Edgar Morin và tác phẩm “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của edgar morin trong tác phẩm bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai (Trang 31)

dục tƣơng lai”

Edgar Morin là nhà triết học, nhà xã hội học và nhân học người Pháp. Ông được xem là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của nước Pháp đương đại.

Edgar Morin tên thật là Edgar Nahoum, sinh ngày 8 tháng 7 năm 1921 tại thủ đô Paris. Ông là con trai duy nhất trong một gia đình gốc Do Thái.

Năm 1931, khi Edgar Morin 10 tuổi mẹ ông là bà Luna Beressi qua đời vì bệnh tim. Sự mất mát này có tác động lớn đến ấu thơ của Edgar Morin. Ông đã tìm đến những cuốn sách và coi đó là niềm vui thích của mình. Những cuốn sách với chủ đề đa dạng ấy đã trở thành một phần tuổi thơ của E.Morin.

Năm 1938, Edgar Morin gia nhập phong trào sinh viên. Năm 20 tuổi, ông tham gia kháng chiến chống Đức quốc xã khi chúng vừa xâm chiếm nước Pháp.

Tháng 7 năm 1940 ông sang Toulouse hoạt động trong hiệp hội sinh viên chăm sóc người tị nạn. Trong thời gian này E. Morin cũng thường xuyên lui tới các thư viện công cộng tìm đọc sách tích lũy vốn hiểu biết. Tháng 8 năm 1944, ông có mặt trong đoàn quân tiến vào giải phóng Paris. Lúc này ông đã đổi tên của mình thành Morin và hoạt động ở trung tâm kháng chiến Pháp. Năm 1946, ông là người đứng đầu bộ phận tuyên truyền của chính quyền

28

quân sự Pháp. Vào thời điểm đó ông đã viết cuốn sách đầu tiên của mình “L’an Zero de I’Allemagne” (Năm số không ở Đức).

Hoạt động trí tuệ của Edgar Morin sôi nổi và bền bỉ hiếm có, nhất là giờ đây ông đã hơn 90 tuổi. Ông là Nghiên cứu viên (từ năm 1950), giám đốc Nghiên cứu (từ năm 1970 đến 1993) và Giám đốc nghiên cứu danh dự (từ năm 1993 đến nay) tại trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS).

Năm 1957 ông cùng với J.P. Sartre sáng lập tạp chí Arguments và là tổng biên tập tạp chí này (1957 - 1963). Ông là Giám đốc trung tâm nghiên cứu xuyên ngành (Centre d’études transdisciplinaires – CETSA) (xã hội học, nhân học, chính trị học) thuộc Trường Cao học Khoa học xã hội (EHESS) và Chủ tịch Hiệp hội Tư duy phức hợp (APC).

Năm 2001, ông là chủ tịch của cơ quan châu Âu về văn hóa. Trên cương vị mới, ông đã làm việc và cống hiến hết sức mình.

Edgar Morin có uy tín quốc tế rất cao, được tôn vinh là tiến sĩ danh dự tại 20 trường đại học trên thế giới. Tác phẩm của ông được dịch ra 27 thứ tiếng ở 42 quốc gia, có ảnh hưởng mạnh đến tư duy của thời đại chúng ta, nhất là ở Địa Trung Hải, Mỹ Latinh, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Có được ảnh hưởng sâu xa đó chính là nhờ những phẩm chất trí tuệ và tài năng sáng tạo tuyệt vời của Edgar Morin – “Người cha đẻ của tư duy phức hợp, nhà cải cách lý trí con người và người công dân xuất sắc của Trái đất – Tổ quốc chung” như lời ông Tổng giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura trong buổi lễ tôn vinh Edgar Morin nhân dịp ông 80 tuổi.

Nói đến Edgar Morin là nói đến tư duy phức hợp và Hiệp hội mà ông đứng đầu (APC). Ông còn được mệnh danh là “nhà tư tưởng về phức hợp” (Penseur de la complexxité). Ông đã dày công nghiên cứu tư duy phức hợp trong nhiều tác phẩm, đặc biệt trong bộ Phương pháp (La Méthode, gồm 6 tập lần lượt được xuất bản trong thời gian gần 30 năm (1977 - 2004), đến tháng 3/2008 tập hợp lại thành hai tập, mỗi tập 1216 trang) và trong cuốn Nhập môn

29

tư duy phức hợp (Introduction à la pensée complexe – 1990, 2005). Cùng với việc vạch rõ tình trạng bất cập trong các nguyên tắc của khoa học cổ điển và phương pháp tư duy cổ điển, ông đã nêu lên những nguyên tắc của tư duy phức hợp và chuẩn thức mới, chuẩn thức phức hợp (paradigm de complexité) chi phối sự phát triển của khoa học và tư duy hiện đại.

