chỉ được bồi thường chi phí chặt hạ, vì cây lâu năm ở giai đoạn này không cho hoa lợi nữa nên không được bồi thường giá trị vườn cây. Thực tế thì loại cây đến hạn thanh lý phải chặt hạ chỉ là cây cho thu hoạch nhiều lần. Bởi vi cây cho thu hoạch một làn (cây lấy gỗ) càng nhiều năm thì giá trị kinh tế càng cao.

Khi tính bồi thường cây lâu năm thì các địa phương thường đếm số lượng cây trên một mét vuông và xác định một mật độ chuẩn để tính bồi thường. Việc làm này nhằm phòng ngừa người dân trồng cây “đối phó” quy hoạch. Đe tránh trường họp người dân trồng cây quá dày để được bồi thường nhiều các tỉnh thường lấy mật độ trung bình làm chuẩn tính bồi thường, trường họp cây quá dày thì chỉ được bồi thường thêm khoản từ 30% đến 40% giá trị vườn cây.

Lưu ý: Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí chặt hạ được tính thành tiền theo mức chi phí tại địa phương do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định

Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thế di chuyến đến địa điếm khác thì được bồi thường chi phí vận chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển và trồng lại.

♦ Cây rừng

Cây rừng được bồi thường là cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ.

Mức bồi thường: Bồi thường theo giá trị thực tế của vườn cây. Cây rừng cũng là một loại cây lâu năm nên cách xác định giá trị thực tế của rừng cây, của cây rừng cũng tương tự như cây lâu năm.

Tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng

Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trồng, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng, thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng loại tại địa phương vào thời điểm thu hồi đất, trừ đi giá trị thu hồi (nếu có)

<$> Bồi thường đối với vật nuôi

Vật nuôi được bồi thường là vật nuôi dưới nước (thủy sản). Thủy sản chỉ có thể sống được trong môi trường nước nên khi buộc phải di chuyển sẽ có thiệt hại xảy ra.

Nghị định 197/2004/NĐ-CP đã chia vật nuôi thành 02 loại để tính bồi thường: loại đến thời kỳ thu hoạch và loại chưa đến thời kỳ thu hoạch.

Khi thu hồi mà thủy sản đã đến thời kỳ thu hoạch thì không được bồi thường. Vì khi đó, người dân đã có thể thu hoạch theo đúng chu kỳ, bán ra thị trường và thu hồi vốn, sinh lãi, tức là họ không bị thiệt hại.

Neu tại thời điểm thu hồi đất mà thủy sản chưa đến thời kỳ thu hoạch, người dân buộc phải thu hoạch sớm thì được bồi thường chi phí di chuyển, thiệt hại do di chuyển.

Bồi thường thiệt hại đối với thủy sản được xác định dựa vào chủng loại thủy sản, thời gian sinh trưởng, trọng lượng thủy sản, mật độ nuôi tại thời điểm điều tra, kiểm kê tài sản.

<$> Bồi thườngvề di chuyển mo mả

Bồi thường đối với mồ mả là bồi thường cho việc di chuyển mồ mả. Mồ mả như mọi người đều biết, là nơi chôn cất người chết. Theo tập quán và đạo lý ngàn đời của dân tộc ta mồ mả thuộc về tâm linh, thiêng liêng và không thể tuỳ tiện xâm phạm. Vì vậy, nếu thu hồi đất có mồ mả thì Nhà nước cần có chính sách thích họp để di dời và cải táng mồ mả.

Mồ mả đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân nên ngay từ Nghị định 90/CP cho đến nay đều có quy định bồi thường cho di chuyển mồ mả.

Phạm vi bồi thường: bồi thường mồ mả được tính cho các chi phí về đất đai, đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và cả chi phí họp lý khác. Chi phí về đất là chi phí thuê, mua đất để cải táng mồ mả. Khi bồi thường chi phí xây dựng lại phải căn cứ vào hiện trạng ngôi mộ để đảm bảo cho người dân có thể xây dựng lại mộ như lúc chưa phải di dời.

Mức bồi thường cụ thể: do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định, phù họp với tập quán và thực tế địa phương.

Các tỉnh thường căn cứ vào thực trạng mồ mả để chia thành nhiều loại mộ và quy định mức giá bồi thường riêng cho từng loại. Việc làm này là cần thiết để đảm bảo bồi thường đúng theo hiện trạng của mộ.

Theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại đối với tài sản thì người được bồi thường là chủ sở hữu tài sản. Nhưng mồ mả là một loại tài sản đặc biệt cho nên không dễ để xác định được ai là người được bồi thường. Thử hình dung, những ngôi mộ tổ của dòng họ sẽ bồi thường cho ai? Hay như ngôi mộ của một người thân trong gia đình A lại chôn trên đất của B, như vậy, A hay B được bồi thường? Thực tế, người được bồi thường là người cỏ quyền sử dụng đất có mộ. Cách giải quyết này làm cho việc bồi thường đom giản mồ mả, nhanh chóng. Và sẽ không có gì đáng bàn nếu như người được bồi thường thực hiện việc di dời. Thực tế, có một số trường hợp, người nhận bồi thường không thực hiện việc di dời mà người thân của người nằm trong mộ mới là người thực tế làm việc này. Rõ ràng, cách làm này chưa phù hợp. Đe đảm bảo bồi thường đúng đối tượng, thì cần có quy định cụ thể ai là người được bồi thường.

2.3. Quy định về bồi thường trong trường hợp không thu hồi đất

2.3.1. Bồi thường về đất

♦ Đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn (được quy định ở Nghị định 197/2004/NĐ-CP)

Đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn bao gồm đất xây dựng các hệ thống giao thông, thuỷ lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này.

Tuy là trường hợp đặc thù của bồi thường nhưng cũng phải áp dụng các nguyên tắc chung, tức là thu hồi đất nào thì được bồi thường đất có cùng mục đích sử dụng (đất nông nghiệp bồi thường đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp bồi thường theo đất phi nông nghiệp) chứ không phải nhà nước thu hồi trong trường hợp này lại không được bồi thường hoặc quy định việc bồi thường theo một loại đất cụ thể chung là thu hồi đất nông nghiệp đất phi nông nghiệp thì bồi thường chưng là đất nông nghiệp hoặc là đất phi nông nghiệp.

♦ Đất không thu hồi nhưng làm hạn chế quyền sử dụng đất

Trường hợp Nhà nước không thu hồi đất thì đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất như sau:

Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng

Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở), từ đất ở sang đất nông nghiệp thì bồi thường bằng chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở), giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp.

Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sang đất nông nghiệp thì bồi thường bằng chênh lệch giữa giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) với giá đất nông nghiệp.

+ Trường họp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình), nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng thì được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại thực tế. Mức bồi thường bằng diện tích đất bị hạn chế sử dụng nhân với chênh lệch giá giữa giá đất tại thời điểm trước trừ giá đất tại thời điểm sau khi có quyết định thu hồi đất. Mức cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù họp với thực tế tại địa phương.

+ Khi hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích đất sử dụng có nhà ở, công trình của một chủ sử dụng đất thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường như hai trường họp trên.

♦ Đối với đất Nhà nước không thu hồi, nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp, khi xây dựng công trình bị hạn chế khả năng sử dụng thì sẽ được bồi thường theo Thông tư Liên tịch số 106/2002/TTLT-BTC-BCN.

2.3.2. Bồi thường tài sản

♦ Nhà ở, công trình xây dựng khác và các tài sản khác nằm trong phạm vi hành lang an toàn bị thiệt hại do phải giải toả thì được bồi thường theo mức thiệt hại thực tế (Điều 16 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP)

♦ Công trình bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất

Công trình bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất là những công trình không phải trên đất bị thu hồi nhưng bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất mà không thể sử dụng được thiết kế ban đầu hoặc phải phá dỡ. Chẳng hạn, khi thu hồi đất để thực hiện công trình xây dựng có hành lang an toàn xây dựng thì những khu đất xưng quanh công trình này không bị thu hồi nhưng tài sản trên đó cũng bị ảnh hưởng dẫn đến không thể sử dụng hoặc phải phá dỡ. Những tài sản bị thiệt hại này, cũng được xem xét bồi thường.

Cách tính bồi thường cho những công trình bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất cũng giống như cách tính bồi thường đối với công trình không phục vụ mục đích sinh hoạt.

Những công trình này không nằm trên đất bị thu hồi mà chỉ ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất, cho nên, một cách hợp lý, những công trình này được bồi thường theo giá trị hiện có cộng với một khoản tiền để có thể tạo lập công trình mới.

♦ Quy định cụ thể việc bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất nhưng làm thiệt hại về tài sản khi đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp được quy định trong thông tư liên tịch số 106/2002/TTLT-BTC-BCN

- Nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác bị tháo dỡ, di chuyển toàn bộ được bồi thường.

- Thiệt hại về cây trồng được bồi thường.

- Nhà ở, công trình có trước khi xây dựng đường dây dẫn điện cao áp và các tài sản khác đảm bảo các điều kiện quy định, được tồn tại trong hành lang, không bị thiệt hại nhưng bị hạn chế khả năng sử dụng thì được hỗ trợ. Mức hỗ trợ đối với nhà cấp 1 và cấp 2 là 10%; nhà cấp 3, cấp 4 và công trình phụ độc lập là 30% giá trị phần nhà ở, công trình tính trên diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn của đường dây theo giá xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ.

- Trường hợp nhà ở, công trình không đảm bảo các điều kiện an toàn, phải tháo

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trong quy hoạch xây dựng (Trang 38)

w