Thách thức về phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của edgar morin trong tác phẩm bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai (Trang 41 - 46)

Thách thức thứ hai này là tình trạng không tương thích của phương pháp giảng dạy, cách giảng dạy phân cách chứ không dạy ta liên kết những điều trên thực tế đã “đan dệt cùng nhau”. Điều đó sẽ phá vỡ khối phức hợp của thế giới thành những mảnh rời rạc.

Edgar Morin có nhận định: “Cho đến nửa thế kỉ XX, đa số các khoa học đều tuân theo nguyên tắc thu gọn, biến nhận thức về cái toàn bộ thành nhận thức về những cục bộ của nó. Nguyên tắc này dĩ nhiên đưa đến việc đưa cái phức hợp về cái đơn giản. Như thế nó áp dụng vào tính phức hợp sống

38

động và con người cái logic máy móc mang tính quyết định luận của bộ máy nhân tạo. Nó có thể đi đến chỗ loại bỏ tất cả những gì không thể định lượng và đo đạc được, vô tình sẽ loại trừ cái thuộc con người ra khỏi con người, nghĩa là đam mê, xúc cảm, đớn đau, hạnh phúc. Cũng thế, khi nó tuyệt đối tuân theo định đề quyết định luận thì nguyên tắc thu gọn sẽ che lấp cái ngẫu nhiên, cái mới, sự sáng tạo”. [35, tr. 53]

Theo Edgar Morin giáo dục dạy cho chúng ta chia cắt, khu biệt, cách ly chứ không dạy chắp nối tri thức lại, cho nên tổng thể tri thức trở thành một cái trò chơi ghép hình khó hiểu. Những vấn đề của con người có thể sẽ bị xóa nhòa bởi khoa học kỹ thuật. “Những tương quan, tác dụng ngược, bối cảnh, phức hợp nằm trong vùng đất không người giữa những chuyên ngành bỗng trở thành vô hình. Những vấn đề lớn của con người sẽ bị những vấn đề kỹ thuật riêng tư xóa nhòa đi”. [ 35, tr. 54]

Sự thiếu hụt nghiêm trọng tri thức hiện đại thể hiện trên tất cả các lĩnh vực giảng dạy, cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội và nhân văn. Nhà trường vẫn thiên về đưa lại cho thế hệ trẻ những tri thức rời rạc, đóng khung trong các bộ môn riêng biệt. Điều đó không phù hợp với việc nhận thức thực tại đa chiều và các vấn đề toàn cầu, siêu quốc gia. Nhà trường vẫn tập trung dạy học sinh, sinh viên phương pháp phân tích, tách biệt sự vật với môi trường, tách biệt những bộ môn với nhau, chứ không dạy họ biết liên kết tri thức.

Morin cho rằng với phương cách giáo dục mà chỉ đem lại tri thức manh mún và khu biệt sẽ dẫn đến sự suy yếu năng lực trí tuệ tự nhiên dùng để bối cảnh hóa và toàn bộ hóa. Tri thức chúng ta có được chỉ mang tính chất manh mún, một cách máy móc, rời rạc hoặc được thu gọn, nó phá vỡ cái phức hợp của thế giới thành những mảnh vụn, xé lẻ những vấn đề, tách rời những thứ dính lại với nhau, một chiều hóa cái đa chiều. Kết quả là giáo dục chỉ tạo ra được những con người với những “trí thông minh cận thị

39

trường”. Điều này không hề tốt chút nào, khi mà nó làm khả năng lĩnh hội và suy ngẫm bị tàn lụi, giảm thiểu những cơ hội để nhận định diều chỉnh hay để có một nhãn quan dài hạn. “Cho nên các vấn đề càng mang nhiều chiều hướng thì sự bất lực để suy nghĩ chúng trong tính đa chiều càng tăng; khủng hoảng càng trầm trọng thì không ai có thể ngẫm nghĩ về khủng hoảng nữa, vấn đề hễ càng trở nên toàn cầu thì chúng lại càng không còn được ai thiết tưởng đến nữa. Không còn có thể dự kiến được bối cảnh và cái phức hợp toàn cầu, trí thông minh đui mù làm cho con người thành vô ý thức và vô trách nhiệm.” [35, tr. 54]

Edgar Morin cho rằng cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, những tiến bộ về công nghệ thông tin đã tạo ra những trí thông minh nhân tạo. Vấn đề của con người là làm sao lợi dụng được những kỹ thuật nhưng không bị lệ thuộc chúng. Vậy nhưng, chúng ta lại đang trên đường bị lệ thuộc vào những trí thông minh nhân tạo và “chúng đang được cấy sâu vào những đầu óc dưới hình thức một tư duy kỹ trị; tư duy này, thích đáng đối với tất cả những gì dính líu đến những máy móc nhân tạo lại không thể hiểu được cái sống động và con người mặc dù vẫn cho mình là cái hợp lý duy nhất” [35, tr. 55]. Từ đó E. Morin đề cập đến “tính hợp lý giả tạo”. Có nghĩa là sự hợp lý hóa trừu tượng và một chiều. Khi xem xét một vấn đề và giải quyết vấn đề ấy, chúng ta suy xét với cái nhìn trước mắt, không có tính dài hạn, gỉải pháp, phương pháp được đưa ra mang tính hợp lý duy nhất.