Phức hợp chính là mối dây ràng buộc giữa cái có tính thống nhất với cái có tính đa dạng, giữa trật tự với hỗn độn, tất yếu với ngẫu nhiên. Do vậy cái phức hợp cũng nhất thiết mang tính bất định (incertitude). Sự nắm vững được tính phức hợp dẫn dắt khoa học hiện đại tới chỗ thừa nhận bản thân mình chưa hoàn thiện và cũng qua đó tự mở rộng con đường tiến vào những nơi mà khoa học cổ điển coi như cao xa, hoặc loại ra khỏi lĩnh vực lý trí: bất định, hỗn độn, phi tuyến… Tư duy phức hợp không phải chỉ là một suy tư lý thuyết. Nó đề xuất một yêu cầu, một đạo lý, một chương trình hành động thực tiễn.

Sự hình thành và phát triển tư duy phức hợp không thể tách rời việc cải cách tư duy, cải cách lý trí con người. Theo E. Morin, cải cách tư duy là cuộc cải cách về chuẩn thức (hệ chuẩn, khuôn mẫu, phạm thức) chứ không phải là cuộc cải cách chương trình.

Trong những công trình nghiên cứu về trái đất và nhân loại, Edgar Morin thể hiện một nhãn quan rộng lớn, bao trùm. Theo ông mỗi người chúng ta phải học cách tồn tại, sinh sống, chia sẻ, giao lưu và hiệp thông nhau với tư cách những con người trên hành tinh trái đất.

Ông tích cực dấn thân trong những cuộc chiến vì công bằng và dân chủ. Thời trẻ ông đã cầm vũ khí chống bọn Quốc xã. Tiếp đó bằng các phương pháp ôn hòa, ông đã đấu tranh chống lại mọi diện mạo của tha hóa, dù là chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, hay nạn trấn áp bức hại, ruồng bỏ con người. Ông là một tấm gương cao đẹp về tinh thần nhân đạo toàn hành tinh ở thế kỷ XXI.

30

Với danh tiếng của mình, Bộ giáo dục Quốc gia nước Cộng hòa Pháp đã mời Edgar Morin tham gia Hội đồng khoa học và chủ trì “Những ngày hội thảo chuyên đề” bàn về một trong những vấn đề hệ trọng của giáo dục, cần có sự tư vấn toàn quốc: “Nên giảng dạy những tri thức gì ở các trường trung học?”. Bản thân E. Morin một người rất quan tâm đến vấn đề giáo dục đã chủ trương phát triển tư duy phức hợp, cải cách tư duy, cải cách giáo dục để trả lời cho những thách đố của thế kỉ XXI.

Trong 51 tác phẩm mà ông đã xuất bản trong 60 năm từ 1946 đến 2005, nhiều cuốn sách quý đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt. Những cuốn sách này đã tạo được sự chú ý đối với các nhà nghiên cứu khoa học nói riêng người đọc tìm kiếm tri thức mới lạ nói chung.

Năm 1999, Edgar Morin đã cho xuất bản liên tiếp ba cuốn sách về giáo dục: Bộ óc được rèn luyện tốt – tư duy về cải cách, cải cách tư duy; Liên kết tri thức. Thách đố của thế kỷ XXI; Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai. Ba cuốn sách này thể hiện rõ quan niệm của Edgar Morin về giáo dục, sự suy tư của ông về những vấn đề của nền giáo dục ở thế kỷ XXI. Trong các cuốn sách này, tác giả đã làm nổi bật những nội dung cốt yếu của triết học giáo dục: mục tiêu của giáo dục, vì sao “bộ óc được rèn luyện tốt” phải là mục tiêu cuối cùng của giáo dục, nội dung chính của cải cách giáo dục là gì, vì sao muốn cải cách giáo dục nhất thiết phải cải cách tư duy, nền giáo dục tương lai cần phải trang bị cho con người tri thức thiết yếu gì?

Có thể nói, sự nghiệp của Edgar Morin vô cùng to lớn, và trong phạm vi của luận văn chỉ đi vào trình bày cụ thể một số nội dung về tư tưởng giáo dục của ông qua đó chỉ ra được những giá trị mà giáo dục nước nhà có thể học hỏi, áp dụng.

Đối với “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai” đây là tác phẩm được xuất bản năm 1999 là tập cuối trong “Bộ ba sư phạm” thể hiện một cách đầy đủ và có hệ thống tư tưởng của E.Morin.

