Vận dụng giá trị của nó cho việc đổi mới giáo dụ cở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của edgar morin trong tác phẩm bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai (Trang 67 - 82)

dục… Họ phải tìm hiểu đến cốt lõi các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, những kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục để từ đó sàng lọc lấy cái gì phù hợp cho con người Việt Nam.

2.5.2. Vận dụng giá trị của nó cho việc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay hiện nay

Trong các kỳ Đại hội Đảng, vấn đề giáo dục luôn được bàn đến. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chủ trương: “Tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát

64

triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [13, tr. 130]. Đảng, Nhà nước ta rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, tuy vậy những yếu kém và hạn chế vẫn còn tồn tại.

Nhà văn Nguyên Ngọc đã có những liên tưởng rất hay khi nói rằng nền giáo dục Việt Nam nói chung đang cố chạy đuổi theo những biến động của thế giới, như một cuộc rượt bắt rất đuối sức. Giáo dục nước ta nhằm đào tạo ra những con người “dùng được ngay” cho đòi hỏi của thị trường việc làm, dần trở nên thực dụng hơn bao giờ hết, mang tính chất ngắn hạn hơn bao giờ hết. Chính chiến lược đuổi bắt ấy làm cho giáo dục ngày càng nặng trĩu, ai cũng thấy nặng nhưng không sao sửa được, càng sửa càng nặng thêm.

Tuy nhiên lại rất nghịch lý, một nền giáo dục như vậy lại không hề tạo ra những sản phẩm “dùng được ngay” có hiệu quả tích cực như mong muốn, may mắn cũng chỉ cung cấp được một lực lượng làm thuê cằn cỗi, hoàn toàn không đủ sức góp phần tạo chuyển biến đột phá thiết yếu cho đất nước trong hội nhập sôi nổi và căng thẳng ngày nay.

Nhìn vào danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới: Việt Nam không có! Nhìn vào giải Nobel và các thành tựu khoa học lớn: Việt Nam rất hiếm! Thế giới thừa nhận người Việt Nam thông minh, cần cù nhưng hình như chúng ta chưa biết sử dụng những ưu thế đó một cách tốt nhất.

Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay, sự cần thiết phải đổi mới phương pháp giáo dục có một ý nghĩa quan trọng. Cho đến nay, chúng ta biết rằng giáo dục đại học Việt Nam không dựa trên triết lí nào. Và, hình như các chuyên gia thẩm quyền cũng chưa đồng ý một triết lí chung nào cho giáo dục. Chính vì thế mà giáo dục Việt Nam có thay đổi xong vẫn ở phần ngọn mà thôi, những nhà sư phạm, nhà chức trách có khi không ý thức sứ mạng và giá trị nhân văn của giáo dục.

Sẽ là rất thiết thực cho các nhà quản lí giáo dục, các nhà nghiên cứu về giáo dục và tất cả những ai trong công chúng quan tâm đến nền giáo nước nhà

65

khi tìm hiểu về tư tưởng của Edgar Morin nói riêng, các nhà tư tưởng khác nói chung.

Khi nhìn vào lĩnh vực giáo dục, chúng ta cũng đã có những sự thay đổi đáng kể như đổi mới chương trình giảng dạy, đầu tư về phương tiện giảng dạy, hay luật giáo dục có những sửa đổi. Nhưng giáo dục nói riêng những bất cập, hạn chế. Theo Chỉ số phát triển giáo dục (EDI) năm 2008 do UNESCO công bố, Việt Nam đứng thứ 79/129 nước, tức là tụt 9 bậc so với năm 2004 dù đầu tư của Chính phủ cho giáo dục không ngừng tăng lên. Kết quả này khiến chúng ta phải “giật mình” về chất lượng của nền giáo dục. Gần đây, theo xếp hạng chất lượng giáo dục toàn cầu của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD, Việt Nam đứng thứ 12 trong danh sách. Nghe có vẻ cao nhưng thực chất thứ hạng này không hẳn phản ánh chất lượng học tập thực sự của học sinh. Có nhiều lý do khiến giáo dục Việt Nam vẫn ở trong tình trạng yếu kém, một trong những lý do đó là chưa thực sự đổi mới về tư duy trong giáo dục. Lối tư duy và hành động mà kiểu bình quân chủ nghĩa, truyền thống tôn sư trọng đạo cũng vẫn đã và đang quy định cách thức mà hê thống giáo dục của chúng ta vận hành. Giáo dục do đó muốn có sự tiến bộ thì cần thiết phải có sự tiếp thu những giá trị của các nền giáo dục để có được hiệu quả nhất.

