Mục tiêu của giáo dục

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của edgar morin trong tác phẩm bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai (Trang 46 - 49)

Để cải cách thành công điều quan trọng trước tiên là những người làm giáo dục phải nhận thức đúng về mục tiêu của cải cách giáo dục. Giáo dục có nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng cho tương lai cho xã hội, do đó. Nếu không nhận thức đầy đủ về cuộc sống, nếu không thay đổi những quan niệm cơ bản thì không có cải cách giáo dục vì giáo dục về bản chất là định hướng con người, định hướng các năng lực phẩm chất, các năng lực kinh tế, các năng lực sống của con người. Phải bắt đầu từ đó thì con người mới có thể hoạch định những lộ trình phát triển được.

Như những phần trước đã trình bày, cách mạng khoa học thế kỷ XX đã kéo theo những hệ quả tri thức học quan trọng, đòi hỏi các nhà triết học, nhà tri thức học phải suy ngẫm về những nguyên tắc cơ bản của tri thức học và tri thức khoa học. Lý thuyết khoa học luôn có thể bị bác bỏ trước sự xuất hiện các dữ liệu mới, hay cách thức mới để xem xét các dữ liệu.

Chương trình giáo dục đã xuất hiện tình trạng lạc hậu so với sự phát triển của khoa học đương đại. Sự thiếu hụt nghiêm trọng tri thức hiện đại thể hiện trên tất cả các lĩnh vực giảng dạy, cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội và nhân văn. Những hạn chế về nhận thức và tư duy khiến cho con người không có khả năng nắm bắt được thế giới thực tại đa chiều phức hợp. Edgar Morin gọi đó là những thách đố của tính phức hợp. Tính phức hợp đã đặt tri thức con người trước những thách thức lớn. Muốn trả lời những thách đố ấy phải phát triển khoa học lên trình độ mới và “tất yếu phải có một cuộc cải cách đích thực đối với tư duy”.

Nền giáo dục tương lai mà Edgar Morin hướng tới đã trả lời cho câu hỏi học để làm gì, hay nói rộng hơn mục tiêu cuối cùng của giáo dục là gì.

43

Edgar Morin cho rằng mục tiêu của giáo dục quan trọng nhất là tạo nên được những cái đầu được rèn luyện tốt để tự nó chiếm lĩnh và làm chủ thế giới dẫu có biến động đến đâu. Ngay từ những trang đầu tiên của tác phẩm ông đã nói “để bảo vệ sự sáng suốt cần vũ trang cho từng đầu óc con người” [35, tr. 13]. Giáo dục không phải chỉ đơn thuần dạy cho con người kiến thức, mà phải dạy cho con người biết làm thế nào để có kiến thức.

Tư tưởng giáo dục của Edgar Morin có điểm tương đồng với quan điểm của UNESCO.

Giáo dục phải giúp con người hiểu biết. Biết thu nhận thông tin, biết tiếp thu tri thức, biết tạo lập và sử dụng thành thạo tri thức như là các công cụ tâm lý. Vì kiến thức vô cùng phong phú và có thể phát triển vô bờ bến, nên thật vô ích khi ai đó nỗ lực học để biết hết tất cả. Kỹ năng tư duy, tập trung là điều cần phải trang bị cho người học. Đó là công cụ rất cơ bản, chúng như những chiếc chìa khóa để con người tiếp tục mở các cánh cửa của tri thức: Tạo ra cách dạy và học tích cực, tiến tới tự học. Người ta sẽ học một biết mười. Giáo dục trong nhà trường chỉ được coi là có kết quả khi nó tạo được cơ sở và động lực cho người học tiếp tục học tập và rèn luyện suốt đời. Học tập phải giúp con người hiểu được môi trường sống và làm việc của mình để mà sống có nhân phẩm. Học tập đem lại sự thỏa mãn về hiểu biết, tư duy và hành động nhằm làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trong bài báo cáo của Hội đồng giáo dục thuộc UNESCO nói về “Giáo dục thế kỷ XXI” có nói đến một trong những mục tiêu của giáo dục đó là học để làm. Nội dung này rất gần gũi với tư tưởng giáo dục của Edgar Morin: Học để làm liên quan mật thiết đến câu hỏi làm thế nào để giáo dục và đào tạo có thể trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Trong nền kinh tế tri thức, mô hình làm việc mới, trong cả lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, sẽ cần đến việc ứng dụng mạnh mẽ thông tin, kiến thức và óc sáng tạo… Mục tiêu của giáo dục là phải đào tạo ra con

44

người có năng lực, có tri thức, biết làm việc. Năng lực cá nhân sẽ được đặt trên nền tảng kiến thức lý thuyết và thực hành kết hợp với động lực cá nhân và các kỹ năng tốt về giải quyết vấn đề, ra quyết định, giàu sáng kiến sáng tạo và làm việc theo nhóm… Ở cả hai khu vực này, thông tin và giao tiếp giữ vai trò sống còn.

Như vậy, nhân loại bước vào thế kỷ XXI với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, học để làm không phải là lao động cơ bắp hay dây chuyền công nghiệp đơn thuần nữa mà làm bằng tư duy, bằng trí tuệ nên ở tất cả các công việc muốn có năng suất và hiệu quả cao đều phải cần các kỹ năng tư duy - kỹ năng mềm (kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy tích cực – sáng tạo, kỹ năng thích ứng, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng ứng xử giao tiếp và ngoại ngữ, kỹ năng học và tự học…).

Theo Edgar Morin, học là để khẳng định mình hay học để làm người. Giáo dục có vai trò to lớn đối với tiến bộ xã hội, giúp giải quyết các vấn đề mâu thuẫn một cách hòa bình, giúp con người biết tôn trọng các khác biệt, các giá trị tinh thần của người khác, dân tộc khác. Trong thời đại mới, với nền kinh tế hội nhập, giáo dục lại càng có vai trò to lớn giúp con người có thể cùng chung sống không bị lạc hậu trong một thế giới biến đổi và phát triển không ngừng. Con đường tốt nhất để sống còn, đó là học chung sống với người khác, học nghe điều người khác nói. Giáo dục cần tập trung hướng con người đến những mục đích chung.

Nguyên tắc cơ bản của giáo dục là giáo dục phải đóng góp vào sự phát triển của mỗi cá thể. Mục tiêu của nền giáo dục hiện đại là sự hoàn thiện toàn diện của một con người về tâm lý và thể xác, trí tuệ và tình cảm, thái độ đạo đức, tinh thần trách nhiệm cá nhân và các giá trị tinh thần khác.

Như vậy, đứng trước quá trình toàn cầu hóa, thế giới có những biến động lớn lao. Để hiện thực hóa sứ mệnh của mình là phát triển con người cả về mặt trí tuệ và nhân cách thì mục tiêu của giáo dục đã thay đổi. Và một khi

45

đã xác định được mục tiêu giáo dục là gì thì nó sẽ dẫn đến việc phương pháp, nội dung giáo dục cũng sẽ có những đổi mới.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của edgar morin trong tác phẩm bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai (Trang 46 - 49)