31

Kết cấu của tác phẩm gồm có 7 chương:

Chương 1: Sự đui mù của nhận thức: Sai lầm và ảo tưởng. Chương 2: Những nguyên tắc để có một nhận thức thích đáng. Chương 3: Giảng dạy về hoàn cảnh con người.

Chương 4: Giảng dạy căn cước địa cầu.

Chương 5: Đương đầu với những bất xác định. Chương 6: Giảng dạy sự thông cảm.

Chương 7: Đạo lý của nhân loại.

Ngay ở phần đầu cuốn sách Morin đã nói: “Cuốn sách này triển khai những đề tài đã được trình bày trong: Bộ óc được rèn luyện tốt – tư duy về cải cách, cải cách tư duy; Liên kết tri thức. Thách đố của thế kỷ XXI… Những chủ đề này tự bản thân chúng đã cho phép kết nạp tất cả các bộ môn hiện có và thúc đẩy sự triển khai một tri thức với khả năng đáp ứng những thách thức của cuộc sống cá nhân, văn hóa và xã hội chúng ta. [35, tr. 9]

Cuốn sách này cũng không bàn về toàn bộ những môn đang được dạy hoặc lẽ ra phải được dạy: nó chủ yếu trình bày bảy vấn đề cơ bản, những vấn đề này càng cần phải được giảng dạy hơn vì chúng hoàn toàn không được biết đến hoặc bị lãng quên. Điều mà nó đem lại là làm nổi bật và rõ ràng nền tảng của giáo dục trước những thách thức của thế kỷ mới.

Ông nói về vấn đề chính trong lĩnh vực giáo dục, cảnh báo về sự mù quáng lớn của thời đại chúng ta và nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của giáo dục, của các trường học trong việc thiết lập nên một nền tảng vững chắc mà từ đó có thể đương đầu với những thách đố của thời đại mới. Cần phải dạy các phương pháp nắm bắt các mối liên hệ lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bộ phận và toàn bộ thế giới phức tạp này. Cần phát triển một tư duy có khả năng giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Việc giảng dạy hoàn cảnh con người là mục đích quan trọng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào. Thế hệ mới cần phải biết sự đa dạng và thống nhất của

32

con người. E. Morin cho rằng chúng ta phải đổi phó với sự không chắc chắn, những bất xác định đã được bộc lộ trong thời gian qua, thông qua nhiệt động lực học, vũ trụ học, sinh học tiến hóa, khoa học thần kinh, khoa học lịch sử và khoa học thông tin... Giáo dục là phải học tập, học tập để có hướng vượt qua sự bất xác định ấy. Tri thức rất quan trọng, con người muốn có nó một cách đúng đắn thì cần đến giáo dục. Và giáo dục cần thiết phải có một cuộc cải cách đổi mới, ở đây E. Morin muốn nói đến việc cải cách tư duy.

Trong cuộc đời mình, Edgar Morin rất quan tâm đến giáo dục, ông đã vận dụng triết học vào đời sống, lấy giáo dục để kiểm tra tính đúng đắn của tư tưởng triết học của mình. Sự ra đời của tác phẩm “Bảy tri thức cho nền giáo dục tương lai” bàn về giáo dục vì thế mang đậm màu sắc của tác giả không lẫn với những nhà tư tưởng khác.

Tiểu kết chương 1: Tư tưởng giáo dục của Edgar Morin được hình thành trên cơ cở thực tiễn là điều kiện kinh tế, xã hội nước Pháp thế kỷ XX. Nước Pháp đã trải qua cuộc khủng hoảng về chính trị và văn hóa lớn đặt ra yêu cầu phải cải cách, canh tân đất nước về mọi mặt trong đó có lĩnh vực giáo dục. Đồng thời cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật cùng với việc chịu ảnh hưởng của các nhà tư tưởng trước đó đã giúp Edgar Morin bắt đầu hình thành và phát triển quan điểm về giáo dục của mình. Sau khi đã hiểu những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng giáo dục của E. Morin cùng với sự nghiệp của ông, sẽ giúp chúng ta dễ dàng hình dung và hiểu một cách xác đáng những nội dung giáo dục của Edgar Morin được đề cập đến trong tác phẩm của ông.