Phương pháp giáo dục ở nước ta còn bộc lộ những hạn chế như: Phương pháp giảng dạy còn thiếu đồng bộ, còn lạc hậu, mang tính chất khép kín. Hay lượng kiến thức về mặt lý thuyết quá nhiều và dàn trải trong khi đó cái khả năng mà người ta được thực hành thì còn rất hạn chế, vì vậy, việc chúng ta có thể ứng dụng và xử lý các lý thuyết đó vào thực tiễn quả thực là một câu hỏi lớn, thậm chí có những người về mặt lý thuyết có thể rất tốt nhưng khi va vấp vào thực tiễn thì trở nên lúng túng với những vấn đề mang tính “tình huống”. Thi cử nhiều trường hợp còn mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá khả năng ghi nhớ, tái tạo của học sinh. Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trong các trường học hiện nay chỉ mang tính hình thức. Thiết bị

66

giảng dạy như: máy chiếu, video… chỉ là phương tiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng giảng dạy nhưng quan trọng hơn cả là việc ý thức được giáo dục phải mang tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm thể hiện qua việc cải tiến về phương pháp và chương trình học thì vẫn chưa được chú trọng.

Từ thực trạng trên, việc đổi mới giáo dục là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện đại như ngày nay. Vì như đã nói nếu không có cuộc cách mạng trong việc đổi mới về giáo dục sự học mang tính thụ động đương nhiên sẽ sản sinh ra những tri thức mang tính thụ động, điều đó về trước mắt có thể chưa dẫn tới những hậu quả mang tính xã hội nhưng khi nó tồn tại lâu dài sẽ kéo lùi sự phát triển của đất nước.

Bàn về vấn đề giáo dục, Edar Morin đã thể hiện rõ tư tưởng của mình trong tác phẩm “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai”. Tư tưởng của ông có những giá trị có thể vận dụng vào giáo dục ở Việt Nam.

Thứ nhất, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có một tư duy giáo dục mới, triết lý cho nền giáo dục để đạt được sự phát triển. Giáo dục Việt Nam trước tiên cần xây dựng triết lý giáo dục của mình, nó sẽ được sử dụng như công cụ lý thuyết định hướng cho hoạt động nhận thức, thực tiễn của con người. Là nền tảng để triển khai nền giáo dục từ căn bản, xây dựng một chiến lược giáo dục. Mục tiêu, phương pháp, chương trình giáo dục, hệ thống quản lý giáo dục phải phù hợp triết lý giáo dục.

Trong công cuộc xây dựng một nền giáo dục tiến bộ thì các nhà giáo dục có trách nhiệm rất lớn, nó khẳng định vai trò quan trọng của các nhà chiến lược giáo dục. Để có thể làm được công việc quan trọng này thì phải bỏ công sức cũng như thời gian tìm hiểu cái cốt lõi về giáo dục ở các nước khác; những kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục trong nước không chỉ là những thành công mà còn cần chú ý cả những hạn chế, thất bại. Chỉ có như vậy thì mới có thể chọn lọc được những giá trị phù hợp với con người Việt Nam, với điều kiện của đất nước và có thể vận dụng nó vào giáo dục của nước ta.

67

Cần phải khẳng định rằng tư tưởng giáo dục của Morin được hình thành, phục vụ cho thực tiễn của nước Pháp và do vậy, chúng ta tất nhiên không thể lấy thứ tư tưởng giáo dục đó mà áp đặt hoàn toàn vào nền giáo dục của ta được. Nếu như vậy giáo dục không thấy sự tiến bộ ở đâu mà chúng ta chỉ có nhận được sự phản tác dụng mà thôi. Chúng ta cần có một cái nhìn khách quan và toàn diện, để thấy được những giá trị trong tư tưởng về giáo dục của Edgar Morin. Từ đó, những giá trị tiến bộ và phù hợp đó có thể là câu trả lời mà giáo dục Việt Nam đang thiếu, đang cần để tìm ra con đường đi đúng đắn cho mình.