Ông đưa ra một loạt những ví dụ về tính hợp lý giả tạo này và đi đến khẳng định: “Sự hợp lý hóa tự xem mình là cái tính hợp lý duy nhất đã làm thui chột khả năng lĩnh hội, suy xét và cái nhìn dài hạn. Sự bất cập trong việc giải quyết những vấn đề hệ trọng nhất đã trở thành một trong những vấn đề trầm trọng nhất đối với nhân loại.” [35, tr. 57]

Điều này làm nảy sinh nghịch lý: thế kỷ XX có nhiều tiến bộ vĩ đại, con người nhận thức về điều đó nhưng cùng lúc ấy nó lại không tỏ tường đối với

40

những vấn đề cơ bản, phức hợp. Và nguyên nhân là do những nguyên tắc trọng đại về một nhận thức thích đáng đã không được biết đến. Chúng ta đã khu biệt hóa tri thức, làm cho con người không hiểu được về tính phức hợp. Để đến khi những con người đã được giáo dục vẫn vấp phải những khó khăn, và bế tắc.

Phương pháp giáo dục cần phải chú trọng giáo dục kỹ năng cho tất cả mọi người lại không được chú trọng. Giáo dục là phương tiện cơ bản và ban đầu nhằm trang bị cho con người những kiến thức đủ để tham giavà quan trọng hơn là để thích ứng với sự thay đổi thường xuyên của cuộc sống vậy mà, nó lại thể hiện mặt hạn chế của mình. Trong thời đại phát triển vũ bão như hiện nay, giáo dục đào tạo cần phải trang bị tư duy nhận thức và phương pháp luận cho mọi người để họ có thể tự hoàn thiện và phát triển các kỹ năng trong thực tiễn.

Những hạn chế trên đây về nhận thức và tư duy, khiến cho con người không có khả năng nắm bắt được thế giới thực tại đa chiều phức hợp. Edgar Morin gọi đó là “những thách đố”. Việc hiện đại hoá việc giảng dạy là một nhiệm vụ khó khăn cần được tiến hành thường xuyên, nếu ta không muốn lâm vào thế đứt đoạn không đáng tiếc giữa khoa học đương đại với các công dân tương lai. E. Morin nói: “Cần phải thay thế một tư duy vốn chia cắt, thu gọn bằng một tư duy dùng để phân biệt và kết nối. Vấn đề không phải là chối bỏ nhận thức về những thành phần để giữ lấy nhận thức về toàn bộ, cũng không phải bỏ cái phân tích để lấy cái tổng hợp; mà cần phải kết hợp chúng. Có những thách thức của tính phức hợp mà những phát triển riêng của thời đại bắt chúng ta phải đối diện không trốn tránh được”. [35, tr. 58]

Tóm lại, với Edgar Morin, để phát triển, mỗi dân tộc không còn con đường nào khác là bắt đầu từ chính con người. Vì con người vừa là mục đích vừa là chủ nhân vừa là người tổ chức và thực hiện các quá trình phát triển. Ông đã chủ trương phát triển tư duy phức hợp, cải cách tư duy, cải cách giáo

41

dục để trả lời cho những thách đố của thế kỷ XXI. Hay nói cách khác, ông xem xét những thách thức mà giáo dục phải đương đầu trong thế kỷ mới để rồi đi đến kết luận cần phải cải cách giáo dục.

Việc cải cách giáo dục không chỉ nhằm khắc phục những thiếu xót có tính cục bộ mà là chuyển hệ thống giáo dục sang mô hình mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội. Cải cách giáo dục là một việc lớn, không phải việc chỉ làm trong một, hai ngày là xong. Tình thế rất bức thiết, phải khẩn trương nhưng lại phải căn cơ, bài bản, không thể riêng một mình ngành giáo dục làm nổi mà cần sự chung tay của toàn thể xã hội. Cải cách giáo dục là quy hoạch xã hội tương lai, chuẩn bị phần quan trọng nhất cho tương lai của xã hội, người chủ xã hội tức là con người.

Trong bối cảnh mới, hệ thống giáo dục đào tạo cần phải hoàn thành hai xứ mệnh, đó là “dạy người” và “dạy nghề”. Dạy nghề để cho con người có đủ kỹ năng làm việc và được thị trường chấp nhận còn dạy người để chúng ta có thể làm chủ chính mình trong những hoàn cảnh khác nhau.

Cuối cùng, khi tốc độ, khả năng và sự thích ứng với thay đổi dường như trở thành những yếu tố chi phối đời sống, thì sự tập trung, hiệu quả, tư duy logic và tầm nhìn càng trở nên cần thiết giúp chúng ta không bị cuốn vào cuộc chạy đua theo những xu thế nhất thời vốn không có điểm dừng. Muốn nhận ra đâu là những đại lộ dẫn thẳng về phía trước và đâu là những ánh đèn hao hao giống tín hiệu về tương lai lập lòe ngẫu nhiên bên đường, chúng ta có thể vượt qua rừng thông tin, qua những dấu hiệu thay đổi bề mặt, vốn chỉ là những biểu hiện của những hằng số trong cuộc đời: Cuộc sống gia đình, công việc, môi trường sống (xã hội, chính trị, kinh tế, sinh thái…) thì cần phải có một tư duy mới hiện đại. Đó là con đường tất yếu để nắm bắt hiện tại và nắm bắt hiện tại chính là cách chắc chắn nhất để thấu hiểu tương lai.

Cái giới hạn giáo dục hiển thị trước chúng ta là mô hình giáo dục đang được vận hành. Đổi mới giáo dục mà tầm tư duy chỉ trong khuôn khổ mô hình

42

giáo dục cũ thì mọi thay đổi bên trong cái giới hạn đó giỏi lắm cũng chỉ là sự chắp vá và đối phó mà thôi. Cần phải cải cách tư duy, cải cách giáo dục – đây chính là điều Edgar Morin muốn thực hiện.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của edgar morin trong tác phẩm bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai (Trang 41 - 46)