33

CHƢƠNG 2

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC EDGAR MORIN TRONG TÁC PHẨM “BẢY TRI THỨC TẤT YẾU CHO NỀN GIÁO

DỤC TƢƠNG LAI” 2.1. Tính cấp thiết cải cách giáo dục

Ngay từ đầu chương hai, Edgar Morin đã viết: “Nhận thức những vấn đề then chốt của thế giới, dù là một việc bấp bênh và thật khó khăn, phải được tính đến, nếu không nhận thức sẽ trở nên què quặt. Thời đại toàn cầu đòi hỏi phải định vị tất cả vào trong bối cảnh và tổ hợp toàn cầu. Nhận thức về thế giới như là một thế giới đã trở thành một sự cần thiết vừa mang tính tri thức vừa mang tính sống còn. Đó là vấn đề chung đối với tất cả mọi người trong thế kỷ mới: Làm sao để thâm nhập được các thông tin về thế giới và làm sao để có được khả năng sắp đặt và tổ chức chúng? Làm sao cảm nhận và chiêm nghiệm được cái bối cảnh, cái toàn bộ (liên quan giữa tất cả/thành phần), cái đa chiều, cái phức hợp? Để sắp xếp và tổ chức các tri thức và từ đó nhận diện và ý thức được những vấn đề của thế giới, cần phải làm một cuộc cải cách tư duy.”[35, tr. 43]

Toàn bộ sự trình bày và diễn giải của ông nhằm dẫn dắt chúng ta đến một điều. Đó chính là “một cuộc cải cách tư duy”. Công việc này không ai khác thuộc về giáo dục, đó là vấn đề nền tảng của giáo dục vì nó liên quan đến khả năng của con người trong việc tổ chức nhận thức.

Edgar Morin chỉ ra giáo dục đang đứng trước những thách thức, trong đó:

2.1.1. Thách thức mang tính toàn cầu

Thách thức có tính toàn cầu được hiểu là tình trạng không tương thích ngày càng thêm sâu rộng giữa một bên là tri thức tách biệt thành các bộ phận rời rạc và khu biệt riêng rẽ trong các bộ môn, với bên kia là các thực tại đa chiều, tổng thể , siêu quốc gia, toàn hành tinh và các vấn đề ngày càng thêm dàn rộng, đa ngành, xuyên ngành. Ông viết: “Quả thực, có bất tương thích

34

càng lúc càng lớn, càng sâu, càng trầm trọng giữa một mặt là những tri thức rời rạc, manh mún, khu biệt và mặt khác là những thực tế hay vấn đề càng ngày càng trở nên đa ngành, liên ngành, đa chiều, đa quốc gia, toàn bộ, toàn cầu”. [35, tr. 44]

Trong sự không tương thích ấy Edgar Morin cho rằng có những thứ sẽ trở thành vô hình như bối cảnh, toàn bộ, đa chiều, phức hợp… và nhiệm vụ của giáo dục trong thời đại mới là phải làm cho những thứ có nguy cơ vô hình ấy “trở thành hiển nhiên”.

Theo Morin, nhận thức được những thông tin hay dữ liệu riêng rẽ vẫn chưa đủ, những thông tin hay dữ liệu ấy đều có bối cảnh của nó. Nhờ có bối cảnh mà nó mới có ý nghĩa. Ông đưa ra một ví dụ đó là “từ “tình yêu” sẽ thay đổi nghĩa tùy theo bối cảnh tôn giáo hoặc thế tục, một sự tỏ tình không có cùng một ý nghĩa chân lý nếu nó đến từ miệng của kẻ quyến rũ hay của kẻ của bị quyến rũ”. [35, tr. 45]

Còn cái toàn bộ là tổng thể chứa tất cả các bộ phận khác nhau có tương quan về mặt tổ chức hoặc hỗ tương. “Giống như xã hội là cái toàn bộ có chức năng tổ chức mà chúng ta là thành phần. Trái đất là cái toàn bộ mà chúng ta là thành phần. Cái toàn bộ có những tính chất hoặc thuộc tính không có trong thành phần nếu các thành phần này tách riêng ra khỏi nhau, và một vài tính chất hoặc thuộc tính của những thành phần cũng có thể bị ức chế bởi những hạn chế đến từ toàn bộ”. [35, tr.45]

Edgar Morin quan niệm con người hay xã hội như những đơn vị phức hợp đều có nhiều kích thước vì vậy “con người cùng một lúc là sinh vật, tâm lý, xã hội, tình cảm, lý tính. Xã hội mang trong nó những kích thước lịch sử, kinh tế, xã hội học, tôn giáo…” [35, tr. 47]. Và chúng ta cần phải chấp nhận tính đa chiều này.

Nhận thức hiện nay phải đương đầu với tính phức hợp: “Các yếu tố không thể tách rời tạo thành cái toàn bộ và có kết cấu phụ thuộc lẫn nhau,

35

tương tác, phản ứng tương hỗ giữa đối tượng nhận thức và bối cảnh của nó,

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của edgar morin trong tác phẩm bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)