Thứ hai, với nền giáo dục hiện đại thì mục tiêu không phải đơn thuần là cung cấp, trang bị cho người học kiến thức, mà là kỹ năng người học được trang bị để khi cuộc sống thay đổi vẫn có thể giải quyết được mọi vấn đề. Không phải là kiến thức áp đặt, mà là năng lực ứng xử của người học với môi trường xã hội. Người học muốn có kĩ năng thì phải trải nghiệm, chứ không phải chỉ cần lý thuyết suông.

Hiện nay ở nước ta, tư tưởng này có được đề cập đến. Song để làm được điều này xã hội phải biến mình thành một môi trường mang tính giáo dục đích thực nhưng hiện thực thì lại chưa làm được; dân chủ trong giáo dục chưa được phát huy, người thầy vẫn chú trọng kiến thức, vẫn quen với phương pháp giảng dạy truyền thống, áp đặt học sinh; các bậc cha mẹ coi trọng coi trọng đến bảng điểm của con mình trong khi đó chưa chú trọng đến những kỹ năng sống thiết yếu mà con cái họ cần… Nếu ta có thể làm cho nhận thức như vậy thay đổi, đó sẽ là cơ sở để xây dựng được nền giáo dục đúng đắn.

Một xã hội với số đông những người thụ động trong tư duy và hành động là một xã hội trì trệ, việc phát huy nguồn lực trí tuệ sẽ bị kìm hãm. Phương pháp dạy và học hiện nay chủ yếu chạy theo chương trình, học để phục vụ các kỳ thì, thi xong thì kiến thức còn lại của học sinh là rất ít ỏi. Sinh

68

viên học đại học song giống kiểu của thời phổ thông, nghiên cứu khoa học của sinh viên có song lại không đạt hiệu quả nhiều.

Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì việc hiện đại hóa chương trình, giáo trình cũng như phương tiện đào tạo là cần thiết. Đi đôi với việc thay đổi chương trình đào tạo, hay chú trọng đến những phương tiện cho đào tạo còn cần có đội ngũ giáo viên vừa có trình độ chuyên môn vững vàng vừa nắm vững phương pháp giảng dạy tích cực, giúp cho người học hào hứng chủ động và sáng tạo trong học tập. Điều đó đòi hỏi các trường học phải quan tâm nhiều hơn việc khuyến khích những đề tài nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy. Học sinh từ đó có môi trường học tập tốt, là người làm chủ những kiến thức của mình, có khả năng và năng lực thực sự.

Tiếp đó, dân chủ là một xu hướng của xã hội hiện đại và cần phải coi là một cơ sở nền tảng trong việc xây dựng hệ thống giáo dục. Mọi người đều bình đẳng về cơ hội học tập. Dân chủ trong giáo dục sẽ làm cho trí tuệ của xã hội được khai thác tối đa.

Thứ ba, triết học giáo dục của Morin đảm bảo tôn trọng, phát triển cá tính của người học. Đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay, giá trị này cần thiết phải được vận dụng. Mỗi người có những sở thích, khả năng riêng, những đa dạng ấy tạo thành sự phong phú của đời sống xã hội. Giáo dục mà ép người học vào một khuôn khổ chung, nhất định sẽ khó có thể đào tạo nên những con người năng động sáng tạo. Nhiều khi học sinh phải chịu áp lực rất lớn không những vì chương trình quá tải mà còn vì phải làm, phải ghi nhớ những kiến thức và lý lẽ có sẵn trong bài giảng, bất chấp nó có còn phù hợp với thực tế cuộc sống và kiến thức của nhân loại hay không. Không những thế, cách thức giáo dục áp đặt còn làm mai một dần tính năng động và năng lực tư duy của người học và tạo ra những con người giỏi bắt chước hơn sáng tạo, nhìn sự việc bằng con mắt của người khác, suy nghĩ và hành động bằng cái đầu của người khác.

