Một vài đánh giá về tư tưởng giáo dục của Edgar Morin

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của edgar morin trong tác phẩm bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai (Trang 65 - 67)

Tác phẩm mang tính khái quát tư tưởng của Edgar Morin về vấn đề giáo dục. Qua nghiên cứu có thể khái quát một số giá trị trong tư tưởng giáo dục của ông như sau.

Sự cần thiết phải có nhận thức mới về giáo dục trong một thế giới biến đổi không ngừng.

Edgar Morin đã đặt vấn đề giáo dục trước những thách thức lớn của tương lai, của thế giới toàn cầu hóa và trong thế giới ấy sự hội nhập của các quốc gia dân tộc là một tất yếu. Con người nếu được vũ trang bằng những tri thức hiện đại sẽ là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế – xã hội.

Trước thánh thức của thế kỷ mới Edgar Morin cho rằng, chính trong thế giới đang biến động và chuyển mình mạnh mẽ, giáo dục phải rất bình tĩnh trở lại những vấn đề cơ bản nhất của con người, không chạy theo đuổi bắt mà trở lại những vấn đề cơ bản với một tầm mức sâu hơn, để cho con người làm chủ

62

được hiện thực ở một tầm khống chế vững chãi hơn. Giáo dục trong một thời kì mới cũng cần phải thay đổi để có thể phát huy vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển của xã hội.

Edgar Morin đã đưa ra triết lý giáo dục nhân bản thể hiện qua mục tiêu, nội dung giáo dục. Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là đào tạo ra những bộ óc được rèn luyện tốt tức là cung cấp cho con người không chỉ những tri thức nhân loại mà là khả năng nhận thức, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề. Nội dung của giáo dục không hề xa lạ với con người mà là những vấn đề căn bản, thiết thực. Giáo dục trước tiên phải xác định đối tượng của mình là con người, chương trình giáo dục vì thế là để phục vụ con người, cho con người.

Edgar Morin đã trả lời câu hỏi quan trọng về vấn đề giáo dục: Học để làm gì? Nói rộng hơn mục tiêu cuối cùng của giáo dục thời nay là gì và cần làm như thế nào để có thể đạt được mục đích ấy. Theo Edgar Morin mục tiêu của giáo dục là “bộ óc được đào tạo tốt” để có khả năng nhận thức và liên kết được những tri thức để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và cho xã hội, chứ không phải là nhồi nhét kiến thức. Hay nói cách khác nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai. Bởi vì thật là hiển nhiên, thế giới ngày mai sẽ càng thêm phức hợp. Bản thân Edgar Morin chủ trương phát triển tư duy phức hợp, cải cách tư duy, cải cách giáo dục chính là vì lý do đó. Nền giáo dục hiện đại phải dạy cho con người biết cách học, học cách làm, học cách tổ chức các tri thức, liên kết các tri thức, nhằm nâng cao hiệu quả hành động của mình.

Edgar Morin đã khẳng định: mỗi thời đại đều có những triết lý giáo dục của riêng mình, với những bản chất, mục tiêu, phương pháp riêng. Trong một bối cảnh hoàn toàn mới, thế giới có những biến động vô cùng to lớn, những tư tưởng giáo dục mà đề cao quốc gia dân tộc, quên đi cá nhân sẽ không thể nào phù hợp, tư tưởng giáo dục đề cao tri thức, chỉ với mục đích trao truyền kiến

63

thức cho người học là điều lạc hậu. Lúc này, con người muốn phát triển, đạt được thành tựu về mọi mặt bắt buộc phải thay đổi tư duy, cải cách giáo dục.

Edgar Morin còn khẳng định vai trò to lớn của giáo dục. Theo tác giả, giáo dục là tất yếu để duy trì sự liên tục của xã hội về con người và văn hóa. Nếu không có giáo dục thì nhân loại, xã hội, con người cá nhân cũng sẽ rơi vào tình trạng dã man, nguyên thủy. Giáo dục mang tính định hướng có chủ đích rõ ràng trong điều kiện lịch sử cụ thể sẽ duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Những tư tưởng trên của Edgar Morin có rất nhiều giá trị to lớn, có thể làm tài liệu tham khảo đối với giáo dục Việt Nam. Chúng ta có thể vận dụng những giá trị ấy vào hoàn cảnh cụ thể của giáo dục nước nhà. Mặc dù vậy, nếu có thể cụ thể hóa trong điều kiện Việt Nam thì cần lưu tâm đến việc hòa nhập nhưng không hòa tan nghĩa là vẫn giữ các bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong các định hướng chiến lược và phát triển giáo dục nước nhà.

Tóm lại, có thể thấy tư tưởng giáo dục của Edgar Morin trong tác phẩm Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai có nhiều giá trị mà chúng ta có thể học hỏi. Dĩ nhiên, tư tưởng của ông phù hợp với điều kiện nền giáo dục phương Tây, hay cụ thể là nước Pháp, nhưng nó vẫn có những điểm đáng để chúng ta nghiên cứu, vận dụng. Trách nhiệm xây dựng và đổi

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của edgar morin trong tác phẩm bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai (Trang 65 - 67)