69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nền giáo dục cần rèn luyện cho con người bản lĩnh ứng xử với những trở ngại có thể có từ cộng đồng xã hội. Đó là khi ý kiến của bản thân mâu thuẫn với ý kiến người thầy thì dễ bị cho là sai ; ý kiến khác biệt với suy nghĩ của đa số thì dễ bị quy chụp là lập dị; khi mạnh dạn nói “điều đó tôi không biết, không thể” thì dễ bị cho là kém hiểu biết; thay đổi ý kiến khi phát hiện mình sai dễ bị cho là không có lập trường kiên định…

Thứ tư, quan điểm của Morin cần chú trọng đến mục tiêu hiệu quả của giáo dục. Con người trong thời đại mới phải được trang bị những kỹ năng, kiến thức để phát huy năng lực của mình đồng thời cũng có phẩm chất đạo đức tốt. Biết được quyền lợi của mình và ý thức được trách nhiệm mà bản thân gánh vác trong xã hội. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, trình độ văn minh của thế giới hiện đại đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội phải có học thức ngày càng cao. Chính vì thế trong giáo dục, phải không ngừng cập nhật thông tin, nội dung giáo dục phải là toàn diện, có hệ thống, hiện đại cung cấp cho người học những tri thức mới nhất, đúng đắn, nâng cao nhận thức cho tất cả mọi người. Có như vậy người học mới có năng lực thực sự. Khi bước vào làm việc thì mới có khả năng nhận thức đúng đắn, toàn diện, từ đó có hành động phù hợp đạt được mục tiêu của công việc.

Tiểu kết chương 2: Edgar Morin đã trình bày quan điểm của mình về sự cần thiết phải đổi mới giáo dục khi ông nhận thấy giáo dục đang đứng trước hai thách thức lớn đó là thách thức mang tính toàn cầu và thách thức về phương pháp giảng dạy. Đứng trước thách thức như vậy sự suy tư về giáo dục của E. Morin tập trung chủ yếu vào mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Ông chỉ ra mục tiêu của giáo dục cần phải hình thành những khối óc được rèn luyện tốt, đào tạo những con người đủ năng lực tổ chức các tri thức, chứ không phải tích lũy các hiểu biết. Giáo dục là cho con người, vì con người chứ không phải cho mục đích chính trị, biến con người trở thành những

70

nô lệ. Giáo dục trang bị cho thế hệ trẻ biết đối mặt với những khó khăn, những vấn đề đang trở thành mối nguy cơ đe dọa mình. Nền giáo dục hiện đại phải có nội dung để dạy cho con người biết cách học, cách làm. Học là để tích lũy tri thức, liên kết các tri thức lại với nhau, nâng cao hiệu quả hành động của mình. Với những quan điểm của Edgar Morin đã đem đến một định hướng mới vào giáo dục trong một thế giới năng động và biến chuyển ngày càng nhanh. Nó có những giá trị mà chúng ta có thể học hỏi và tiếp thu để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

71

KẾT LUẬN

Tác phẩm “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai” của Edgar Morin đã trình bày quan điểm của ông về giáo dục một cách có hệ thống và toàn diện. Qua việc tìm hiểu, có thể khẳng định rằng quan điểm giáo dục của Edgar Morin đã được hình thành dựa trên yêu cầu nhận thức và thực tiễn nhất định.

Tác giả đã đưa ra hai thách thức của giáo dục hiện đại đó là: Thách thức có tính toàn cầu được hiểu là tình trạng không tương thích ngày càng thêm sâu rộng giữa một bên là tri thức tách biệt thành các bộ phận rời rạc và khu biệt riêng rẽ trong các bộ môn, với bên kia là các thực tại đa chiều, tổng thể , siêu quốc gia, toàn hành tinh và các vấn đề ngày càng thêm dàn rộng, đa ngành, xuyên ngành. Thách thức thứ hai là tình trạng không tương thích của phương pháp giảng dạy, cách giảng dạy phân cách chứ không dạy ta liên kết những điều trên thực tế đã “đan dệt cùng nhau”. Điều đó sẽ phá vỡ khối phức

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của edgar morin trong tác phẩm bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai (Trang 67 - 82)